Chuyện chung cư (kỳ 2): Cuộc sống của những vị giáo sư khả kính

07/07/2018 17:08
Chuyện chung cư (kỳ 2): Cuộc sống của những vị giáo sư khả kính

Thú thực, chứng kiến cảnh các thầy cô ở khu tập thể, nhiều lúc rùng mình, nghĩ mai sau mình ra trường, “tung cánh chim bay vào cuộc sống”, mình cũng chẳng khác gì, biết đâu còn tệ hơn.

Ngày xưa (tức là những năm thập niên 70 - 90 thế kỷ trước), đối tượng ở chung cư, khu tập thể mặc định phải là người nhà nước, tức cán bộ, công nhân viên và đám sinh viên (sem sém người nhà nước). Nông dân ở quê nông thôn đương nhiên chẳng bao giờ biết đến chung cư, ai xây cho mà ở, còn dân tự do buôn thúng bán bưng, con phe con phẩy nơi thành thị thì chẳng có suất, đơn giản bởi chung cư chỉ dành cho những người trong biên chế.

Tôi lần đầu biết tới nhà tập thể - chung cư khi từ nơi sơ tán ven sông Cầu trở về Hà Nội tháng 3.1973. Đầu năm 1972, trường tôi sơ tán lên Hà Bắc. Sau 12 ngày đêm khói lửa mịt mù cuối tháng 12, cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ chấm dứt. Không gì vui bằng được sống ngày đã im tiếng bom tiếng súng. Ăn tết Quý Sửu 1973 xong, thầy trò lại lục tục hành quân lội bộ trực chỉ thủ đô. Đi qua những vùng Từ Sơn, Đông Anh, Yên Viên, Gia Lâm gần như còn nguyên cảnh đổ nát hoang tàn, có chỗ tưởng như mới chỉ xảy ra hôm qua hoặc đêm qua. Khu ký túc xá Mễ Trì trúng bom do máy bay Mỹ đánh cột phát sóng đài Tiếng nói Việt Nam thả lạc qua, do dọn dẹp khắc phục hậu quả chưa xong, nên thầy trò chúng tôi tập kết cả ở khu nhà D1, D2 Trường đại học Ngoại ngữ, gần ga tàu điện Thanh Xuân. Ở đó được hơn 3 tháng, lại dọn tiếp về nơi chính chủ, cách chỗ đang ở vài trăm mét.

Khu Mễ Trì do Trung Quốc giúp xây dựng từ dạo giữa thập niên 60, là một khu phức hợp của cơ sở giáo dục, có hội trường lớn, nhà ăn, các lớp học và ký túc xá cho giáo viên lẫn sinh viên, cùng các công trình vệ sinh tách biệt. Thật kỳ lạ, trúng 2 quả bom hạng nặng nhưng chỉ có một nửa nhà ăn bị sập hoàn toàn, thành hai bố bom sâu hoắm to rộng như 2 cái ao, nửa còn lại vẫn y nguyên chẳng khác gì bị con dao sắc chém ngọt sớt, tiếp tục là nhà ăn dành cho sinh viên. Bên khu trường Ngoại ngữ cũng có khối nhà D7 bị y như vậy. Hội trường còn nguyên, cả hai cánh gà rộng rãi dùng làm phòng học đang được sơn lại màu hồng. Ba khối nhà cao 4 tầng, ký hiệu C1, C2, C3 vẫn sừng sững, tầng cao trên cùng làm phòng học, các tầng dưới là thư viện, trạm y tế, nhà ở của thầy cô. Sinh viên nội trú được dồn hết vào nhà C2, bọn con trai khỏe chân phải lên 2 tầng trên, đám con gái chiếm 2 tầng dưới. Khối nhà nào cũng vậy, ngăn làm đôi, khoa Văn một nửa, khoa Sử một nửa. Cuộc sống theo kiểu trại lính bắt đầu như vậy. Chỉ có điều, với đám sinh viên, ở dạng này được gọi là ký túc xá, còn với thầy cô giáo, kể cả những vị giáo sư đáng kính lẫn mấy thầy cô trẻ mới được giữ lại trường, thì đó là nhà tập thể, là chung cư.

Các thầy cô từng giảng dạy thâm niên hầu hết ở khối nhà C1. Tôi còn nhớ bên đó có gia đình các thầy Nguyễn Văn Tu (giáo sư, Phó chủ nhiệm khoa, sau gia đình thầy được phân nhà ở nội thành), Đỗ Hồng Chung, Bùi Ngọc Trác, Bùi Duy Tân, Lê Chí Quế, Nguyễn Văn Khỏa, Lê Chí Dũng, Tào Văn Hón, Trần Vĩnh, Bùi Thanh Quất…, còn những thầy cô trẻ như Đinh Xuân Dũng, Ngô Anh Thơ, Đinh Lê Thư… đều phải trú tạm xóm nhà lá sát lề đường. Gọi là căn hộ tập thể cho oai chứ rộng có hơn chục mét vuông, nhà bao nhiêu người cũng chỉ chừng ấy, nhét sao vừa thì nhét. Gia đình thầy Đỗ Hồng Chung 4 người, gồm hai vợ chồng, hai đứa con, tính ra mỗi đầu người chưa đầy 3 thước vuông. Sách giáo trình, tài liệu nghiên cứu khoa học chất hết dưới gầm giường, khi nào cần tra cứu lại làm cuộc tảo thanh, lục tung lên, bụi bay mù mịt.

Không hiểu kỹ sư ta hay Tàu thiết kế nhưng mỗi phòng chung cư chỉ để làm việc, nghỉ ngơi và ngủ, tuyệt nhiên không có nhà bếp, nhà tắm. Muốn nấu ăn phải lôi bếp dầu ra hành lang, giặt giũ tắm rửa thì xuống bể nước dưới đất, còn đi vệ sinh (toilet, tiêu tiểu) phải xuống đất lội ra khu nhà xí cách đó gần 2 trăm mét. Bọn sinh viên trẻ tuổi nhâng nháo coi trời bằng vung thì chẳng kể làm gì, chúng đi đâu chả được, chứ tội nhất là các thầy cô. Có những đứa trò nghịch hỗn, tếu táo quá đà, gặp thầy cô trên đường ra khu toilet, đáng nhẽ cần kín đáo tránh đi, hoặc giả tảng ngắm mây trời cây cối gì đó, thì chúng lại bô bô lên cung kính “em chào thầy ạ”, “em chào cô ạ” khiến thầy cô dở khóc dở cười.

Còn chuyện tắm rửa, giặt giũ, do nhà C2 chúng tôi trông ngay xuống bể nước công cộng, nước thì rất hiếm, thường cạn sát đáy bể, vòi nước chảy rỉ rả như đếm từng giọt, nên tôi để ý thấy thầy Chung, thầy Tân cứ qua nửa đêm mới lò dò xuống. Có đứa bảo giờ tý giờ sửu là giờ dành riêng cho các thầy. Hình như các thầy chẳng muốn tranh giành với bọn học trò không biết điều kia làm gì, hay là "các cụ" e ngại chúng thực mục cảnh mình sống đời trần tục.

Trong ánh sáng chập chờn đỏ quạch từ mấy bóng đèn điện bảo vệ, dưới bóng cây xà cừ rậm rạp, thấp thoáng các vị giáo sư gầy gò, kín đáo e thẹn làm cuộc tổng vệ sinh thân thể, hì hục vò vò xả xả đám quần áo rếch của cả nhà. Tắm rửa giặt giũ xong, mỗi thầy lại hai tay hai xô nước đầy xách lên lầu cao chuẩn bị cho cuộc chiến đấu ngày mai. Suốt 4 năm trời, chứng kiến cảnh ấy, lòng thầm thương thầy cô vô cùng. Sau này trải đời, rất nhiều đứa đám chúng tôi hối hận mình đã vô tình làm điều gì đó khiến thầy cô, vốn đã quá khổ rồi, lại chịu thêm những gian nan vất vả. Bạn tôi, nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng, có lần bảo, mày ạ, cứ nhắc đến cuộc sống cực khổ của thầy Đỗ Hồng Chung là tao lại ứa nước mắt. Thương không thể tả.

Thú thực, chứng kiến cảnh các thầy cô ở khu tập thể, nhiều lúc rùng mình, nghĩ mai sau mình ra trường, “tung cánh chim bay vào cuộc sống”, mình cũng chẳng khác gì, biết đâu còn tệ hơn. Cụ Nguyễn Du từng bảo “thấy người nằm đó, biết sau thế nào”, các thầy, những vị giáo sư khả kính, lừng lẫy trong nghề mà còn sống mòn với hoàn cảnh thế, đám chúng ta rồi sẽ ra sao. Giờ mấy chục năm đã trôi qua, điểm nhớ lại, thấy các thầy cô Khoa Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội khi xưa, trừ những thầy khá giả (khá khi ấy thôi, chứ bây giờ chả là gì) như thầy Hoàng Xuân Nhị, thầy Nguyễn Liên, thầy Nguyễn Tài Cẩn, thầy Đinh Gia Khánh, cô Đặng Thị Hạnh, cô Lê Hồng Sâm…, có thể do làm lãnh đạo, do gia thế từ trước, do đi Tây về, còn phần lớn thầy cô, nhất là những thầy cô ở chung cư, thật nghèo, nghèo không thể tả. Nhưng ai cũng tuyệt vời, cực tốt, tấm lòng bao dung, nhân cách trong sáng, và đặc biệt kiến văn sâu rộng, giúp đám sinh viên cả kho của cải vô cùng quý giá để chúng bước vào đời một cách thật tự tin, vững chắc.

Nguyễn Thông

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Khai mạc triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca"

Sáng ngày 08/4 tại Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh đã chính thức khai mạc triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca".
2

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...
3

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

Chuyện chung cư

Chung cư hiện nay khác với chung cư hồi xưa một trời một vực. Các căn hộ chung cư ngày xưa đúng nghĩa chỗ chui ra chui vào, giản tiện hết mức, thậm chí rất nhiều chung cư chỉ có phòng ở và cầu thang, hành lang, chứ không được thiết kế nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp.

Những trích dẫn ý nghĩa cho Ngày của Mẹ

HGTH - Với những trích dẫn hay và ý nghĩa dành cho Ngày của Mẹ, mong rằng một người con nào đó còn chưa đủ thông suốt để hiểu mẹ, hay có chút hiểu lầm và hờn dỗi với mẹ sẽ nhanh chóng thấu hiểu được tình yêu của mẹ.

Đừng sợ bị tổn thương

HGTH - Có một số người, vì đã từng chịu đựng nỗi đau nào đó trong quá khứ, mà trở nên khép kín và vô cảm với cuộc đời này. Họ tin rằng khi co rúc trong vỏ ốc của riêng mình, không còn quan tâm đến tình yêu thì sẽ được an toàn.

Võ Văn Kiệt trong con mắt người viết hồi ký về ông

Nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất (11.6.2008) của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Một Thế giới xin giới thiệu bài phỏng vấn nhà văn Hoàng Lại Giang, người được nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đề nghị viết hồi ký về ông. Nhưng, vì một số lý do, cho đến nay cuốn hồi ký vẫn chưa ra mắt độc giả. Tuy nhiên, ông Hoàng Lại Giang nói cuốn hồi ký đã được “bật đèn xanh” để xuất bản, hy vọng là trong năm nay.

Nguyễn Hướng Dương vẫn ở lại trên cuộc đời này

Nguyễn Hướng Dương, người sáng lập ra thư viện sách nói đầu tiên ở Việt Nam, đã về với cõi vĩnh hằng, nhưng những gì chị để lại cho cuộc đời này là mãi mãi.

Con đường chuyển hoá - Tâm càng rộng, thế giới càng mở

Mỗi người có một cách nhìn cuộc sống riêng. Có người nhìn bằng lòng bao dung, có người lại nhìn bằng sự khó chịu, phán xét. Một câu chuyện, người thấy thương có kẻ lại thấy ghét. Nhưng khác biệt không nằm ở câu chuyện, mà nằm ở cái tâm.

Infographic hoạt động văn hóa nghệ thuật du lịch kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước

Giải trí - TTXVN - 21/04/2025 13:00
TP.HCM tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.

Facebook cập nhật tính năng mới, nhiều người Việt "bị ảnh hưởng": từ nay thôi khỏi xem lén, hết thời stalk!

Kỹ năng - Huỳnh Duy - 21/04/2025 12:00
Giờ đây, ngoài bạn bè, bạn có thể thấy cả những người theo dõi và không theo dõi trong danh sách người xem", thông báo của Facebook cho biết.

Rùng mình với robot cơ bắp sinh học co giật như người thật

Thư giãn - Hoàng Vũ - 21/04/2025 11:00
Một video mới vừa được Clone Robotics công bố đã khiến cộng đồng mạng và giới công nghệ rúng động: robot hình người “Protoclone” uốn cong cơ bắp, co giật tay chân và nhún vai như một sinh vật sống thật sự.

Sức mạnh của đói nghèo: Mẹ mù chữ, bại liệt nhưng nuôi dạy con trai trở thành sinh viên giỏi nhất

Truyền cảm hứng - Trang Đào - 21/04/2025 10:00
Không quan trọng bạn có xuất thân từ gia đình nghèo khó hay không, những điều kì diệu luôn xảy ra.

Xem 'Khi cuộc đời cho bạn quả quýt', tôi nhận ra mình toàn tặng con "quả quýt" có vị chua chát và đắng ngắt

Điện ảnh - Đông - 21/04/2025 09:00
Hóa ra tôi chỉ đưa cho con những "quả quýt chua", đầy thử thách và nỗi niềm mà có lẽ tôi đã không nhận ra.

Con đường chuyển hoá - Tâm càng rộng, thế giới càng mở

Từ sách - Phim - Quìn - 21/04/2025 08:00
Mỗi người có một cách nhìn cuộc sống riêng. Có người nhìn bằng lòng bao dung, có người lại nhìn bằng sự khó chịu, phán xét. Một câu chuyện, người thấy thương có kẻ lại thấy ghét. Nhưng khác biệt không nằm ở câu chuyện, mà nằm ở cái tâm.

Đạo diễn Lý Hải - người dẫn dắt 'hiện tượng mạng xã hội' lên màn ảnh

Điện ảnh - Tiểu Vũ - 20/04/2025 13:00
Lý Hải là một trong số ít đạo diễn của Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh qua việc dẫn dắt các nhân vật "hiện tượng mạng xã hội" (MXH) thành diễn viên chuyên nghiệp.

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước Kỳ 2: Chính quyền Sài Gòn thay người vác cờ trắng đầu hàng

Giải trí - Vũ Trung Kiên - 20/04/2025 12:00
Đầu tháng 4.1975, sau khi mất Tây Nguyên và Phước Long, chế độ Sài Gòn đứng trước sự suy yếu về mọi mặt và khả năng sụp đổ hoàn toàn. Lúc này, ông Dương Văn Minh và nhóm ủng hộ ông “chính thức công bố ý định thay thế Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu”.

Quách Tĩnh không làm phò mã mà nhất mực lấy Hoàng Dung: Câu trả lời chỉ Dương Quá biết

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 20/04/2025 11:00
Quách Tĩnh và Hoa Tranh vốn là thanh mai trúc mã, vậy tại sao chàng lại quyết định kết duyên cùng Hoàng Dung?

Nghề rùng rợn, lóc xương rắn, lột xác chó nhà... bán hàng chục triệu đồng

Phong cách sống - Cam Ly - 20/04/2025 10:00
Giữa vô vàn những nghề thủ công đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn, nghề làm tiêu bản xương động vật là công việc đầy bí ẩn, có phần rùng rợn.

Xem "Sex Education", người đàn ông cứng rắn như tôi đỏ hoe mắt: Thương con nhưng khiến con xa lánh bố

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 20/04/2025 09:00
Tôi thương con trai hết lòng, nhưng con cứ thấy tôi là lủi đi chỗ khác.

Bước về phía an vui cùng bộ sách 'Sống an vui' và 'Làm chủ cuộc đời' của thiền sư Khangser Rinpoche

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 20/04/2025 08:00
Hai cuốn sách nhỏ của Tiến sĩ Phật học Khangser Rinpoche – “Sống an vui” và “Làm chủ cuộc đời” – xuất hiện như một nốt trầm tĩnh tại giữa ồn ào thường nhật, nơi người đọc có thể từng bước tiến gần hơn về phía bình an và hạnh phúc.

TP.HCM tổ chức trình diễn nghệ thuật 3D mapping dịp lễ 30.4

Giải trí - Thuỷ Long - 19/04/2025 13:00
Chiều 17.4, ông Nguyễn Tấn Kiệt, Trưởng phòng Nghệ thuật, Sở VH-TT TP.HCM đã thông tin về chuỗi các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

3 kiểu nói chuyện độc hại, âm thầm phá nát mối quan hệ gia đình, kìm hãm sự phát triển của con cái

Kỹ năng - Như Nguyễn - 19/04/2025 12:00
Thay vì giải quyết vấn đề, 3 cách nói chuyện, giao tiếp dưới đây vô hình chung khiến mối quan hệ gia đình của bạn ngày càng tồi tệ, xuống dốc.

Học hỏi 14 thói quen của những người sáng tạo để trở nên sáng tạo hơn

Suy ngẫm - TĐ - 19/04/2025 11:00
Nếu bạn đang mắc kẹt trong bài tập hoặc dường như không thể hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật, hãy tập trung xây dựng những thói quen sau đây của những người sáng tạo. Theo thời gian, bạn sẽ học được cách sáng tạo nhanh hơn, dễ dàng hơn và lâu dài hơn.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 3, 22/04/2025