Chăm sóc bản thân thật sự - Kỹ năng quan trọng để thiết lập ranh giới

Quang Thanh23/01/2025 08:00
Chăm sóc bản thân thật sự - Kỹ năng quan trọng để thiết lập ranh giới

Mãi cho đến khi trở thành bác sĩ tâm thần, tôi mới hiểu rằng việc mình quá coi trọng cách người khác nhìn nhận về mình có liên quan thế nào với việc đặt ranh giới.

Bạn không cần chịu trách nhiệm cho cảm xúc của người khác

Tonya, ba mươi chín tuổi, là một sản phụ vừa sinh con đầu lòng trong giai đoạn đại dịch. Gia đình cô luôn coi trọng việc dành thời gian chất lượng bên nhau khi có một em bé chào đời. Vì con của Tonya sinh ra đã có vấn đề sức khỏe nên để đảm bảo an toàn, bác sĩ nhi đã nói với Tonya rằng vợ chồng cô không nên tiếp bất kỳ ai đi máy bay đến thăm trong ít nhất hai tháng tiếp theo.

Cô biết chắc mẹ chồng cô rất muốn gặp đứa cháu đầu lòng, và với tình trạng sức khỏe của cha chồng cô, Tonya biết họ không còn nhiều thời gian nữa. Nếu cô từ chối họ, cảm giác tội lỗi trong cô có thể sẽ rất nặng nề. Tôi thường thấy phụ nữ gặp khó khăn khi phải chịu đựng cảm giác tội lỗi, như trường hợp của Tonya.

Để đối mặt với cảm giác tội lỗi, chúng ta phải chấp nhận sự thật rằng mình không thể kiểm soát cũng như không cần chịu trách nhiệm cho cảm xúc của người khác. Để kiên định nói ra lời từ chối, chúng ta phải học cách đối diện với sự thất vọng của người khác và tin rằng đó không phải là thất bại về chuẩn mực đạo đức của chúng ta. Vì nhiều người trong chúng ta không phát triển được kỹ năng này khi còn nhỏ nên tất nhiên đến lúc trưởng thành, chúng ta cảm thấy không thoải mái với việc đặt ra ranh giới.

Khi cảm thấy có lỗi vì đã đặt ra ranh giới với nhà chồng, Tonya đã bị “mắc kẹt” trong cảm giác tội lỗi. Trong tâm trí cô, cảm giác này có nghĩa là cô đã sai khi bày tỏ điều mình muốn ưu tiên. Thông qua quá trình trị liệu, Tonya đã có thể tách bản thân khỏi cảm giác tội lỗi bằng chiến lược “phân tách nhận thức” (cognitive defusion), giúp thúc đẩy tính linh hoạt tâm lý. Đây là một thuật ngữ dùng để chỉ khả năng nuôi dưỡng tinh thần cởi mở và mong muốn khám phá đối với những suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Khi có tính linh hoạt tâm lý, bạn nhận ra không có một suy nghĩ hay cảm xúc nào là tuyệt đối.

Nhờ hiểu và thực hành phân tách nhận thức, Tonya bớt bị dằn vặt bởi cảm giác tội lỗi, từ đó có thể nói rõ ranh giới với gia đình và báo họ đợi vài tháng nữa hãy đến thăm cô. Tonya hiểu cô đã đưa ra lựa chọn đúng đắn cho bản thân và gia đình nhỏ của mình. Cuối năm đó, khi cha mẹ cô ghé thăm lúc con gái cô đang bị ốm mà không báo trước, Tonya đã có thể dứt khoát bảo họ rời đi và từ chối yêu cầu của họ là ít nhất hãy đánh thức cháu gái đang ngủ cho họ gặp trước khi ra về.

Chúng tôi xem đây là một thành tựu và là kết quả trực tiếp từ việc cô cảm thấy thoải mái hơn khi đối mặt với cảm giác tội lỗi của mình. Theo thời gian, Tonya nhận ra cảm giác tội lỗi không phải là sự phán xét từ lương tâm của cô, mà là một tư duy đã ăn sâu trong tâm trí cô khi bấy lâu nay cô luôn được dạy là phải ưu tiên người khác hơn bản thân mình.

Bỏ ngoài tai những thứ cần bỏ ngoài tai

Khi đã thuần hóa được “con quái vật tội lỗi”, bước tiếp theo bạn cần làm để thiết lập ranh giới là nhận biết những người xung quanh ảnh hưởng thế nào đến quyết định của bạn. Tôi gọi họ – những người mà ý kiến của họ chiếm phần lớn không gian trong tâm trí bạn – là “kẻ phá đám”.

Tôi không lạ gì chuyện này. Lớn lên trong một gia đình nhập cư người Nam Á, câu hỏi “Người ta sẽ nói gì?” đã ăn sâu vào tâm trí tôi từ khi còn rất nhỏ. Mãi cho đến khi trở thành bác sĩ tâm thần, tôi mới hiểu rằng việc mình quá coi trọng cách người khác nhìn nhận về mình có liên quan thế nào với việc đặt ranh giới.

Vào thời điểm khoảng hai mươi lăm tuổi, tôi đối mặt với tình huống mà nhiều phụ nữ phải trải qua: tất cả những người bạn thân nhất của tôi đều đính hôn và lên kế hoạch cho đám cưới. Lúc đó, tôi vẫn đang ở giai đoạn hẹn hò và phải chịu áp lực rất lớn từ gia đình khi họ muốn tôi nhanh chóng kết hôn và ổn định cuộc sống với người tôi đang quen. Đồng thời, tôi cũng đang định chuyển đến một khu vực khác để bắt đầu thực tập nội trú trong lĩnh vực tâm thần học.

Khi nói chuyện với cha mẹ về việc tôi sẽ chuyển đến sống với bạn trai mà không đính hôn, tôi nhận được câu hỏi quen thuộc: “Nhưng người ta sẽ nói gì?”. Khi đề cập đến “người ta”, cha mẹ tôi muốn nói đến bạn bè và họ hàng, cũng như gia đình chúng tôi ở Ấn Độ.

Tôi không thể đổ lỗi cho cha mẹ tôi về tất cả những chuyện xảy ra sau đó. Bản thân tôi khi đó cũng muốn nhanh chóng theo kịp bạn bè. Tôi không muốn bị bỏ lại phía sau và tôi nghĩ mình sẽ phải trả một cái giá rất đắt khi đặt ra ranh giới với gia đình. Tôi cũng yêu bạn trai mình, không muốn đánh mất anh ấy hay tương lai của chúng tôi. Vậy là chúng tôi kết hôn. Nhưng rốt cuộc, hôn nhân của chúng tôi đã kết thúc bằng việc ly hôn, gây nhiều đau đớn và tổn thương cho những người tôi quan tâm.

Bây giờ, khi nhìn lại khoảng thời gian đó và hiểu thấu mọi thứ, tôi thấy rằng để có thể thiết lập ranh giới, chúng ta phải trả cái giá dưới dạng các mối quan hệ xã hội. Tôi đã đánh giá sai và cho rằng đó là cái giá quá cao, tôi đã không lên tiếng bảo vệ bản thân với sự cấp bách lẽ ra tôi nên nhận thấy, chỉ vì tôi sợ các mối quan hệ xã hội của mình sẽ bị ảnh hưởng. Vấn đề của lối tư duy này là bạn càng gắn bó với một mối quan hệ, công việc hoặc tình huống không phù hợp, thì cái giá bạn phải trả về mặt cảm xúc để có thể đưa ra quyết định quan trọng về ranh giới sẽ càng cao.

Cuối cùng tôi vỡ ra một điều mà đáng lẽ tôi nên hiểu từ lâu: không có con đường tắt nào cho việc thiết lập ranh giới và hiểu rõ giới hạn của bản thân. Bạn càng để cho nỗi lo ngại về sự phán xét hoặc phản ứng của người khác chi phối quyết định của mình, tác hại về lâu dài mà bạn phải gánh chịu sẽ càng nghiêm trọng. Đây chính là lý do vì sao ranh giới là nền tảng của chăm sóc bản thân thực thụ.

Vậy làm thế nào để bạn buông bỏ nỗi lo lắng về lời phán xét của những “kẻ phá đám”? Trước hết, khi nói đến ranh giới, hãy đặc biệt cẩn trọng về người mà bạn chọn nghe theo. Dù mong muốn tự nhiên của con người chúng ta là tìm kiếm cảm giác an tâm, nhưng đôi khi những người thân thiết nhất của chúng ta không thể mang lại cho ta cảm giác đó, có thể vì họ đã hình thành những lối mòn tư duy từ thời thơ ấu, hoặc có thể vì chính họ cũng không có khả năng kiểm soát sự lo âu. Thay vì tìm kiếm nguồn hỗ trợ bên ngoài để đưa ra những quyết định khó khăn, điều quan trọng là bạn cần chú ý đến nhu cầu và sở thích của bản thân.

Những mối quan hệ lành mạnh của người trưởng thành phải đáp ứng được nhu cầu và giá trị ưu tiên của từng cá nhân. Trong một mối quan hệ lành mạnh – dù là với bạn đời, các thành viên trong đại gia đình hay đồng nghiệp – đặt ra ranh giới là một cách để bạn đầu tư bản thân vào mối quan hệ, vì khi đó bạn đang chia sẻ cho họ biết những nhu cầu và mong muốn của mình.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

‘Nơi vết thương ánh sáng rọi vào’ - Cuốn sách tiên phong về Sang chấn Phức tạp

Sẽ ra sao nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?
2

Đơn giản mà nói - Cái bẫy của sự phức tạp trong marketing hiện đại

Trong cuốn sách "Đơn giản mà nói" (Simply Put), tác giả Ben Guttmann đưa ra một quan điểm tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng: giữa thế giới quá tải thông tin, thương hiệu nào càng rõ ràng, dễ hiểu, thương hiệu đó có cơ hội tồn tại.
3

Đại địa chấn kinh tế Kỳ 3: Mở cửa phục hồi

Ngày 04/5/2020 Ý đã mở cửa lại các cơ sở sản xuất và các nước châu Âu khác cũng bắt đầu nới lỏng một số biện pháp hạn chế.
4

Con đường chuyển hóa - Khổ đau không đến từ người thân, mà từ cách ta thương yêu họ

Chỉ vì một câu nói không vừa ý, một ánh nhìn vô tâm, hay một lần không được lắng nghe – mà ta tổn thương. Mà đau nhất không phải vì người ngoài, mà là vì người mình thương nhất lại vô tình làm mình buồn nhất.
5

Đại địa chấn kinh tế Kỳ 2: Cả thế giới đối phó với cuộc khủng hoảng

Trước quy mô của cuộc khủng hoảng Covid-19, FED đã công bố một loạt biện pháp bổ sung, bao gồm cung cấp thêm 2,3 ngàn tỷ đô-la cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và chính quyền địa phương, đồng thời mở rộng các biện pháp hỗ trợ thị trường nợ doanh nghiệp.

Chăm sóc bản thân thật sự - Cẩm nang định nghĩa lại cách yêu thương chính mình

Nếu bạn đang cảm thấy lạc lõng, mệt mỏi hoặc hoài nghi về giá trị của chính mình, hãy để "Chăm sóc bản thân thật sự" (Real self-care) trở thành kim chỉ nam giúp bạn tìm lại con đường đúng đắn, giúp bản thân khỏe mạnh và hạnh phúc từ trong ra ngoài.

Chăm sóc bản thân thật sự - Bạn cần phải kiểm soát Chế độ Hy sinh Bản thân

Trước khi tìm hiểu những công cụ giúp thực hành lòng trắc ẩn đối với bản thân, có một rào cản quan trọng về lòng tự trắc ẩn mà chúng ta phải giải quyết trước tiên, đó là Chế độ Hy sinh Bản thân (Martyr Mode).

Tự do là chịu trách nhiệm nhiều hơn, đến mức không cần ai phải can thiệp vào cuộc sống của bạn

Theo Osho, tự do không chỉ là quyền được làm điều mình muốn, mà còn là khả năng tự quản lý cuộc sống của mình một cách độc lập, có trách nhiệm, đến mức không cần sự can thiệp từ bên ngoài.

Chăm sóc bản thân thật sự - Bạn đã biết cách thiết lập ranh giới để chăm sóc bản thân thực thụ?

Nguyên tắc đầu tiên của tự chăm sóc bản thân là thiết lập ranh giới. Ranh giới là nền tảng; nếu không có ranh giới, toàn bộ phần còn lại của việc chăm sóc bản thân sẽ không thể diễn ra.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.

Biến tiềm năng thành tài năng -  Tìm kiếm sự công nhận là một cái hố không đáy

Theo Giáo sư Adam Grant, tìm kiếm sự công nhận là một cái hố không đáy, bởi lẽ, sự khao khát địa vị sẽ không bao giờ được thỏa mãn.

Muốn dữ liệu tạo ra giá trị, đừng bỏ qua 5 câu hỏi cốt lõi này

Từ sách - Phim - Quìn - 26/07/2025 08:00
Nhiều doanh nghiệp đổ tiền vào hệ thống, AI, phân tích... nhưng quên mất một điều: dữ liệu chỉ hữu ích khi phục vụ đúng mục tiêu.

Công nghiệp phần mềm ở Ấn Độ

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/07/2025 13:00
Trong cuộc viếng thăm của tôi ở Ấn Độ, Ts. Prasad một giáo sư về kĩ nghệ phần mềm đã chia sẻ với tôi một cuộc điều tra ông ấy đã tiến hành tháng trước.

Con người nói chuyện ngày càng giống ChatGPT

Suy ngẫm - Nam Đoàn - 25/07/2025 12:00
Nghiên cứu mới đây tiết lộ một xu hướng đáng kinh ngạc: Thay vì AI học cách giao tiếp như con người, chính chúng ta lại đang dần "nói chuyện giống ChatGPT".

Người dùng Meta AI đang bị khai thác dữ liệu nhạy cảm mà không hề biết

Kỹ năng - Nam Đoàn - 25/07/2025 11:00
Hãy tưởng tượng một cảnh phim kinh dị thế kỷ 21: Lịch sử duyệt web cá nhân của bạn bị công khai mà bạn không biết, đây chính là cảm giác mà nhiều người dùng đang trải qua với ứng dụng Meta AI.

Xóa gấp bức ảnh ông cụ bán xôi ở vỉa hè sau 5 ngày vì quá nhiều tiền được gửi về tài khoản

Phong cách sống - Trần Hà - 25/07/2025 10:00
"Hóa ra chuyện này có thật ngoài đời ư?”, một netizen bình luận.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - Cha mẹ độc hại ảnh hưởng ra sao đến sự trưởng thành của một đứa trẻ?

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 25/07/2025 09:00
Sẽ thế nào nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?

Xem 'Khi cuộc đời cho bạn quả quýt', tôi ngán ngẩm nhìn sang chồng

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 25/07/2025 08:00
Tôi không nghĩ đến, có ngày mình rơi vào hoàn cảnh này.

Những câu chuyện đầy xúc động trong tiệm sách cũ

Giải trí - AN VI - QUỲNH QUỲNH - TTO - 24/07/2025 13:00
Kính tặng, thương tặng, gửi người không bao giờ tôi gặp lại… - bút tích trên trang sách nhuốm màu thời gian trong các cửa hàng sách cũ chứa đựng bao câu chuyện đầy xúc động.

Cùng con trai xem “Sex Education”, tôi khéo léo dạy con tính khiêm tốn mà chẳng cần nặng lời!

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 24/07/2025 12:00
Giống như một hạt giống cần đất để nảy mầm, tôi đã tìm ra cách gieo vào con trai mình giá trị của sự khiêm nhường.

Giáo sư khuyên: Mỗi ngày nói 6 câu này, bạn sẽ không còn quát mắng con nữa

Kỹ năng - Hiểu Đan - 24/07/2025 11:00
Con cái sẽ không nhớ bạn đã quát gì, nhưng sẽ mãi mãi khắc ghi ánh mắt, gương mặt bạn khi quát mắng.

Thế hệ cợt nhả tiêu tiền “ngược đời” không giống ai

Phong cách sống - Ngọc Linh - CFB - 24/07/2025 10:00
Tiêu dùng ngược trong mắt người khác cũng chẳng sao, chỉ cần bản thân thấy “xuôi” là được rồi vì tiền là của mình cơ mà.

Trở về từ cõi chết

Tủ sách - FN - 24/07/2025 09:00
Trở về từ cõi chết là quyển tự truyện sâu sắc của tác giả Anita Moorjani, kể về hành trình phi thường của cô từ cõi chết trở về và những bài học quý giá mà cô đã học được từ trải nghiệm cận tử.

Đại địa chấn kinh tế Kỳ 4: Bài học từ cuộc đại khủng hoảng Covid-19

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 24/07/2025 08:00
Bất chấp tình hình kinh tế cuối năm u ám, thị trường chứng khoán vẫn đạt được các đỉnh mới nhờ căng thẳng địa-chính trị được cải thiện và quan trọng nhất là nhờ những loại vắc-xin Covid-19 đầu tiên được chấp thuận.

Thái độ xấu

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/07/2025 13:00
Ớ Ấn Độ, nhiều người lập trình đi làm với thái độ xấu bởi vì họ biết rằng họ có thể dễ dàng kiếm được việc làm với các công ti khác vì tình trạng thiếu hụt công nhân phần mềm.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 26/07/2025