Chủ nghĩa khắc kỷ - Bạo lực lạnh là sự trừng phạt, là nhát dao găm vào trái tim!

Nguyễn Phương30/08/2022 17:30
Chủ nghĩa khắc kỷ - Bạo lực lạnh là sự trừng phạt, là nhát dao găm vào trái tim!

Trong một mối quan hệ, sử dụng bạo lực lạnh với một người có thể khiến người đó trở nên tuyệt vọng!

Hai người cạnh nhau nhưng không thường xuyên tiếp xúc, xảy ra mẫu thuẫn cũng âm thầm chịu đựng, thì rất dễ dẫn tới tình trạng bạo lực lạnh. Bạo lực lạnh thực chất còn đáng sợ hơn việc cãi nhau hay đánh nhau. Trong một mối quan hệ, sử dụng bạo lực lạnh với một người có thể khiến người đó trở nên tuyệt vọng!

Lúc nhỏ, mỗi lần tôi làm sai điều gì, bố không trách mắng, mà ngược lại không thèm quan tâm tới tôi, chỉ nhìn tôi bằng ánh mắt sắc lạnh, thờ ơ. Tôi rất sợ ánh mất đấy, và không dám nhìn thẳng. Ánh mắt lạnh lùng khiến tôi cảm thấy mất hết giá trị, cảm thấy bản thân như một kẻ vô dụng, cực kì đáng sợ.

Đó là một sự trừng phạt, là bạo lực lạnh, là nhát dao găm vào tim!

Một cô gái bày tỏ muốn nói chuyện với chồng, nhưng anh ta lại quay lưng đi và nói bản thân rất mệt. Bạn trai mải chơi game và lờ cuộc gọi của bạn gái nhiều lần, anh ta giả vờ không nghe thấy tiếng chuông và không có bất cứ phản hồi nào. Cô giáo không quan tâm học sinh kém và ưu ái học sinh giỏi.

Có trường hợp, khi muốn tỏ ý ai đó làm gì khiến bản thân không hài lòng hoặc nói điều gì khiến mình không vừa ý, cũng sẽ có người lựa chọn im lặng và không để ý tới đối phương.

Tất cả đều là bạo lực lạnh!

Quay lưng và thờ ơ không phải cách để người khác quan tâm tới bạn, đó là một sai lầm. Một người tức giận nhưng không nói, một người không biết tại sao người kia giận, kết quả cuối cùng sẽ là đau khổ và chia ly.

Nhưng,..

"Nếu bất kỳ ai, vào lúc nào đó, rơi vào cơn thịnh nộ hay thoái chí, anh ta nên rút lui khỏi đám bạn bè của mình và tìm nơi vắng vẻ, cố gắng thấu hiểu và chữa lành Cảm xúc, đây là một điều đúng đắn.

Khi đang trong cơn giận dữ, việc có thể chờ cho tới khi lấy lại bình tĩnh. Họ sử dụng một từ đặc biệt đó là – “paidartan” – để biểu thị sự khiển trách [tự kiềm chế] đó, lấy lại bình tĩnh bằng cách im lặng.

Kỹ thuật “trì hoãn” hay “câu giờ” tương tự cũng được sử dụng trong liệu pháp hiện đại để triệt tiêu những cơn bốc đồng từ trong trứng nước, trước khi chúng có cơ hội chuyển thành những cơn tức giận, lo lắng, trầm uất nghiêm trọng hơn.

Chẳng hạn, nghiên cứu tâm lý hiện đại cung cấp bằng chứng rõ ràng rằng bằng cách trì hoãn suy nghĩ về các vấn đề cho tới một thời điểm xác định nào đó, thì cường độ và sự kéo dài của cơn lo lắng có thể giảm xuống một nửa. Do vậy, chiến lược “trì hoãn” này trở thành một phần quan trọng trong nhiều hình thức hiện đại của liệu pháp CBT nhằm điều trị các chứng rối loạn lo âu phổ quát".

Vậy vấn đề không phải là bạn bỏ lơ nó "áp dụng bạo lực lạnh để thao túng tâm lý người khác", mà cũng không thực sự giải quyết được vấn đề. Mà chính trong lúc im lặng đó, bạn có thể thực sự suy ngẫm cũng như đối diện với vấn đề bên trong mình.

Bạn chỉ cần đủ-bình-tĩnh để đương đầu với những cảm-giác mệt-mỏi phiền-hà một cách có lý trí... chủ động đối diện, giao tiếp, sau thời-gian trì-hoãn đó thì bạn đã là con người rất khác, và mối quan hệ đó cũng sẽ khác đi rất nhiều.

Đừng để ai áp dụng bạo lực lạnh với mình, cũng đừng để mình áp dụng bạo lực lạnh với chính cuộc đời mình. "Khi những Cảm xúc như vậy trỗi dậy trong tương lai, nếu chúng ta sẵn sàng đương đầu với những cảm giác ban đầu bằng tấm gương “cao quý và đẹp đẽ” của những người mẫu mực, chúng ta sẽ khiến chúng bị suy yếu và không để chúng cuốn ta đi (Discourses, 2.18) - trích Chủ nghĩa khắc kỷ.

Làm thế nào để tự giám sát, sử dụng chiến lược trì hoãn của người Khắc kỷ mà không khiến mối quan hệ của ta rơi vào bạo lực lạnh, chỉ với 7 bước cơ bản, nếu quan tâm tới chủ đề này bạn có thể tìm hiểu thêm trong cuốn sách Chủ nghĩa khắc kỷ.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 21/11/2024