Chuyện chung cư

07/07/2018 17:06
Chuyện chung cư

Chung cư hiện nay khác với chung cư hồi xưa một trời một vực. Các căn hộ chung cư ngày xưa đúng nghĩa chỗ chui ra chui vào, giản tiện hết mức, thậm chí rất nhiều chung cư chỉ có phòng ở và cầu thang, hành lang, chứ không được thiết kế nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp.

Dạo hơn tháng trước, tôi vừa nhặt nhạnh từ ký ức những câu chuyện chung cư thì xảy ra cháy Carina Plaza ở quận 8 Sài Gòn chết hơn chục người. Biên xong rồi, đành gác lại chứ phổ biến dễ bị chê cười ăn theo không phải đạo. Nay tang thương đã nhạt, xin kể lại.

Chung cư. Ngay cái tên cũng đậm đặc chất ngôn ngữ Hán Việt. Cư là ở, chung là… chung chứ còn gì nữa. Chung cư tức là ở chung trong một tòa nhà, ngôi nhà. Nhiều hộ, nhiều gia đình sống trong tòa nhà ấy. Nhà chung cư là tòa nhà có nhiều người ở. Có ai đó ra vẻ thông thạo cổ ngữ thì bảo rằng không phải chung cư mà chúng cư, nghe có lý bởi “chúng” nghĩa là nhiều người, đám đông. “Quần chúng” là đám đông (chúng) người tụ họp (quần) nhau lại. “Chúng khẩu đồng từ” có nghĩa nhiều người cùng nói một lời, ta dùng cái thành ngữ Hán Việt này để toát lên sự nhất trí, trăm người như một. Nhưng “chung” cũng mang nghĩa sự tụ họp, vậy nên để nói về cái nhà đông người, đông gia đình ở thì dùng từ “chung cư” hoặc “chúng cư” đều được, chỉ có điều lâu nay dân ta nói chung cư nghe quen tai rồi.

Có một dạo, trong đời sống và cả trong ngôn ngữ, người ta gọi những cái nhà như thế là khu tập thể, nghe nửa ta nửa tàu. Những năm cuối thập niên 60 trở về sau, ở Hà Nội có những khu tập thể nổi tiếng như khu tập thể Kim Liên (cho cán bộ trung-cao cấp), khu tập thể Vĩnh Hồ (cho sĩ quan, trí thức), khu tập thể Nguyễn Công Trứ, rồi các khu Thành Công, Văn Chương, Đống Đa, Chương Dương (khu này có nhiều văn nghệ sĩ)… Trường đại học nào cũng có khu tập thể sinh viên, được gọi bằng cái tên khá kêu: ký túc xá. Hải Phòng quê tôi cũng có mấy khu tập thể như Đồng Bớp, Thượng Lý, Thảm Len… chủ yếu cho công nhân. Nổi tiếng nhất là khu Đồng Bớp bởi những khối nhà lắp ghép 4-5 tầng được xây dựng trên mảnh đất ruộng Đồng Bớp của huyện An Hải cũ, gần cầu Rào. Khu này còn được gọi là khu Đổng Quốc Bình, lấy tên một liệt sĩ hải quân hy sinh ngày 5.8.1964 trong trận bắn máy bay Mỹ thời kỳ đầu cuộc chiến tranh phá hoại.

Chung cư chỉ có ở đô thị (thành phố, thị xã) bởi phố xá đất chật người đông, chứ ở nông thôn tới tận bây giờ chẳng ai thích ở chung như vậy. Có những gia đình nhiều thế hệ, tứ đại đồng đường, cụ kỵ, ông bà, con cái, cháu chắt cứ chung sống với nhau, nhà nếu chật thì cơi nới, xây dựng mở rộng thêm, lúc nào người cũng đông như hội nhưng chả ai bảo đó là chung cư cả. Đứa nào lấy vợ gả chồng, muốn sống gần ông bà bố mẹ thì sẵn đất vườn đó cắt ra vài mét ngang dựng thêm cho nhà riêng, nhưng vẫn quây quần quấn túm.

Vậy định nghĩa chung cư phải thêm yếu tố nơi có nhiều hộ gia đình, vốn là người lạ (trước lạ sau quen) ở cùng tòa nhà, khu nhà, dãy nhà, thường là nhiều tầng, thấp thì 4-5 tầng, cao thì mấy chục tầng như bây giờ.

Đối lập với chung cư là biệt thự. Thự là căn nhà sang trọng, biệt là riêng, tách hẳn ra; biệt thự là khối nhà riêng biệt, thường xây tường rào bao quanh, chỉ một chủ, chả chung chạ liền kề với ai. Ngày xưa có sự phân định mặc nhiên: chung cư dành cho người bình thường, còn biệt thự phải là người giàu có. Nay chung cư cao cấp đã xóa đi cái mặc nhiên ấy. Nhiều ca sĩ, người mẫu sở hữu những căn hộ chung cư mấy chục tỉ, hoặc tính ra hàng trăm nghìn USD. Chung cư không còn phân biệt giàu nghèo nữa.

Tuy nhiên, biệt thự thì vẫn phải nhà giàu mới rờ tới được. Tôi chưa từng nghe nói có công nhân, thợ may, thợ xây nào sở hữu biệt thự.

Chung cư hiện nay khác với chung cư hồi xưa một trời một vực. Các căn hộ chung cư ngày xưa đúng nghĩa chỗ chui ra chui vào, giản tiện hết mức, thậm chí rất nhiều chung cư chỉ có phòng ở và cầu thang, hành lang, chứ không được thiết kế nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp. Muốn làm việc gì to tát, hoặc giải quyết “tâm sự” đều phải xuống đất. Đun nấu thì có thể du di ngoài hành lang, chứ tắm giặt, tiêu tiểu phải hạ cánh tiếp đất hết. Tại những khu chung cư, nhà nước thường xây nơi tắm giặt, nơi lấy nước bể, nước máy, khu vệ sinh (bây giờ gọi lịch sự là toilet) gần đó. Khổ nhất những hộ trên tầng 4 tầng 5, đã cầu thang bộ lên xuống mỏi chân, khi gặp chuyện, đau bụng nhột bụng chẳng hạn, chạy xuống được nơi giải tỏa cũng đủ khốn nạn. Có khi xuống tới nơi còn phải xếp hàng, mặt mũi nhăn nhó khổ sở không để đâu cho hết.

Tình trạng nước non ở chung cư cũng đủ ghi hẳn thành bộ sử biên niên nhiều tập. Trong những chung cư kiểu cũ, hầu như không căn hộ, phòng nào có nước. Không có nhà tắm thì dẫn nước vào làm gì. Vài đợt nhà xây về sau được cải tiến hơn, người ta dành hẳn một phòng nhỏ cuối dãy, cuối hành lang làm nhà tắm, bắc ống nước tới tận nơi. Nhưng chỉ tắm thôi, còn tiêu tiểu vẫn phải hạ thổ. Tiếng là có nhà tắm nhưng chả mấy khi có nước, nhất là những tầng trên cao.

Càng cao càng khô hạn. Ông anh của bạn tôi là thế hệ đầu tiên ở chung cư do nhà nước xây hồi thập niên 60 từng cằn nhằn tình trạng “mất nước” diễn ra quanh năm dù đất nước đã được tự do độc lập. Ông còn bảo, ai thích bài hát Những ánh sao đêm của Phan Huỳnh Điểu chứ tao (ông xưng như vậy) cứ nghe tới câu “Tôi đứng trên tầng gác thật cao nhìn ra chân trời xa xa…, xây cho nhà cao cao mãi” mà rùng mình. Mới tầng 4 tầng 5 đã khốn khổ bởi nước niếc thế này, đòi cao mãi cao nữa thì khổ tới đâu.

Ông ấy còn kể thời đêm đêm chầu chực ở vòi nước công cộng góc sân khu tập thể, hai cái xô tôn nhà ông xếp hàng trong dãy thùng xô dài dặc. Vòi nước dù mở hết cỡ cũng chỉ tí tách đủng đỉnh nhả từng giọt như thách thức sự kiên nhẫn của con người. Mỗi đêm hai tay hai xô được 2 chuyến lên lầu 4 đã nghe gà gáy te te báo sáng. Nhiều nhà vợ chồng con cái còn tranh thủ đem quần áo xuống vò xả giặt giũ, tắm ngay tại chỗ, giành nước cãi nhau ỏm tỏi. Thời ấy người ta truyền tụng nhau câu “ban ngày cả nước lo việc nhà, ban đêm cả nhà lo việc nước”.

Chỉ riêng “việc nước” đã ngổn ngang vậy, chứ chuyện chung cư còn dài lắm.

Nguyễn Thông

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...
2

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

Những trích dẫn ý nghĩa cho Ngày của Mẹ

HGTH - Với những trích dẫn hay và ý nghĩa dành cho Ngày của Mẹ, mong rằng một người con nào đó còn chưa đủ thông suốt để hiểu mẹ, hay có chút hiểu lầm và hờn dỗi với mẹ sẽ nhanh chóng thấu hiểu được tình yêu của mẹ.

Đừng sợ bị tổn thương

HGTH - Có một số người, vì đã từng chịu đựng nỗi đau nào đó trong quá khứ, mà trở nên khép kín và vô cảm với cuộc đời này. Họ tin rằng khi co rúc trong vỏ ốc của riêng mình, không còn quan tâm đến tình yêu thì sẽ được an toàn.

Võ Văn Kiệt trong con mắt người viết hồi ký về ông

Nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất (11.6.2008) của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Một Thế giới xin giới thiệu bài phỏng vấn nhà văn Hoàng Lại Giang, người được nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đề nghị viết hồi ký về ông. Nhưng, vì một số lý do, cho đến nay cuốn hồi ký vẫn chưa ra mắt độc giả. Tuy nhiên, ông Hoàng Lại Giang nói cuốn hồi ký đã được “bật đèn xanh” để xuất bản, hy vọng là trong năm nay.

Nguyễn Hướng Dương vẫn ở lại trên cuộc đời này

Nguyễn Hướng Dương, người sáng lập ra thư viện sách nói đầu tiên ở Việt Nam, đã về với cõi vĩnh hằng, nhưng những gì chị để lại cho cuộc đời này là mãi mãi.

Đừng sợ lỡ cuộc chơi –Thứ ‘Viruss drama tình ái’ muốn là tiền và lượt ‘like’của bạn

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 04/04/2025 09:00
Thứ họ muốn là tiền, sự chú ý và những lượt “like” của bạn – và họ sẵn sàng chơi bẩn để có được chúng.

Sống an vui - Khi bình an trở thành món quà quý giá

Từ sách - Phim - Quìn - 04/04/2025 08:00
Trong nhịp sống hiện đại đầy hối hả, chúng ta không ngừng tìm kiếm hạnh phúc nhưng lại quên mất rằng, bình an mới là nền tảng của hạnh phúc thực sự.

Xem phim "Sex Education", tôi ngậm ngùi rơi nước mắt rồi chạy sang ôm lấy mẹ

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 03/04/2025 12:00
Nhờ bộ phim 'Sex Education" mà tôi đã nhận ra lỗi sai của mình.

Designer kể chuyện nghề thời công nghệ: Không làm đồng nghiệp với AI thì ... thất nghiệp!

Kỹ năng - Kim - 03/04/2025 11:00
AI trong ngành thiết kế: Cộng sự sáng tạo hay kẻ thách thức “cơm áo gạo tiền”?

Giải mã “Peter Pan” không chịu lớn, sợ chịu trách nhiệm, còn gì nữa?

Phong cách sống - Mini - 03/04/2025 10:00
Peter Pan Syndrome là hội chứng trong tâm lý học dùng để chỉ những người trưởng thành không muốn "lớn", sợ chịu trách nhiệm.

Đừng sợ lỡ cuộc chơi – ‘ViruSs drama tình ái’ và nỗi sợ bị bỏ lỡ

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 03/04/2025 09:00
Phát sinh nhu cầu được biết, hiệu ứng sợ bị bỏ lỡ, sợ bị mất thông tin, thích cập nhật những gì "hot" của giới trẻ, khiến không ít bạn trẻ bị dắt mũi bởi các drama tiêu cực về người nổi tiếng lan truyền trên mạng trong những ngày gần đây.

Con đường chính trực - Chúng ta không phải là những bức tượng vô tri

Từ sách - Phim - Quìn - 03/04/2025 08:00
Có bao giờ bạn cảm thấy cuộc đời mình như một vở kịch đã được viết sẵn? Một kịch bản quen thuộc mà ai cũng phải diễn: sinh ra, lớn lên, đi học, đi làm, kết hôn, sinh con, già đi và kết thúc...

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Thổi hồn vào nhạc Trịnh bằng câu chuyện của đời mình

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 14:00
Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn không chỉ thổi hồn vào những bản nhạc của Trịnh mà qua những giai điệu ấy anh đã kể câu chuyện của đời mình khi có một tình yêu thủy chung và một tình bạn rất đẹp.

Xem Địa đạo: 'Tôi phát khóc khi nghĩ đến những người du kích, tuổi trẻ thời ấy khủng khiếp'

Điện ảnh - Lê Giang - TT - 02/04/2025 13:04
Các bạn trẻ ơi, các bạn có thể nghĩ phim này khó coi. Không phải đâu. Phim này rất hấp dẫn vì chân thật chưa từng thấy! Nghệ sĩ Cao Minh nói trong buổi ra mắt phim Địa đạo.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tình tri kỷ

Giải trí - Long Phạm - 02/04/2025 13:00
Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.

Nghe nhạc Trịnh: ‘Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ’

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 12:00
"Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”, có lẽ là một trong những câu hát sâu sắc và đặc biệt nhất trong ca từ của Trịnh Công Sơn.

OpenAI, Google, Anthropic với các động thái AI mới gây bất ngờ

Kỹ năng - Sơn Vân - 02/04/2025 11:00
Tuần qua là một tuần sôi động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) khi các công ty hàng đầu giới thiệu hàng loạt công cụ, mô hình và nghiên cứu mới.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:55
Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:51
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 04/04/2025