Xin chào mọi người, nhờ có cuộc thi “Cuốn sách thay đổi cuộc đời” mà mình mới có dịp chia sẻ một cuốn sách có tầm ảnh hưởng lớn và đã thảy đổi nhận thực và lối sống của mình. Đây là một trong những bộ sách kinh điển của thời đại và là một trong mười cuốn sách ảnh hướng lớn nhất đối với người dân Mỹ, đó là cuốn sách “ĐI TÌM LẼ SỐNG” của Viktor E.Frankl.
Trước tiên đây là một cuốn sách dựa trên câu truyện có thật của chính tác giả, người đã từng trải qua những quãng thời gian dài trong trại tập trung của Đức quốc xã. Cuốn sách miêu tả chi tiết những tội ác của phát xít Đức đã cướp đi hàng triệu sinh mạng của người Do Thái.
Bản thân mình rất ấn tượng với những câu truyện của tác giả, trong những lần tuyển chọn đầu tiên khi bọn phát xít Đức bắt những người Do Thái tới thì họ sẽ chia thành 2 nhóm, một nhóm chuyển sang bên phải và nhóm còn lại chuyển sang bên trái. Và nhóm ở bên phải là nhóm những người còn khả năng lao động chiếm 10% tổng số người, còn nhóm phải chuyển sang bên trái là nhóm người không còn khả năng lao động và sẽ bị cho vào lò thiêu ngay tức khắc. Rất may mắn khi Viktor E.Frankl được chuyển sang nhóm bên phải, điều này đồng nghĩa với việc ông sẽ được sống nhưng ông sẽ trở thành lô nệ của phát xít Đức.
Bọn chúng hành hạ bóc lột ông đến tột cùng từ việc tra tấn đến lột bỏ quần áo, cạo sạch lông mày, tóc… Viktor E.Frankl cũng tự hỏi mình rằng: liệu rằng cuộc sống này còn ý nghĩa gì không? Khi mà bản thân mình không còn một cái gì hết ngay cả cọng lông cũng không còn nữa. Đây là những câu hỏi ông đặt ra cho mình khi bị bọn phát xít Đức hành hạ bóc lột.
Trong quãng thời ở trại tập trung ông đã phát hiện ra những khả năng tuyệt vời của con người. Trước khi ông phát hiện ra khả năng tuyệt vời của con người thì ông đã phát hiện ra rằng những chứng cứ, công trình nghiên cứu khoa học trước đây về khả năng của con người là hầu như sai hết. (Công trình nghiên cứu trước những năm 1945 bởi trong những công trình nghiên cứu này thường nói về giới hạn của con người, con người ăn bao nhiêu thì mới sống được, con người làm việc ở một mức độ nào đó thì sẽ chết,…). Nhưng ở trong trại giam tập trung mọi thứ đều khác biệt, ông nhận ra khả năng đặc biệt của con người từ nơi đây.
Ở trại giam tập trung mọi người đều ăn rất ít, chỉ có mẩu bánh mì và một ít nước mà trong khi đó họ phải làm việc ở ngoài trời giá rét không có quần áo để mặc, phải lao động suốt ngày đêm nhưng họ vẫn sống, họ vẫn tồn tại và vượt qua được nghịch cảnh khắc nghiệt đó được.
Viktor E.Frankl thấy rằng cơ thể con người là một cơ thể tuyệt vời, nếu có đủ thời gian cơ thể con người sẽ thích nghi được với mọi hoàn cảnh. Sau đó ông còn nhận ra một điều còn quan trọng hơn khả năng thích nghi của con người đó chính là “Ý chí” của con người. Nếu con người không có ý chí thì khả năng thích nghi hoàn toàn vô nghĩa.
Ông đã nêu ra những dẫn chứng cụ thể đó là những người có ý chí, có một ý nghĩa nào đó để sinh tồn, hay có một mục đích nào đó ở phía ngoài trại giam tập trung thì họ vẫn luôn cố gắng vượt qua mọi hoàn cảnh, ho vẫn vui vẻ, chấp nhận chịu cực khổ lao động, họ có thể nhịn đói 1-2 ngày, chấp nhận làm vệc dưới trời giá rét -10, -20 độ, hay họ chấp nhận chịu đánh đập thì họ vẫn sống, họ vẫn vượt qua được… Nhưng đến một ngày, khi những con người nơi trại giam tập trung cảm thấy mệt mỏi và mất niềm tin, ý chí vào mục đích nào đó ở bên ngoài thì niềm tin của họ bắt đầu bị sụt giảm và đến một ngày nào đó họ sẽ từ bỏ. Và ngay thời điểm họ từ bỏ thì sau khoảng 3 ngày là họ sẽ chết.
Như vậy, với ý chí thì họ có thể tồn tại được vài năm nhưng nếu mất đi ý chí, mất đi niềm tin vào cuộc sống thì họ chỉ có thể tồn tại khoảng 3 ngày. Mất đi ý chí cũng là mất đi niềm tin vào cuộc sống này. Đọc cuốn sách ta thấy rõ được sức mạnh của ý chí là liều thuốc chấn an và là niềm tin để ta vượt qua thử thách.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Viktor E.Frankl được giải thoát ra khỏi trại tập trung và ông đã dùng những trải nghiệm của bản thân mình trong trại tập trung kết hợp với kiến thức về tâm lý học, tâm thần học của ông để lập nên một “liệu pháp ý nghĩa” . Thực ra liệu pháp này ông đã bắt đầu nghiên cứu và viết nó để cho ra những bản thảo trước khi ông bị bắt vào trại tập trung. Nhưng từ việc trải nghiệm quãng thời gian trong trại tập trung đã cũng cấp cho ông thêm những dẫn chứng để cải thiện được “liệu pháp ý nghĩa”. Liệu pháp này tập trung giúp cho con người tìm được cái ý nghĩa trong cuộc sống và từ đó có thể vượt qua được những cái khủng hoảng tâm lý hiện tại.
“Đi tìm lẽ sống” của Viktor E. Frankl đã cho bản thân tôi hiểu được rằng cho dù con người bị tước đoạt tất cả mọi thứ thì họ vẫn còn một thứ, một thứ mà không ai có thể cướp đoạt được của họ đó là ý chí, là quyền được lựa chọn thái độ trước mọi hoàn cảnh sống. Giống như khi tác giả bị cạo sạch lông trong trại giam tập trung hay khi tác giả phải sống trong một điều kiện vô cùng khắc nghiệt ở trại giam tập trung thì tác giả vẫn luôn chọn một thái độ sống lạc quan và tích cực, luôn luôn nghĩ đến điều tốt đẹp trong tương lai để tin vào cuốc sống hiện tại.
Cuối cùng một câu nói khiến bản thân tôi rất tâm đắc đó là: Người nào có lý do để sống thì họ có khả năng tồn tại qua mọi nghịch cảnh.
Đây chính là cuốn sách tuyệt vời mà bất cứ ai cũng nên đọc, đặc biệt là những bạn hay cảm thấy chán nản, cảm thấy bi quan và lạc lõng giữa cuộc sống này….
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài của mình, chúc các bạn luôn tìm được niềm vui trong cuộc sống!!
Bài dự Cuộc thi “Cuốn sách thay đổi cuộc đời” do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức năm 2022