Chủ nghĩa khắc kỷ - Người Khắc kỷ yêu như thế nào?

Nguyễn Phương04/09/2022 09:00
Chủ nghĩa khắc kỷ - Người Khắc kỷ yêu như thế nào?

Chủ nghĩa khắc kỷ - Từ tự chủ đến bình an - Hiểu đúng về đức hạnh của người Khắc kỷ

1. Bản chất của khắc kỷ là việc chủ động tự nhận thức về một việc gì đó, sẽ không còn đau khổ, buồn bã nếu mình thay đổi cách nhìn trong tình yêu. Người ta nói: “yêu là chết ở trong lòng một ít”, thực sự không phải đối với những người theo chủ nghĩa khắc kỷ. Đối với họ, cuộc sống xoay quanh việc chúng ta phải trân trọng từng khoảnh khắc, yêu những gì chúng ta có là điều vô cùng quan trọng, bao gồm cả việc yêu chính mình và những người xung quanh.

2. “Thực chất tình yêu chính là thứ không ai có thể cướp khỏi tay bạn nhưng cũng không phải thứ ta có thể chiếm hữu mãi mãi. Giống như một quả sung hay một chùm nho, bạn sẽ gặt hái nó vào thời gian thích hợp của năm. Tuy nhiên, nếu bạn mong ước những điều này vào mùa đông, rõ ràng bạn là một kẻ ngốc” (Epictetus).

3. Người khắc kỷ yêu thương người khác theo cách rất tự do và sẵn sàng cho đi. Tình yêu thương của anh ta hoàn toàn không có điều kiện là phải nhận được hồi đáp từ người mình yêu. Người khắc kỷ thương hại sự toàn vẹn đạo đức hay sự thanh thản tinh thần của bản thân mình trong tình yêu với người khác.

4. Tình yêu của anh ta cũng không bị suy giảm khi nhận biết về khả năng người anh ta yêu thương rồi sẽ chết. Thay vì vậy, tình yêu và lòng thương mến tự nhiên của người khắc kỷ được tôi luyện bằng lý trí. Tình yêu và lòng thương mến của anh ta chỉ bồi đắp thêm tính nhân văn của anh ta, chứ chẳng bao giờ hành hạ tinh thần anh ta.

5. Người khắc kỷ coi sự ưu tú và phát triển mạnh mẽ là cái thật sự đẹp và đáng để yêu. Zeno – cha đẻ của khắc kỷ từng nói rằng chỉ những người có được sự khôn ngoan và các đức hạnh khác mới được coi là những công dân thực thụ, là bạn bè, là họ hàng và những người tự do đích thực. Khi chúng ta gặp gỡ những người đức hạnh khác, tình thương mến tự nhiên sẽ khởi sinh nhờ “ánh sáng chói ngời của sự tốt đẹp và ưu tú” trong phẩm cách của họ.

6. Người khắc kỷ tin rằng chúng ta, về bản chất, là những sinh vật có tính xã hội, có tình thương mến tự nhiên và có mối quan hệ thân thuộc với tất cả mọi người. Điều này tạo nên cơ sở cho lòng nhân ái Khắc kỷ, tình yêu lý trí với anh em bằng hữu trong vũ trụ. Một người tốt “thể hiện tình yêu thương với đồng loại, cũng như sự hào hiệp, công bằng, tử tế và quan tâm với những người xung quanh”, và đối với hạnh phúc ở nơi anh ta sống.

7. Tư tưởng của người Khắc kỷ về tình yêu cũng có thể so sánh với khái niệm karuņā hay lòng từ bi đối với các sinh vật có tri giác trong Phật giáo, mặc dù cũng giống như Cơ Đốc giáo, chủ nghĩa Khắc kỷ chủ yếu quan tâm tới các sinh vật có lý trí khác, một tình yêu dành cho toàn thể nhân loại.

8. Luôn trân trọng cái hiện tại và sẵn sàng chấp nhận những mất mát đi kèm giúp những người theo chủ nghĩa khắc kỷ luôn lạc quan trong cuộc sống và tình yêu.

9. Cuối cùng, yêu thương đơn giản nhất vẫn chính là yêu thương. Những người theo đuổi chủ nghĩa khắc kỷ đều có thể hết lòng yêu thương mọi thứ xung quanh nhưng vẫn phải cân bằng trước ảo tưởng hão huyền hoặc ngã khuỵu trước những thay đổi bất ngờ.

10. Yêu nhưng không đánh mất chính mình.

Lược trích từ cuốn sách Chủ nghĩa khắc kỷ - Từ tự chủ đến bình an - Hiểu đúng về đức hạnh của người Khắc kỷ.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 3, 19/03/2024