Điện ảnh Việt và câu chuyện chuyển đổi số

Hoàng Lê06/05/2024 11:00
Điện ảnh Việt và câu chuyện chuyển đổi số

Điện ảnh Việt Nam có lịch sử đến 70 năm, nhưng đến nay việc tìm kiếm dữ liệu về các bộ phim vẫn còn khó khăn vì chưa được chuyển đổi số.

"Tôi không bao giờ xem phim Việt", "Xem phim Việt là phản bội lại sức lao động của mình", "Nền điện ảnh ao làng chẳng ai biết tới"... Những câu nói như thế có thể gặp thường xuyên ở phần bình luận dưới các bài bình phim Việt trên báo chí hoặc trên mạng xã hội. Thực tế, điện ảnh Việt đáng trân trọng hơn thế nhiều, tiếc rằng kho tàng di sản này chưa được quan tâm và khai thác đúng mức.

Dữ liệu thông tin không được số hóa

Với những người làm điện ảnh, nếu “bị” ai đó bất ngờ đưa ra câu hỏi: “Việt Nam có bao nhiêu bộ phim truyện điện ảnh từ xưa đến giờ? Có bao nhiêu người đang làm nghề đạo diễn, biên kịch, diễn viên, họa sĩ họa sĩ thiết kế?... thì sẽ không có câu trả lời ngay vì dữ liệu thông tin về điện ảnh Việt hơn 70 năm qua vẫn chưa được hệ thống đầy đủ, quan trọng hơn là chưa được số hóa để lưu trữ và tiện cho việc tra cứu online.

hoidoua.jpg
Công chúng TP.HCM xem triển lãm "Dấu ấn 70 năm Điện ảnh cách mạng Việt Nam - Ảnh: T.L

Ở các nền điện ảnh khác, ví dụ điện ảnh Mỹ, nếu có một bộ phim nào vừa ra rạp hoặc phát hành trên Netflix, khán giả chỉ cần lên các trang IMDB (Internet Movie Database), Rotten Tomatoes, MetaCritic hay Letterboxd... đánh tên phim vào ô tìm kiếm. Tất cả các thông tin liên quan sẽ hiện ra, từ năm sản xuất, hãng sản xuất, thời lượng, thể loại, danh sách diễn viên và các thành phần đoàn phim; thậm chí ở IMDB còn có thêm mục các giải thưởng đã đạt được...

Còn nếu họ yêu thích mến mộ một gương mặt mới trong một bộ phim vừa chiếu trên các nền tảng kỹ thuật số và muốn tìm hiểu thêm về nhân vật đó thì có thể tra cứu theo tên nghệ sĩ trên chính những trang web đó. Các thông tin sẽ hiện lên từ năm sinh, quê quán, tóm tắt tiểu sử, và quan trọng hơn cả là danh mục các dự án phim mà nghệ sĩ này đã, đang và sẽ thực hiện...

Còn nếu là phim Hoa ngữ (Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc), khán giả có thể làm tương tự trên website Douban. Siêu website này sẽ giải đáp các thông tin cần thiết, thậm chí còn vượt ra ngoài khu vực phim ảnh đơn thuần mà tra cứu cả các sản phẩm hay thành tựu ở lĩnh vực âm nhạc và xuất bản. Vì Douban là siêu web tích hợp đa lĩnh vực.

Nếu là phim Hàn có thể vào trang Han Cinema hay KMDB (Korean Movie Database) để thao tác như trên.

Còn phim Việt thì sao?

Tính đến thời điểm hiện nay (5.2024), tại Việt Nam vẫn chưa một trang web cơ sở dữ liệu nào về kho tàng phim ảnh và các nghệ sĩ, đạo diễn, diễn viên hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh, truyền hình.

Người yêu phim Việt có thể tìm kiếm dữ liệu cho một bộ phim hay một nghệ sĩ mà họ mến mộ thì thông tin sẽ có trên Wikipedia, hoặc tra Google để tìm đường dẫn đến các bài báo đã đăng… Tuy nhiên, đa số các thông tin này đều chưa đầy đủ, thậm chí có thể sai lệch.

Vào tháng 2.2023, người viết đã có một buổi trò chuyện với ông Nguyễn Huy Hoàng, Phó viện trưởng Viện phim Việt Nam. Ông Hoàng cho biết rất hứng thú với ý tưởng số hóa thông tin và dữ liệu phim, nhưng cuối cùng vẫn trung thành với việc in sách phim mục như vẫn thường làm từ xưa đến nay.

Trong một cuộc trao đổi qua điện thoại gần đây với một lãnh đạo cao cấp của Cục Điện ảnh Việt Nam, người viết đặt ra vấn đề: Cục có nghĩ đến chuyện xây dựng một website cơ sở dữ liệu để hệ thống và giới thiệu các tác phẩm và thành tựu phim ảnh Việt đến công chúng hay không? Vị này cho biết, nếu có thể làm như vậy thì đó là nhiệm vụ của Viện phim Việt Nam.

Theo cơ cấu hiện nay, Viện phim Việt Nam (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) là đơn vị có trách nhiệm lưu trữ bảo quản phim của các cơ sở điện ảnh quốc doanh, thi thoảng có cho in những tập catalogue về phim Việt. Những cuốn sách này không xuất bản rộng rãi, chỉ lưu hành nội bộ hoặc là sách tham khảo đưa về một số địa chỉ. Người muốn tra cứu không có sách mà tra cứu, mà ngay cả có sách thì để tra cứu hàng ngàn bộ phim bằng cách lật giở từng trang giấy là một động tác lowtech (lạc hậu về công nghệ) cũng dẫn đến việc mất rất nhiều thời gian…

Viện phim Việt Nam là đơn vị có chức năng và nhiệm vụ lưu trữ di sản phim ảnh nhưng cho đến nay vẫn chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu của điện ảnh Việt Nam... thì câu chuyện chuyển đổi số để cung cấp các nguồn dữ liệu về điện ảnh nước nhà cho công chúng vẫn còn quá xa. Trong khi đó, từ thập niên 1990, thế giới đã có IMDB và Rotten Tomatoes, Trung Quốc có Douban từ năm 2005 còn Hàn Quốc cũng cho ra đời Han Cinema từ năm 2003 và KMDB từ năm 2006. Nghĩa là chúng ta chậm hơn các nước đến... 20 năm.

Ai chấm điểm cho toàn bộ phim Việt từ trước đến nay?

Trong khi chờ đợi các đơn vị có liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu và số hóa thông tin cho điện ảnh Việt thì rất nhiều cá nhân tâm huyết với điện ảnh nước nhà đã có những hoạt động đáng ghi nhận.

Năm 2018, nhà báo - nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm đã cho ra mắt cuốn sách 101 bộ phim Việt Nam hay nhất. Cuốn sách tổng hợp 101 đầu phim Việt mà tác giả cho là có giá trị nhất trong lịch sử gần 70 năm của điện ảnh Việt. Đi kèm là từng bài bình phim tương ứng và một số thông tin gạch đầu dòng về phim. Đây là kết quả của cuộc khảo cứu hơn 1.000 bộ phim Việt trong hơn hai năm của tác giả, một dự án mà nhà báo, MC, BTV VTV Nguyễn Mỹ Linh đã nhận xét là "ngang với một đề tài nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành điện ảnh".

Cũng đầu năm 2018 đó, dịp lễ trao giải Cánh diều vàng, trước khi cuốn sách của nhà báo Lê Hồng Lâm ra mắt, Lê Minh Phương - một nhà báo mảng văn hóa chuyên về điện ảnh cũng đã có ý tưởng về một website cơ sở dữ liệu về toàn bộ phim Việt, học tập theo mô hình của các website đã rất thành công ở Mỹ, Trung, Hàn và trên thế giới như IMDB, Rotten Tomatoes, Douban, Han Cinema, KMDB... kể trên.

Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan, phải đến 5 năm sau, tức đầu năm 2023, ý tưởng đó mới được hiện thực hóa và đang trong quá trình thiết kế website, nhập dữ liệu.

Khi website này ra đời, lần đầu tiên Việt Nam sẽ có một nguồn tư liệu online khổng lồ hệ thống thông tin của toàn bộ phim Việt từ xưa đến nay. Điều này rất thuận tiện cho việc tìm hiểu, tra cứu, đồng thời là kênh quảng bá giới thiệu hiệu quả cho các tác phẩm nội địa chỉ bằng một cú click chuột.

441017403_313103908337966_3979714449021160010_n.jpg
Trang web cơ sở dữ liệu sẽ vinh danh những bộ phim chất lượng của điện ảnh Việt, trong đó có nhiều phim chưa được nhìn nhận đúng - Ảnh: T.L

Thêm nữa, với chức năng học hỏi từ các website tương tự trên thế giới, website này (tạm gọi là PamaBati) sẽ cho các thành viên chấm điểm từng phim và để lại nhận xét, bình luận về các bộ phim họ xem. Điều này giúp mang đến cái nhìn tổng quan về chất lượng của các bộ phim (tất nhiên có thể không hoàn toàn chính xác và mang tính tham khảo).

Trên cơ sở đó, có thể tổ chức một cuộc bình chọn top 100 phim Việt hay nhất trong lịch sử. Việc bình chọn sẽ dựa vào đánh giá của các chuyên gia về lĩnh vực điện ảnh, các nhà làm phim, các nhà báo, những những cây viết phê bình phim và cả từ phía khán giả...

Với sự ra đời của trang web cơ sở dữ liệu phim Việt PamaBati, sẽ có một kênh vừa thống kê tổng hợp các giải thưởng, thành tích của phim, vừa có các bài review, bình luận về phim của các chuyên gia vừa có các comment của khán giả đại chúng. Và quan trọng không kém là phần tổng hợp điểm số trung bình của từng phim dựa trên số điểm mà người dùng website chấm cho các phim.

Từ đây, có thể lập ra danh sách những phim Việt đạt điểm cao nhất trong những khoảng thời gian nhất định. Ví dụ: Top 10 phim Việt thập niên 80 của thế kỷ 20, top 10 phim Việt thập niên 2000, top 100 phim Việt hay nhất thế kỷ 21, top 100 phim Việt hay nhất trong lịch sử, top 20 nhân vật hay nhất của điện ảnh Việt, top 10 biên kịch xuất sắc nhất…

Chia sẻ về ý tưởng này, cây viết chuyên về điện ảnh Lê Minh Phương nói: "Với tư cách một người theo dõi điện ảnh lâu năm, tôi tin danh sách top 100 phim Việt hay nhất lịch sử sẽ là bảng tập hợp những bộ phim giá trị, vừa quảng bá hữu ích cho những thành tựu tích cực của điện ảnh Việt vừa ghi nhận và khích lệ kịp thời các bộ phim giá trị và các cá nhân tài năng. Quan trọng hơn, điều ấy sẽ khiến nhiều người thay đổi quan niệm còn một chiều, nhiều định kiến về phim Việt và thúc đẩy sự cởi mở đầu tư vào ngành này...".

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Diễn viên Anh Đào trở lại với ‘Kính vạn hoa’ sau 20 năm rời xa màn ảnh

Sau 20 năm rời xa màn ảnh, diễn viên Anh Đào đã trở lại với vai Hạnh trong bộ phim "Kính vạn hoa". Từ vai diễn trong bản truyền hình cho đến nhân vật Hạnh khi lớn trong bản điện ảnh, đó là một chặng đường dài của cùng một diễn viên cùng một nhân vật.

'Lật mặt 7': Dung dị nhẹ nhàng, tràn đầy xúc động

Phim "Lật mặt 7: Một điều ước" của đạo diễn Lý Hải đã để lại cho người xem nhiều cảm xúc nhẹ nhàng dung dị nhưng đầy xúc động.

Đằng sau việc 'tải lậu' phim bom tấn 3 Body Problem của Netflix tăng đột biến ở Trung Quốc

Sự gia tăng đột biến việc vi phạm bản quyền trực tuyến series phim 3 Body Problem của Netflix ở Trung Quốc phản ánh sự quan tâm mãnh liệt của người dân nước này về việc hãng phát trực tuyến Mỹ xử lý như thế nào với tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nổi tiếng trên toàn cầu.

Từ phim Mai nghĩ về 'Mỏ vàng' của Trấn Thành

Dù còn hạn chế, "Mai" vẫn là một bước tiến trên hành trình chinh phục thị hiếu khán giả bình dân của Trấn Thành và tiếp tục chứng tỏ anh là nhà làm phim số một của điện ảnh thương mại Việt Nam.

Từ phim Mai của Trấn Thành: Gia đình không hạnh phúc "hại" cuộc đời con thế nào?

Ai đó đã từng nói rằng: "Đứa trẻ hạnh phúc dùng tuổi thơ để ôm ấp cuộc đời, đứa trẻ bất hạnh dùng cả cuộc đời để chữa lành tuổi thơ".

7 đạo lý từ phim Mai: Từng trải và từng đau mới nhận ra hết loạt ẩn ý này của Trấn Thành!

Mai có một "rổ" đạo lý, không đao to búa lớn, nhưng đủ thấm.

Mai của Trấn Thành: Hãy sống cuộc đời của chính mình, rồi ai cũng sẽ ổn với những điều tưởng rất khó khăn

Xuyên suốt bộ phim, Mai truyền tải thông điệp: Hãy cứ dũng cảm sống tiếp cuộc đời mình!

Điện ảnh Việt 2024: Nhiều hứa hẹn

Sự ra đời của phim nghệ thuật, tiềm năng của phim thương mại và sự nở rộ các liên hoan phim (LHP) quốc tế trên sân nhà... hứa hẹn trong năm 2024, điện ảnh Việt gặt hái nhiều thành công.

5 đạo diễn nổi bật của điện ảnh Việt 2023

Điện ảnh Việt Nam trải qua năm 2023 với nhiều thăng trầm, thành bại. Trong đó, 5 cái tên dưới đây là những gương mặt nổi bật trong giới đạo diễn.

'Giải thưởng Nobel' cho Đại học Carnegie Mellon

Blog GS John VU - GS John Vu - 15/10/2024 12:00
Oliver Eaton Williamson người có bằng tiến sĩ Ph.D. về kinh tế tại Carnegie Mellon, cùng chia giải thưởng Nobel năm 2009 về khoa học kinh tế.

Những chatbot AI miễn phí thông minh nhất hiện nay

Kỹ năng - Quy Huy - 15/10/2024 11:00
Với những chatbot AI miễn phí được giới thiệu dưới đây, bạn sẽ có thêm những trợ thủ đắc lực để hỗ trợ cho công việc, học tập cũng như dễ dàng tìm câu trả lời cho những thắc mắc cần giải đáp.

Ông Hoàng Nam Tiến: Người xưa nói nợ nần người khác tệ hơn đi tù nhưng đây mới là điều tệ hại nhất!

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 15/10/2024 10:00
Ông Tiến đã đưa ra những bài học tài chính quan trọng, cấp thiết nhưng không kém phần thú vị!

Chiến thắng Con Quỷ bên trong - Tình yêu và nỗi sợ khiến con người mất hoàn toàn sức mạnh của ý chí và lý trí

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 15/10/2024 09:00
Tính rõ ràng của mục đích cũng có khả năng gây hiểm họa chẳng kém sức mạnh mà nó đem lại. Và điều quan trọng hơn là mọi nguyên tắc hữu dụng đều mang trong nó hạt mầm của một mối hiểm họa tương đương.

Từ bỏ không phải là yếu đuối, theo đuổi đến tận cùng chưa hẳn là kiên định

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 15/10/2024 08:00
Chúng ta được dạy rằng phải kiên trì mới có thể thành công, nhưng kiên trì không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất, nhất là khi ta không xem xét hoàn cảnh. Mà hoàn cảnh thì luôn thay đổi.

Màn bấm chuông chiến thuật của Quán quân Olympia Phú Đức

Truyền cảm hứng - Mây - 14/10/2024 12:05
Khoảnh khắc giành quyền trả lời của Phú Đức nhận về nhiều lời khen cho sự quyết đoán, nhanh nhạy.

Cổ nhân đã nói: “Ở nhà không tích trữ 3 thứ, càng giữ thì càng nghèo đi”

Suy ngẫm - Thùy Linh - 14/10/2024 12:00
Câu nói tưởng chừng đơn giản nhưng thực ra lại ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc.

Chi 3 tỷ đồng xây lăng mộ cho mình tại "thành phố ma"

Thư giãn - Vi Thảo - 14/10/2024 11:00
Dư luận xôn xao câu chuyện 2 vợ chồng lớn tuổi ở làng An Bằng (Thừa Thiên Huế) chi 3 tỷ đồng tự xây lăng mộ cho mình tại khu "thành phố ma".

Bác sĩ bỏ tiết kiệm 4 năm, ‘đánh liều’ xây phòng khám điều trị hiếm muộn cho người thu nhập thấp

Truyền cảm hứng - Diệu Đan - 14/10/2024 10:00
Phòng khám là ước mơ ấp ủ suốt nhiều năm của ThS.BS Thân Trọng Thạch, nhằm giúp đỡ những gia đình có thu nhập thấp tiếp cận với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Theo đó, mỗi ca được thực hiện tại đây sẽ có giá dưới 100 triệu đồng.

Chiến thắng Con Quỷ bên trong – Sẽ không còn cơ hội kiểm soát con người, nếu…

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 14/10/2024 09:00
“Ta có thể nói với ngươi rằng bất kỳ con người nào có ý thức rõ về những mục tiêu và kế hoạch của mình đều có thể khiến cuộc sống phải trao cho họ bất cứ điều gì họ muốn.”

4 bài học đắt giá từ sách giúp bạn phát triển bản thân trong công việc và cuộc sống

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 14/10/2024 08:00
Phát triển bản thân là một hành trình dài đôi khi có thể khiến bạn nản lòng. Nhưng với lòng quyết tâm và sự kiên trì, bạn sẽ từng bước tiến gần hơn đến thành công và hạnh phúc.

Trúng số 314 tỷ đồng hóa ra là vận xui trọn đời, cuộc sống thay đổi kinh hoàng sau 8 năm

Phong cách sống - Ngọc Linh - 13/10/2024 12:00
Số phận không bao giờ tặng bất kỳ ai một món quà miễn phí”.

Chuyện tình như cổ tích của nữ ca sĩ thần tượng và chàng trai ngồi xe lăn

Truyền cảm hứng - Mi Vân - 13/10/2024 10:00
Nữ ca sĩ Song Ji Eun (cựu thành viên nhóm nhạc Secret) đã tổ chức hôn lễ với bạn trai, YouTuber Park We. Chuyện tình cổ tích của họ nhận được sự ủng hộ của người hâm mộ, đồng nghiệp.

5 cuốn sách kinh doanh hiện đại cần bổ sung tủ sách doanh nhân

Tủ sách - Thảo Nguyên - 13/10/2024 09:00
Doanh nhân ngày nay cần những hiểu biết gì khác, so với doanh nhân ngày xưa?
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 3, 15/10/2024