Bạn không thể bắt ruồi bằng tay, bởi chúng sống ở một tần số quét cao hơn chúng ta

Nguyên Anh05/08/2022 09:00
Bạn không thể bắt ruồi bằng tay, bởi chúng sống ở một tần số quét cao hơn chúng ta

Trong mắt một con ruồi, tất cả những hành động con người đang thực hiện đều là hình ảnh slow motion.

Bạn có thể khinh thường một con ruồi. Loài côn trùng bé nhỏ, bẩn thỉu, và trí tuệ thì không được phát triển cho lắm. Chúng có bộ não bé xíu, đời này qua đời khác bị con người đánh lừa bằng những chiếc bẫy đơn giản làm từ vỏ chai nước. Hoặc bạn chỉ cần phết ít nước đường lên một tờ giấy keo, trong chốc lát, lũ ruồi cũng sẽ bâu đầy. Nhưng đừng! Bạn đừng bao giờ nảy ra ý định dùng tay không để bắt một con ruồi. Trừ khi đó là một con ruồi già, nếu không nó sẽ biến bạn trở thành một chú bé đần khua tay loạn xạ trong không trung:

 Bạn không thể bắt ruồi bằng tay không, bởi chúng sống ở một tần số quét cao hơn loài người chúng ta  - Ảnh 2.

Lúc nào cũng vậy, những con ruồi có thể trốn thoát bàn tay của chúng ta, y như cách mà Keanu Reeves né những viên đạn trong Ma trận. Nhưng tại sao chúng lại có thể nhanh như vậy? Hóa ra, câu trả lời không hề đơn giản. Những con ruồi không chỉ phản xạ nhanh, chúng còn đang sống trong một thế giới có tần số quét cao hơn hẳn con người chúng ta. Nghĩa là thị giác của chúng có thể bắt được nhiều chuyển động hơn so với con người trong cùng một khoảng thời gian.

Do vậy, đúng như cách mà bạn thấy Reeves né những viên đạn, những con ruồi cũng né được cú bắt của bạn vì đối với chúng, dù bạn ra tay nhanh cỡ nào cũng chỉ là một hình ảnh slow motion mà thôi.

 Bạn không thể bắt ruồi bằng tay không, bởi chúng sống ở một tần số quét cao hơn loài người chúng ta  - Ảnh 3.
 Bạn không thể bắt ruồi bằng tay không, bởi chúng sống ở một tần số quét cao hơn loài người chúng ta  - Ảnh 4.

Không chỉ có vậy, vì sống ở một tần số quét cao hơn, dòng thời gian mà loài ruồi trải nghiệm cũng dài hơn hẳn con người chúng ta. Tốc độ trao đổi chất trong cơ thể chúng diễn ra nhanh hơn. Và nếu như nhìn vào cuộc đời của một con ruồi (chúng chỉ sống được trung bình 28 ngày) bạn có thể nghĩ như vậy là quá ngắn ngủi. Nhưng đừng quên thế giới của chúng ta có tần số quét thấp hơn, do đó, thời gian và toàn bộ cuộc đời mà lũ ruồi nhận thức được bên trong bộ não tí hon của chúng lại dài hơn cách mà con người chúng ta nhận thức được.

Về cơ bản, tất cả động vật bao gồm cả con người đều nhìn thế giới như một bộ phim liền mạch. Tuy nhiên, đó thực chất chỉ là một ảo giác. Điều thực sự đang xảy ra trong não bộ là nó đang liên tục bị "dội bom" bởi hàng loạt hình ảnh riêng lẻ chớp nháy được các tế bào thị giác ở mắt gửi về. Nhiệm vụ mà não phải làm sau đó là ghép tất cả những hình ảnh đó lại giống như một họa sĩ vẽ tranh hoạt hình. Tốc độ mà điều này xảy ra được các nhà khoa học gọi là "critical flicker fusion frequency" (CFF), tạm dịch là tần số chớp nháy thị giác.

CFF được định nghĩa là tần số mà ánh sáng nhấp nháy có thể được cảm nhận là liên tục và khái niệm này được sử dụng để đánh giá quá trình xử lý thị giác theo thời gian. Thông thường, chỉ số CFF sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như cường độ sáng, bước sóng ánh sáng, góc nhìn dẫn tới sự thay đổi vị trí ảnh trên võng mạc, các yếu tố tuổi tác, tâm sinh lý. Tuy nhiên, trung bình, tần số chớp nháy thị giác của con người chúng ta sẽ nằm trong khoảng từ 50-90Hz.

Đó là lý do tại sao các dòng TV và điện thoại phổ thông ngày nay đều được làm với màn hình có tần số quét 60 Hz, con số này là đủ để chúng ta cảm nhận được một hình ảnh mượt mà.

Đối với các loài động vật khác, việc đo tần số thị giác của chúng cần tới những thí nghiệm phức tạp hơn. Chẳng hạn, các nhà khoa học phải kết nối các điện cực thủy tinh nhỏ với cơ quan thụ cảm ánh sáng ở mắt chúng để đo trực tiếp chỉ số CFF bằng cách vẽ biểu đồ tín hiệu với máy tính. (Dĩ nhiên rồi, động vật không thể nói cho bạn biết khi nào thì chúng nhìn thấy một hình ảnh hoạt hình liền mạch).

Về cơ bản, nguyên tắc là động vật càng nhỏ thì chúng có tần số chớp nháy thị giác càng cao. Ví dụ, chó có CFF=80 Hz. Nghĩa là nếu bạn cho chó xem TV hoặc ảnh của chúng trên điện thoại di động, chúng có thể sẽ thấy mỏi mắt vì thực ra chúng sẽ thấy màn hình chớp tắt liên tục.

 Bạn không thể bắt ruồi bằng tay không, bởi chúng sống ở một tần số quét cao hơn loài người chúng ta  - Ảnh 6.
 Bạn không thể bắt ruồi bằng tay không, bởi chúng sống ở một tần số quét cao hơn loài người chúng ta  - Ảnh 7.

Nếu bạn cho chó xem TV, đây là những gì chúng thực sự nhìn thấy.

Điều tương tự xảy ra với những con gà, nếu bạn lắp một bóng đèn huỳnh quang vào chuồng gà, chúng cũng sẽ gặp căng thẳng vì ánh sáng đèn huỳnh quang với chúng là không liên tục. Càng là động vật bay như chim, CFF của chúng càng cao. Ví dụ như chim bồ câu có tần số chớp nháy thị giác nằm trong khoảng 143 Hz, chim ưng là 129 Hz. Điều này sẽ giúp chúng có khả năng né tránh chướng ngại vật và phản ứng rất nhanh.

Tần số quét mà con người cảm nhận được chỉ bằng ¼ so với ruồi. Thật vậy, trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Hành vi Động vật, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều phép đo cho thấy ruồi có tần số chớp nháy thị giác lên tới 250 Hz. "Loài ruồi có thể cảm nhận ánh sáng nhấp nháy nhanh hơn chúng ta tới 4 lần", tiến sĩ Andrew Jackson, tác giả nghiên cứu tại Đại học Trinity cho biết.

Điều đó khiến cho loài động vật nhỏ bé này, khi chúng nhìn lên thế giới loài người chúng ta giống như trong trò chơi slow motion. "Như bạn có thể tưởng tượng, những con ruồi đang nhìn thấy chúng ta chuyển động chậm theo đúng nghĩa đen", tiến sĩ Jackson nói.

 Bạn không thể bắt ruồi bằng tay không, bởi chúng sống ở một tần số quét cao hơn loài người chúng ta  - Ảnh 8.

Điều này giải thích tại sao khi bạn lấy tay không bắt một con ruồi, chúng luôn có đủ thời gian để trốn thoát khỏi cú tợp tay của bạn. Chỉ trừ những con ruồi già hoặc ốm yếu, hoặc khi bạn cuộn một tờ báo lại hoặc ra tay nhanh bằng một cái vỉ ruồi, may ra bạn mới bắt được chúng.

"Ruồi không sở hữu một bộ não đủ để có những suy nghĩ sâu sắc. Nhưng chúng có thể đưa ra quyết định rất nhanh chóng", giáo sư Graema Ruxton, một đồng tác giả nghiên cứu đến từ Đại học St Andrews, Scotland cho biết.

Nhưng những con ruồi đã có được tần sốt quét siêu việt của chúng từ đâu? Nghiên cứu của tiến sĩ Jackson cho thấy mắt ruồi có các tế bào cảm quang được nâng cấp với rất nhiều ti thể. Ti thể chính là những "viên pin" cung cấp năng lượng cho tế bào. Càng có nhiều ti thể trong tế bào cảm quang, mắt ruồi càng có công suất hoạt động cao và nâng được tần số quét của chúng.

 Bạn không thể bắt ruồi bằng tay không, bởi chúng sống ở một tần số quét cao hơn loài người chúng ta  - Ảnh 9.

Ngay chính trong các loài ruồi với nhau cũng có sự khác biệt này. Ví dụ, một loài ruồi được mệnh danh là ruồi sát thủ (Asilidae) có thị giác thậm chí còn nhanh gấp 6 lần con người. Điều này có nghĩa là tần số quét thị giác của chúng có thể lên tới 360 Hz. Nó cho phép một con Asilidae có thể phóng từ mặt đất lên không trung, bay lượn vòng xung quanh một con ruồi khác đang bay, cắn chết nó rồi đậu trở lại mặt đất chỉ trong vòng 1 giây. Thị giác của loài ruồi này cho phép nó săn được rất nhiều loài côn trùng vốn đã bay rất nhanh khác từ ong cho đến châu chấu, chuồn chuồn…

 Bạn không thể bắt ruồi bằng tay không, bởi chúng sống ở một tần số quét cao hơn loài người chúng ta  - Ảnh 10.

Ruồi sát thủ (Asilidae).

CFF và hiệu ứng giãn nở thời gian trong nhận thức

Bây giờ, việc các loài ruồi đang sống ở một tần số quét cao hơn chúng ta đặt ta một câu hỏi cơ bản: Liệu chúng có trải nghiệm thời gian khác với con người chúng ta hay không? Trên thực tế, những con ruồi nhà chỉ sống được từ 15-30 ngày. Tính cả thời gian ấu trùng của chúng cũng không quá 2 tháng. Nếu tính từ khi biến thái hoàn toàn từ nhộng cho tới khi một con ruồi trưởng thành về mặt tình dục thì chúng chỉ mất vỏn vẹn 16 giờ (với con đực) và 24 giờ (với con cái).

Loài ruồi dường như sống quá vội trong thế giới của chúng ta. Tuy nhiên, tiến sĩ Jackson cho biết giống như một đoạn phim slow motion đã được nén lại, có thể trong mắt những con ruồi, cuộc đời của chúng không quá ngắn ngủi.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy tần số chớp nháy thị giác có thể cung cấp một dấu hiệu về nhận thức thời gian. Càng có chỉ số CFF cao, loài động vật đó càng nhận thức được thời gian trong những khoảng kéo dãn dài hơn. Hay nói cách khác, chúng trải nghiệm được nhiều hơn một cuộc đời so với chúng ta.

 Bạn không thể bắt ruồi bằng tay không, bởi chúng sống ở một tần số quét cao hơn loài người chúng ta  - Ảnh 11.

Tiến sĩ Jackson cho biết hiệu ứng này cũng có thể giải thích tại sao chính con người chúng ta cũng thấy thời gian trôi nhanh hơn khi chúng ta già đi . Đó là bởi trẻ em có chỉ số CFF cao hơn so với người già, những người có đôi mắt đã bị lão hóa.

"Thật hấp dẫn khi nghĩ về việc thời gian sẽ trôi chậm hơn với trẻ em khi so sánh với người lớn, và có một số bằng chứng cho thấy điều đó có thể xảy ra", tiến sĩ Jackson nói "Các nhà khoa học khác đã chứng minh tần số chớp nháy thị giác có liên quan đến nhận thức chủ quan của mọi người về thời gian. Và chỉ số này thì thay đổi theo độ tuổi. Ở trẻ em, chúng chắc chắn luôn cao hơn".

Tham khảo Bigthing, Theguardian, Ncbi


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Tại sao đồng hồ có 12 số giờ, mà không phải 6, hay đủ cả 24 tiếng?

Trên thực tế, loài người đã sử dụng các hệ đồng hồ có 6 số, 8 số, 10 số, 18 số và 24 số. Nhưng bằng cách nào đó, hệ thống 12 giờ vẫn trở nên phổ biến nhất.
3

Anh van em đấy, em đừng yêu AI

Con người đang đắm đuối với AI - những người tình hoàn hảo, luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu, khả năng dỗ dành ngọt ngào thì miễn bàn.
4

Xếp hạng 8 đại cao thủ Kim Dung - Cổ Long: Vô Danh Thần Tăng suýt bị loại

Bài viết so sánh và xếp hạng 8 cao thủ võ lâm hàng đầu từ các tác phẩm của hai đại văn hào Kim Dung và Cổ Long. Liệu ai sẽ là người đứng đầu trong bảng xếp hạng này?
5

Bí mật mối tình sét đánh Mộng Cô và Hư Trúc

Hư Trúc và Mộng Cô, hai con người tưởng chừng như khác biệt, lại nên duyên chỉ sau ba lần gặp gỡ ngắn ngủi.

Làng Hobbit: Dân làng đều cao chưa đến 1 mét, bình yên không khác gì xứ sở thần tiên

Cứ tưởng rằng những chú lùn chỉ có trong truyện cổ tích, nhưng tại một nơi ở Trung Quốc, thực sự có một nơi mang tên “làng người lùn”.

Cận cảnh nghề 'đu cột câu cá' độc nhất vô nhị

Hình ảnh những người đàn ông rắn rỏi ngồi trên cà kheo buông cần câu cá đã trở thành một điểm nổi bật thu hút khách du lịch và các nhiếp ảnh gia khắp thế giới đến khám phá Sri Lanka.

Tàu hỏa 0 đồng: Chỉ có 3 toa nhưng khoang 'chợ trên tàu' vô cùng đặc biệt

Những năm gần đây, chuyến tàu hỏa 0 đồng này chợt nổi tiếng trên mạng xã hội. Nhiều người đổ xô đến tham quan, trải nghiệm đi tàu hỏa chạy xình xịch, hòa chung bầu không khí "chợ trên tàu" đặc biệt này.

'Đu cột câu cá' và câu chuyện buồn phía sau của một quốc gia đang vỡ nợ

Được biết tới rộng rãi với cái tên "câu cá cà kheo", các ngư dân Sri Lanka sẽ ngồi trên những cây cột được dựng trên mặt nước và bắt đầu buông cần câu cá.

Những thú chơi độc lạ khiến dân tình bất ngờ

Những thú chơi này không chỉ đòi hỏi sự đầu tư về thời gian, công sức mà đôi khi là cả tiền bạc nữa.

Khó thể khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Trải qua hơn 2.000 năm, lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn ẩn chứa nhiều bí mật mà hậu thế có thể mất hàng trăm năm nữa mới có thể khai quật và giải mã.

Cây cổ thụ phun nước suốt 20 năm

Thông thường, nước sẽ không thể chảy được trong thân cây sống. Tuy nhiên, một cây dâu cổ thụ tại ngôi làng châu Âu lại có khả năng đặc biệt này.

Ngôi làng cô đơn nhất Nhật Bản: Làng búp bê

Thoạt nhìn, ngôi làng Nagoro cũng yên bình như bao ngôi làng nào khác ở Nhật Bản. Tuy nhiên nếu đến gần những người dân đang làm việc trong làng, bạn sẽ giật mình sửng sốt khi nhận ra rằng đó không phải người thật mà chỉ là những con bù nhìn kích cỡ lớn.

Xem phim "Sex Education", tôi ngậm ngùi rơi nước mắt rồi chạy sang ôm lấy mẹ

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 03/04/2025 12:00
Nhờ bộ phim 'Sex Education" mà tôi đã nhận ra lỗi sai của mình.

Designer kể chuyện nghề thời công nghệ: Không làm đồng nghiệp với AI thì ... thất nghiệp!

Kỹ năng - Kim - 03/04/2025 11:00
AI trong ngành thiết kế: Cộng sự sáng tạo hay kẻ thách thức “cơm áo gạo tiền”?

Giải mã “Peter Pan” không chịu lớn, sợ chịu trách nhiệm, còn gì nữa?

Phong cách sống - Mini - 03/04/2025 10:00
Peter Pan Syndrome là hội chứng trong tâm lý học dùng để chỉ những người trưởng thành không muốn "lớn", sợ chịu trách nhiệm.

Đừng sợ lỡ cuộc chơi – ‘ViruSs drama tình ái’ và nỗi sợ bị bỏ lỡ

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 03/04/2025 09:00
Phát sinh nhu cầu được biết, hiệu ứng sợ bị bỏ lỡ, sợ bị mất thông tin, thích cập nhật những gì "hot" của giới trẻ, khiến không ít bạn trẻ bị dắt mũi bởi các drama tiêu cực về người nổi tiếng lan truyền trên mạng trong những ngày gần đây.

Con đường chính trực - Chúng ta không phải là những bức tượng vô tri

Từ sách - Phim - Quìn - 03/04/2025 08:00
Có bao giờ bạn cảm thấy cuộc đời mình như một vở kịch đã được viết sẵn? Một kịch bản quen thuộc mà ai cũng phải diễn: sinh ra, lớn lên, đi học, đi làm, kết hôn, sinh con, già đi và kết thúc...

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Thổi hồn vào nhạc Trịnh bằng câu chuyện của đời mình

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 14:00
Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn không chỉ thổi hồn vào những bản nhạc của Trịnh mà qua những giai điệu ấy anh đã kể câu chuyện của đời mình khi có một tình yêu thủy chung và một tình bạn rất đẹp.

Xem Địa đạo: 'Tôi phát khóc khi nghĩ đến những người du kích, tuổi trẻ thời ấy khủng khiếp'

Điện ảnh - Lê Giang - TT - 02/04/2025 13:04
Các bạn trẻ ơi, các bạn có thể nghĩ phim này khó coi. Không phải đâu. Phim này rất hấp dẫn vì chân thật chưa từng thấy! Nghệ sĩ Cao Minh nói trong buổi ra mắt phim Địa đạo.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tình tri kỷ

Giải trí - Long Phạm - 02/04/2025 13:00
Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.

Nghe nhạc Trịnh: ‘Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ’

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 12:00
"Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”, có lẽ là một trong những câu hát sâu sắc và đặc biệt nhất trong ca từ của Trịnh Công Sơn.

OpenAI, Google, Anthropic với các động thái AI mới gây bất ngờ

Kỹ năng - Sơn Vân - 02/04/2025 11:00
Tuần qua là một tuần sôi động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) khi các công ty hàng đầu giới thiệu hàng loạt công cụ, mô hình và nghiên cứu mới.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:55
Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:51
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...

Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5

Giải trí - THI HỒNG - 02/04/2025 09:45
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.

Xem Khi cuộc đời cho bạn quả quýt, tôi thấm câu nói: "Con ơi, hãy ước mơ thay phần mẹ"

Điện ảnh - Đông - 02/04/2025 09:00
Ngày mẹ ra đi, câu nói này cứ ám ảnh lấy tôi.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 03/04/2025