Đi tìm chân dung họa sĩ 'ẩn mình' trong những siêu phẩm hội họa

09/06/2021 09:30
Đi tìm chân dung họa sĩ 'ẩn mình' trong những siêu phẩm hội họa

Các họa sĩ có thú vui khắc họa diện mạo của chính mình, từ những bức tranh chân dung tự họa cho tới những khắc họa nhỏ "cài cắm" trong tranh, đó là cách để họ in dấu ấn trên tác phẩm.

Cách thức các họa sĩ đưa hình ảnh của chính họ vào trong tác phẩm luôn đưa lại sự thú vị, bất ngờ cho người xem.

Dưới đây là những khắc họa chân dung được các họa sĩ khéo léo "cài cắm" vào trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của họ:

Bức "The Arnolfini Portrait" (Chân dung nhà Arnolfini - vẽ năm 1434) của họa sĩ Jan van Eyck

Đi tìm chân dung họa sĩ ẩn mình trong những siêu phẩm hội họa - 1

Bức "The Arnolfini Portrait".

Bức họa nổi tiếng trong lịch sử hội họa Châu Âu được thực hiện nhằm khắc họa sự giàu có của nhà Arnolfini, trong tranh có chứa đựng nhiều chi tiết mang những ý nghĩa biểu tượng. Trong đó, được chú ý nhiều nhất chính là tấm gương nhỏ treo trên tường phía sau cặp đôi mới cưới của nhà Arnolfini, trong gương có phản chiếu hai nhân vật đang bước vào phòng.

Đi tìm chân dung họa sĩ ẩn mình trong những siêu phẩm hội họa - 2

Được chú ý nhiều nhất chính là tấm gương nhỏ treo trên tường.

Trong tranh có thể thấy "tân lang" đang giơ một cánh tay lên như thể đang chào, động tác này được hồi đáp lại bởi một người đàn ông xuất hiện trong gương, người này cũng đang giơ cao cánh tay chào. Phía trên tấm gương là dòng chữ uốn lượn đề: "Jan van Eyck đã ở đây".

Dòng chữ này khiến nhiều người tin rằng hai người đàn ông xuất hiện trong gương chính là họa sĩ và người trợ lý của mình khi họ tới nhà Arnolfini để thực hiện tác phẩm.

Bức "The School of Athens" (Giảng đường ở Athens - vẽ trong khoảng thời gian từ năm 1509-1511) của danh họa Raphael

Đi tìm chân dung họa sĩ ẩn mình trong những siêu phẩm hội họa - 3

Bức "The School of Athens".

Đây là bức bích họa nổi tiếng của Raphael nằm trên tường của điện Apostolic ở Vatican. Tác phẩm là một sự ca tụng dành cho triết học và những triết gia nổi tiếng trong lịch sử, từ Pythagoras cho tới Ptolemy. Từ khi bức bích họa mới ra mắt, người đương thời đã nói về việc Raphael khắc họa những nhân vật nổi tiếng đương thời, đưa diện mạo của họ trở thành diện mạo của các triết gia lừng danh.

Đi tìm chân dung họa sĩ ẩn mình trong những siêu phẩm hội họa - 4

Bản thân Raphael cũng đưa diện mạo của mình vào trong bức bích họa, ông chính là nhân vật đang nhìn thẳng vào người xem tranh.

Leonardo da Vinci được cho là nguyên mẫu khi Raphael khắc họa chân dung Plato, diện mạo của Michelangelo hiện ra trong hình hài triết gia Heraclitus. Bản thân Raphael cũng đưa diện mạo của mình vào trong bức bích họa, ông chính là nhân vật đang nhìn thẳng vào người xem tranh, xuất hiện ở góc ngoài bên phải của bức bích họa.  

Bức "The Last Judgment" (Sự phán xét cuối cùng - vẽ trong khoảng thời gian từ năm 1536-1541) của danh họa Michelangelo

Đi tìm chân dung họa sĩ ẩn mình trong những siêu phẩm hội họa - 5

Bức "The Last Judgment".

Người ta vốn biết rằng Michelangelo rất mệt mỏi trong quãng thời gian thực hiện những bức bích họa trên trần nhà nguyện Sistine ở Vatican.

Trong những thư từ gửi cho các bạn bè của mình thời gian ấy, ông thường than phiền về việc mỗi ngày đều phải lao động cật lực để tranh thủ ánh sáng mặt trời, không những vậy, lại luôn phải làm việc trong tư thế ngửa cổ suốt cả ngày khiến ông luôn cảm thấy đau mỏi cổ vô cùng.

Sau khi hoàn tất các bức bích họa trên trần nhà nguyện, nhiều năm sau, ông lại được mời quay trở lại đây để thực hiện thêm một bức bích họa trên một mảng tường lớn - chính là bức "Sự phán xét cuối cùng".

Đi tìm chân dung họa sĩ ẩn mình trong những siêu phẩm hội họa - 6

Michelangelo đã khắc họa gương mặt mình trên bộ da của kẻ bị trừng phạt.

Lúc này, để nhớ lại một quãng thời gian vất vả, mệt mỏi vô cùng khi thực hiện những bức bích họa trên trần nhà nguyện, Michelangelo đã khắc họa gương mặt mình trên bộ da của kẻ bị trừng phạt đang nằm trên tay thánh Bartholomew. Với hình ảnh này, Michelangelo nhắn gửi một thông điệp rằng ông đã thực hiện những bức bích họa trên trần nhà nguyện như thể... hành xác, đày đọa chính mình.

Bức "David with the Head of Goliath" (David và đầu của Goliath - vẽ trong khoảng thời gian từ năm 1609-1610) của danh họa Caravaggio

Đi tìm chân dung họa sĩ ẩn mình trong những siêu phẩm hội họa - 7

Bức "David with the Head of Goliath".

Trước khi qua đời lúc mới 38 tuổi, danh họa người Ý Caravaggio đã đưa hình ảnh bản thân mình vào nhiều tác phẩm của ông một cách khéo léo, ông thường thích thú khắc họa mình trong hình ảnh thần rượu Bacchus của thần thoại Hy Lạp. Trong năm cuối của cuộc đời, ông đưa hình ảnh mình vào trong bức tranh khắc họa một cảnh tượng tàn khốc - bức "David và đầu của Goliath".

Trong tranh, Caravaggio chính là nhân vật bị sát hại Goliath. Nhân vật David với gương mặt có nét thương cảm, thậm chí hối hận, vốn được cho là Cecco, người trợ lý của Caravaggio.

Đương thời người ta vốn đã bàn tán về những mối quan hệ đồng giới của Caravaggio. Người trợ lý Cecco vốn được cho là một người tình của vị danh họa. Bức họa tàn khốc nhưng lại chứa đựng những ẩn ý về mối tình nghiệt ngã, vị trí lưỡi kiếm trên tay nhân vật David cũng mang những hàm ý.

Bức "Still Life with Cheeses, Almonds and Pretzels" (Tĩnh vật với pho-mát, hạnh nhân và bánh quy - vẽ năm 1615) của nữ họa sĩ Clara Peeters

Đi tìm chân dung họa sĩ ẩn mình trong những siêu phẩm hội họa - 8

Bức "Still Life with Cheeses, Almonds and Pretzels".

Nữ họa sĩ Clara Peeters là một trong những nữ giới xuất sắc nhất trong thể loại tranh tĩnh vật. Trong bức họa này, bà Peeters đã thực hiện một hình ảnh phản chiếu cho thấy sự hiện diện của bà. Đó chính là hình ảnh phản chiếu trên nắp chiếc bình gốm. Hình ảnh này đã bị biến dạng đi bởi những đường nét uốn lượn của nắp bình.

Đi tìm chân dung họa sĩ ẩn mình trong những siêu phẩm hội họa - 9

Bà Peeters đã thực hiện một hình ảnh phản chiếu cho thấy sự hiện diện của bà. Đó chính là hình ảnh phản chiếu trên nắp chiếc bình gốm.

Hay như trong bức "Still life with flowers, gilt goblets, coins and shells" (Tĩnh vật với hoa, ly mạ vàng, tiền xu và vỏ ốc - vẽ năm 1612), nữ họa sĩ Clara Peeters cũng khắc họa hình ảnh phản chiếu của mình trên bề mặt chiếc cốc phía bên phải.

Đi tìm chân dung họa sĩ ẩn mình trong những siêu phẩm hội họa - 10

Bức "Still life with flowers, gilt goblets, coins and shells".

Đi tìm chân dung họa sĩ ẩn mình trong những siêu phẩm hội họa - 11

Nữ họa sĩ Clara Peeters khắc họa hình ảnh phản chiếu của mình trên bề mặt chiếc cốc phía bên phải.

Bức "Lễ lên ngôi của Hoàng đế Napoleon I và trao vương miện cho Hoàng hậu Josephine trong Nhà thờ Đức Bà Paris ngày 2/12/1804" thực hiện bởi họa sĩ Jacques-Louis David trong quãng thời gian từ năm 1806-1807

Đi tìm chân dung họa sĩ ẩn mình trong những siêu phẩm hội họa - 12

Bức "Lễ lên ngôi của Hoàng đế Napoleon I và trao vương miện cho Hoàng hậu Josephine trong Nhà thờ Đức Bà Paris ngày 2/12/1804".

Tác phẩm có kích thước lớn 6,21m x 9,79m, khiến người xem cảm thấy như thể họ đang ở giữa bối cảnh, đang trực tiếp chứng kiến quang cảnh sự kiện. Họa sĩ David đã khéo léo khắc họa bản thân trong nhóm người ngồi quan sát từ trên tầng cao, trong tranh, họa sĩ đang tập trung thực hiện bản vẽ phác họa.

Đi tìm chân dung họa sĩ ẩn mình trong những siêu phẩm hội họa - 13

Họa sĩ David đã khéo léo khắc họa bản thân trong nhóm người ngồi quan sát từ trên tầng cao, trong tranh, họa sĩ đang tập trung thực hiện bản vẽ phác họa.

Bức "The Little One Is Dreaming, Étude" (Đứa trẻ nằm mơ - vẽ năm 1881) của họa sĩ Paul Gauguin

Đi tìm chân dung họa sĩ ẩn mình trong những siêu phẩm hội họa - 14

Bức "The Little One Is Dreaming, Étude".

Bên cạnh đứa trẻ đang nằm ngủ, có một con búp bê hình chú hề treo cạnh giường cũi. Gương mặt chú hề chính là họa sĩ Gauguin.

Bích Ngọc
Theo Artsy/Art Daily


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Họa sĩ kể chuyện xúc động của tuyến đầu chống dịch COVID-19 bằng tranh hoạt hình

Những câu chuyện thực tế xúc động của các y bác sĩ, nhân viên y tế trong cuộc chiến chống dịch ở tuyến đầu, được họa sĩ Bùi Đình Thăng kể qua nét vẽ tranh hoạt hình của mình.

Tinh tế và mộng mị trong những "giấc mơ trưa hè"

Đặc trưng trong phong cách nhiếp ảnh của Nick Prideaux là sự tinh tế và mộng mị khiến những khoảnh khắc đời thường bỗng trở nên huyền hoặc.

Chén rượu 'ngàn chén không hết' trong bài thơ của Lý Bạch là có thật?

Một chén rượu ẩn chứa điều kỳ lạ được tìm thấy trong một ngôi mộ cổ tại Nam Kinh, Trung Quốc, dù uống thế nào cũng không thể cạn.

Không yêu hội họa, cũng phải biết bí mật của 10 bức tranh nổi tiếng này

Trên thế giới, chỉ có rất ít tác phẩm hội họa đạt được danh tiếng lớn ở tầm quốc tế, khiến công chúng dù không am hiểu hay đam mê hội họa vẫn phải biết tới.

Suy ngẫm xót xa quanh bộ ảnh gây sốt kể về những số phận trẻ thơ

Nghệ sĩ Uğur Gallenkuş đến từ Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện một bộ ảnh ghép gây sốt, chứa đựng nhiều thông điệp về trẻ em trong thế giới đương đại.

Bên tách cà phê: Cà phê và những ý niệm giao hòa Đông – Tây

Trong tiến trình khẳng định căn tính của mình từ cách thưởng lãm cà phê, phương Tây dần dần đã phát hiện một cách rõ ràng, và khiêm cung hơn nền văn minh của phương Đông.

Câu chuyện đằng sau những bức ảnh kiến trúc của năm

Đó là những tác phẩm về kiến trúc trong cuộc thi ảnh kiến trúc One Photo Challenge 2021. Mỗi tác phẩm được chụp bằng nhiều loại máy khác nhau, từ máy ảnh chuyên nghiệp đến điện thoại, song đều mang một câu chuyến ý nghĩa.

Đau đáu giữ hồn non nước trong mỗi tấm lụa tơ sen

Dù nghề dệt ở làng Phùng Xá không còn thịnh như xưa, nhưng có một người phụ nữ vẫn nặng lòng với từng con tơ, sợi chỉ. Đó là nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận.

Xem 'Sex Education', tôi nhận ra sai lầm khiến bản thân thành ‘kẻ thù’ trong mắt con

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 29/06/2025 13:00
Nhờ bộ phim, tôi nhận thức được sai lầm của mình và quyết định thay đổi vì con.

Thủ đoạn thao túng tâm lý người trẻ để bắt cóc online, tống tiền qua mạng

Kỹ năng - An Huy - 29/06/2025 11:00
Kẻ gian không dùng súng hay dao, mà dùng tâm lý để khiến nạn nhân tự mở két”, Thượng tá Đào Trung Hiếu cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo mới, khi nạn nhân bị thao túng tâm lý như bị “bắt cóc tinh thần”.

Cô gái Việt làm trợ lý đạo diễn phim người lớn tại Nhật, tiết lộ quá trình thực hiện mỗi set quay

Phong cách sống - Nguyễn Phượng - 29/06/2025 10:00
"Nếu bạn thấy trải nghiệm tình dục của mình khác xa porn, thì đó là vì chúng tôi đã rất cố”, nữ trợ lý đạo diễn khẳng định về tính dàn dựng trong mỗi bộ phim không hề giống ngoài đời.

Ánh sáng trong ta - Chúng ta là ai trong chính ngôi nhà của chính mình?

Từ sách - Phim - Quỳnh - 29/06/2025 09:00
Ai trong chúng ta cũng từng mơ về một gia đình lý tưởng, nơi luôn đầy ắp tiếng cười và những buổi cơm đầy ắp yêu thương. Nhưng khi bước vào đời sống hôn nhân, không ít người bàng hoàng nhận ra rằng, những điều đẹp đẽ ấy không tự nhiên mà có.

Chiến lược dữ liệu - Khai phá “mỏ vàng” dữ liệu trong thời đại AI

Từ sách - Phim - Quìn - 29/06/2025 08:00
Trong thế giới ngày nay, dữ liệu đã vượt xa khái niệm những con số khô khan. Nó chính là “nhiên liệu” nuôi dưỡng những bước tiến vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI).

Xem phim Sex Education, tôi nhận ra sai lầm, giúp mối quan hệ với con cái từ "thù hẳn" trở nên vui vẻ

Điện ảnh - Thanh Hương - 28/06/2025 13:00
Sau khi tôi thay đổi, cả gia đình đều hạnh phúc!

Một tính năng cực hữu ích trên VNeID mà người dùng không nên bỏ qua

Kỹ năng - Nhật Hạ - 28/06/2025 12:00
Hành khách bay nội địa hiện nay có thể hoàn tất toàn bộ thủ tục từ mua vé, check-in, qua cửa an ninh đến lên máy bay mà không cần xuất trình giấy tờ tùy thân, nhờ ứng dụng nhận diện khuôn mặt qua VNeID.

Trương Vô Kỵ, Dương Quá và Quách Tĩnh giao chiến, cao thủ nào giỏi nhất?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 28/06/2025 11:00
Trương Vô Kỵ, Dương Quá và Quách Tĩnh, ai mới thực sự là người mạnh nhất?

Làm MC, viết tự truyện bán 2 triệu bản, nhưng nữ diễn viên Ai Iijima vẫn không thoát khỏi tấn bi kịch từ quá khứ

Phong cách sống - Nguyễn Phượng - 28/06/2025 10:00
Ai Iijima là ngôi sao phim cấp 3 hiếm hoi được khán giả yêu thích. Đến khi qua đời, cô vẫn làm chuyện có ý nghĩa khiến ai cũng thương xót và tiếc nuối.

Học cách giữ gìn ngọn lửa yêu thương qua những cuốn sách viết về gia đình

Tủ sách - Đan Thanh - 28/06/2025 09:00
Nhân Ngày Gia đình Việt Nam, những cuốn sách viết về gia đình không chỉ nhắc nhở người đọc trân trọng tình thân, mà còn gợi mở những phương pháp gìn giữ mái ấm giữa dòng đời biến động.

Con đường chuyển hóa - Khổ đau không đến từ người thân, mà từ cách ta thương yêu họ

Từ sách - Phim - Quìn - 28/06/2025 08:00
Chỉ vì một câu nói không vừa ý, một ánh nhìn vô tâm, hay một lần không được lắng nghe – mà ta tổn thương. Mà đau nhất không phải vì người ngoài, mà là vì người mình thương nhất lại vô tình làm mình buồn nhất.

AI có thực sự sáng tạo?

Suy ngẫm - Thạc sĩ Võ Thị Mỹ Duyên - 27/06/2025 13:00
Câu hỏi “Liệu AI có thể thật sự sáng tạo?” không chỉ là một thắc mắc về công nghệ, mà còn là lời mời gọi suy ngẫm về giới hạn của trí tuệ con người, vai trò của cảm xúc và định nghĩa thực sự của sáng tạo trong thời đại mới.

Địa chỉ, điện thoại bộ phận một cửa ở 168 phường, xã, đặc khu của TP.HCM

Kỹ năng - PV - 27/06/2025 12:10
UBND TP.HCM vừa có thông báo về địa điểm, số điện thoại đường dây nóng của bộ phận một cửa tại các phường, xã, đặc khu của TPHCM (mới).

Xem 'Sex Education' tôi nhận ra lỗi lầm của cha mẹ khiến con tổn thương nặng nề

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 27/06/2025 12:00
Tôi cứ nghĩ rằng con sẽ tuân theo quyết định của mình. Nhưng không, con đã làm ngược lại.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 2, 30/06/2025