Bà chúa Xứ Bài 3: Từ pho tượng trên đỉnh núi trở thành vị thần được sùng kính

19/02/2019 16:45
Bà chúa Xứ  Bài 3: Từ pho tượng trên đỉnh núi trở thành vị thần được sùng kính

Tượng Bà Chúa Xứ hiện nay đặt trong miễu dưới chân núi Sam, nhưng cách đây gần 200 năm, nơi người ta tìm thấy tượng Bà là trên đỉnh ngọn núi Sam cao 284 mét. Nhưng vì sao 1 bức tượng mà đến nay nguồn gốc vẫn còn nhiều tranh cãi ấy, lại được nhiều người dân tôn sùng đến vậy?

Nguồn gốc tượng Bà cũng chỉ là huyền thoại

Bức tượng Bà vốn nằm trên đỉnh núi Sam, và không ai biết tượng đã được đặt từ bao giờ. Nhưng khu vực núi Sam, xưa kia vốn ngập trong nước biển, và núi Sam chỉ là cái hòn nhỏ nhô lên. Trải qua bao thời gian, phù sa dần bồi lắng, mới hình thành vùng đất đồng bằng từ Châu Đốc trải dài ra tận Hà Tiên (Kiên Giang), và “hòn” Sam trở thành núi Sam ngày nay.

Và theo truyền thuyết về vương quốc Phù Nam, kể rằng, 1 vị hoàng tử Ấn Độ một hôm bỗng dưng chán quyền lực, của cải sẵn có, đã dẫn đoàn tùy tùng lên thuyền làm chuyến hải hành về phía mặt trời mọc, với hoài bão tìm ra một vùng đất mới, lập vương quốc riêng cho mình…

Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, hoàng tử và đoàn tùy tùng đến khu vực có nhiều hòn nổi lên trên biển. Đó là vùng Châu Đốc ngày nay - khi phù sa chưa đủ để xua nước biển, tạo lập vùng đồng bằng như hiện giờ. Đến hòn đảo tương đối thấp ở trong sâu, đoàn người lên thám sát và nhận thấy đây là đất tốt. Đó chính là núi Sam bây giờ.

Bệ đá trên đỉnh núi Sam - được cho là nơi xưa kia Bà từng ngự - Ảnh: Nguyễn Hồ

Để đánh dấu sự có mặt của mình tại vùng đất mới, hoàng tử đã đắn đo suy nghĩ rất lâu để tìm chứng tích gì thật đặc biệt. Cuối cùng, tia sáng lóe lên trong đầu. Hoàng tử cho đoàn tùy tùng khiêng từ tàu lên pho tượng đá mang theo từ quê nhà, đặt lên đỉnh hòn. Hoàng tử nào có ngờ rằng, sau này pho tượng của mình đã trở thành Bà Chúa Xứ, được muôn người tôn kính. Và vùng đất mà hoàng tử đánh dấu, thực ra không phải vùng đất mới, mà thuộc về lãnh thổ của 1 nữ vương tên là Lưu Yi…

Truyền thuyết này có nhiều điểm phù hợp, nếu xét về hình dáng, kiểu cách pho tượng Bà Chúa Xứ hiện đặt tại miếu dưới chân núi Sam. Ngày nay, trên đỉnh núi Sam vẫn còn 1 bệ đá mà nhiều người cho rằng chính là nơi xưa kia Bà ngự. Bệ đá thuộc loại trầm tích thạch màu xanh đen, hạt nhuyễn - vốn không có ở vùng đất này, có chiều ngang khoảng 1,6 mét, dày 0,3 mét, ở giữa có 1 lỗ vuông cạnh 0,34 mét. Hiện giờ, bệ đá được xem như 1 chứng tích và được bảo vệ cẩn thận.

Còn tượng Bà cao khoảng 1,65 mét, làm bằng đá son, nặng ước chừng 1 tấn, thuộc loại tượng thần Visnu, tạc dáng người ngồi nghĩ ngợi điều gì đó, trông quý phái, vương giả. Tương truyền, khuôn mặt Bà rất giống người ái nam ái nữ theo trường phái tạc tượng của đạo Bà La Môn xưa kia. Nhưng sau khi phát hiện và đưa tượng xuống núi, người dân đã tô vẽ thêm để tượng trông thành 1 người đàn bà như ngày nay.

Cả đoàn quân Xiêm không lay chuyển được, nhưng vì sao nay tượng lại ở dưới chân núi?

Và tượng Bà bị mất 1 cánh tay. Theo truyền thuyết, khi quân Xiêm La tràn đến, lên đỉnh núi gặp pho tượng và định lấy mang về. Nhưng dù cố gắng hết sức, họ vẫn không thể làm lay chuyển pho tượng. Tức khí, một số người đã dùng hung khí đập gãy 1 cánh tay của tượng Bà…

Lễ vật khách hành hương dân cúng Bà - Ảnh: Nguyễn Hồ

Sau khi quân Xiêm hậm hực bỏ đi, dân làng cũng đã huy động hàng trăm người lực lưỡng lên núi, định đưa tượng xuống phụng thờ. Tuy nhiên, họ cũng bó tay. Nhưng vào 1 ngày nọ, Bà đã nhập xác vào 1 người phụ nữ, tự xưng mình là Chúa Xứ Thánh Mẫu, và mách cho dân làng rằng, muốn đem tượng Bà xuống núi thì chỉ cần đúng 9 cô gái đồng trinh.

Y như rằng, khi 9 cô gái đến nhấc nhẹ thì tượng Bà cũng trở nên nhẹ bổng, và 9 cô gái trang nghiêm đưa tượng dần xuống núi. Nhưng đến khu vực mà tượng Bà được đặt cố định cho đến giờ, thì bỗng dưng tượng trở nên nặng trĩu, không cách nào nhấc lên được nữa. Dân làng cho rằng, Bà muốn ngự tại chỗ này nên đã lập miễu thờ.

Đó là truyền thuyết. Còn thực tế? Anh Nguyễn Thanh Tùng - cán bộ Trung tâm Du lịch nông dân An Giang, lại đưa giả thuyết khác hợp lý hơn. Anh phân tích, pho tượng theo sử sách ghi là được tìm thấy năm 1824. Trước đó, ngẫu nhiên lại là thời điểm mà quan Trấn thủ Thoại Ngọc Hầu, phụng mệnh triều đình huy động rất nhiều nhân lực, để đào con kênh Vĩnh Tế nối Châu Đốc và Hà Tiên. Kênh được đào từ năm 1819, đến năm 1823 mới xong.

“Và với lực lượng người, quân binh… hùng hậu tập trung để đào kênh, ông Thoại Ngọc Hầu đã cho di dời tượng xuống núi. Đây là giả thuyết khá phù hợp, bởi di chuyển tượng nặng như vậy phải cần rất nhiều người”, anh Tùng nói.

Phụ họa cho giả thuyết của mình, anh Tùng còn chứng minh rằng, không phải ngẫu nhiên mà miếu Bà Chúa Xứ và lăng Thoại Ngọc Hầu lại nằm đối diện nhau, như giờ vẫn thấy. “Điều này chứng tỏ rằng, chính ông Thoại Ngọc Hầu đã chọn địa điểm đặt miếu, đặt tượng và xây dựng lăng cho mình trước khi mất.

Theo sử ghi, năm 1821 - trước khi “tìm thấy” tượng Bà và đem xuống núi, bà Diệu phẩm phu nhân Trương Thị Miệt - vợ thứ của ông Thoại Ngọc Hầu, đã chết và được an táng tại khu lăng của ông, chôn bên trái ngôi mộ của ông hiện nay. Điều này càng chứng tỏ khu lăng mộ của ông Thoại Ngọc Hầu đã được xây dựng trước - khi ông còn sống.

Khó có chuyện ngẫu nhiên 9 cô gái đồng trinh có thể dễ dàng đưa tượng Bà men theo vách đá cheo leo để xuống núi và lại bỗng nhiên nặng trịch, rồi đặt đối diện lăng Thoại Ngọc Hầu”, anh Tùng phân tích.

Và khoảng 10 năm trước, trong lúc tu sửa ở khu lăng miếu, vô tình đã làm phát lộ nơi chôn đồ tùy táng của Thoại Ngọc Hầu tại lăng. Trong số đồ đạc phát hiện, có cả áo mão, kiếm của ông và đồ trang sức của các phu nhân… “Điều này càng minh chứng, ông Thoại Ngọc Hầu đã “quy hoạch” khu này”, anh Tùng khẳng định.

Nhưng tất nhiên, đến giờ vẫn chưa có nhà nghiên cứu nào khẳng định giải thuyết đúng là như thế nào. Chỉ biết, pho tượng khổng lồ lại đem được xuống núi - khi đó rất cheo leo, hiểm trở, cũng đã khiến sự huyền bí về Bà Chúa Xứ càng thêm huyễn hoặc nhiều người.

Vì sao Bà trở thành vị thần nữ?

Như đã nói ở phần trên, thì theo truyền thuyết, chính Bà đã nhập hồn và tự xưng mình là Chúa Xứ Thánh Mẫu, trước khi mách người dân cho 9 cô gái đồng trinh chuyển tượng mình xuống núi.

Còn theo quyển sách biên khảo “Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam” của ông Trịnh Bửu Hoài, thì chính ông Thoại Ngọc Hầu là người có công lớn để giúp Bà “xưng Chúa”.

Nhiều khách hành hương để lại lễ vật, tạ ơn Bà - Ảnh: Nguyễn Hồ

Số là, theo truyền thuyết vào khoảng năm 1820, trên đường đi dẹp loạn biên giới, ông Thoại Ngọc Hầu đã gặp tượng Bà. Giặc tan, trở về nhà, ông nghe vợ là bà Châu Thị Tế kể rằng, những ngày ông đi viễn chinh, bà ở nhà lo lắng và khấn nguyện trời phật phù hộ ông chiến thắng, bình yên trở về, thì bà sẽ lập miếu tạ ơn.

Khi đó, ông Thoại Ngọc Hầu mới sực nhớ pho tượng mình đã gặp, nên bảo binh sĩ đưa tượng về miếu thờ. Như vậy, giả thuyết này cũng phù hợp với phân tích của anh Tùng, tức chính ông Thoại Ngọc Hầu đã huy động dân binh đưa tượng Bà xuống núi.

Và Thoại Ngọc Hầu có nhiều công trạng, được người dân vùng Châu Đốc… tôn kính và trọng vọng, đương nhiên miếu thờ Bà mà ông lập, cũng được người dân theo đó sùng bái. Và cộng thêm nhiều huyền thoại về Bà Chúa Xứ như chúng tôi đã nêu ở các bài viết trước, nên Bà đã vang danh và được xem như vị thần nữ như ngày nay…

Và theo thông lệ hàng năm, lễ vía Bà Chúa Xứ núi Sam được tổ chức từ ngày 23 đến 27.4 (âm lịch), trong đó ngày vía chính là 25.4. Thời gian được chọn làm ngày vía Bà, được giải thích là ngày tượng Bà an vị sau khi được đưa xuống núi. Và lễ Tắm Bà được tổ chức vào 24 giờ ngày 23.4 âm lịch. Nước tắm được lấy từ nước mưa hòa với nhiều loại hoa thơm và nước hoa.

Sau lễ này, hàng ngàn người hành hương tràn vào chánh điện, với ước nguyện mình sẽ là người vào trước để hưởng lộc đầu tiên của Bà. Lộc Bà khi ấy chỉ là những cành hoa và các loại trái cây cúng trên bàn. Nhưng có người nhanh tay giật được cả cành hoa, nhưng dòng người xô đẩy quá kinh khủng nên chốc lát cành hoa ấy chỉ còn trơ… cái cọng không.

Nguyễn Hồ

>> Bà chúa Xứ Bài 4: Khi tín ngưỡng biến thành mê tín dị đoan


Gửi bình luận
(0) Bình luận

17 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mới được công nhận

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện vừa ký ban hành Quyết định số 446/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đợt XXVI.

Dâng sao giải hạn chả khác gì hối lộ về tâm linh, mặc cả với thánh thần

Thành thông lệ, cứ mỗi dịp đầu xuân năm mới, nhất là gần đến rằm tháng giêng, người ta lại tấp nập sắm sửa lễ vật lên chùa dâng sao giải hạn.

Lên cõi thiền… thỉnh sách

Những ngày đầu năm, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã đón hàng ngàn du khách Phật tử đến lễ Phật, tham quan, và đặc biệt là được nhà chùa tặng sách mang về.

Chùm ảnh: Du khách vui nhộn trong ngày khai hội chùa Hương Tích

Ngày 10.2 (mùng 6 Tết), UBND huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) phối hợp với Công ty CPĐT và phát triển du lịch Hồng Lĩnh tổ chức Lễ khai hội chùa Hương Tích (xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh). Ngày khai hội đã thu hút hơn 1 vạn khách thập phương về dâng hương tại chùa và vãn cảnh thiên nhiên kỳ vĩ nơi đây.

Chuyện mẹ vua Trần bị ‘tuýt còi’ vì dùng thuyền không đúng quy định

Nhà Trần trong giai đoạn đầu thịnh trị có khá nhiều câu chuyện về việc hoàng tộc phải giữ nghiêm phép nước. Câu chuyện về mẹ ruột của vua Trần Minh Tông bị “tuýt còi” vì đi thuyền sai quy định là một điển hình.

Ba hồn ma đêm Giáng sinh và món quà từ Charles Dickens

A Christmas Carol thuộc loại tiểu thuyết mỏng nhất và dễ đọc nhất của Charles Dickens (bản song ngữ của First New chỉ khoảng 300 trang in). Nó được xem là tiểu thuyết dành cho thiếu nhi nhưng thực ra người lớn mới là đối tượng mà ông nhắm đến.

Dám ước mơ vĩ đại

Ngày 7.12 vừa qua, Hành trình Từ Trái Tim - Hành trình Lập chí Vĩ đại - Khởi nghiệp Kiến quốc đã đến với thanh niên tỉnh Đắk Lắk.

First News - Hành trình 24 năm, xin được cảm ơn tất cả!

Tròn 24 năm trước, vào ngày 10 -12 -1994 - Ban Biên dịch First News đã ra đời tại một hẻm nhỏ Sài Gòn chỉ với ba người. Và từ nơi đây những cuốn sách tạo sóng đầu tiên mang tên First News ra đời.

Nghiên cứu của ĐH Stanford: Tại sao ám ảnh lo âu trở thành ‘căn bệnh thời hiện đại’ và cách vượt qua

Suy ngẫm - Diệu Đan - 13/05/2025 13:00
1-Chia tay người yêu ở tuổi 35 không có nghĩa là bạn sẽ cô độc mãi mãi, bị sa thải ở tuổi 40 không có nghĩa sẽ thất nghiệp tới cuối đời.

Xem Sex Education, tôi hỏi một câu khiến con gái đỏ mặt, nhờ vậy mà con bỏ chơi với bạn xấu

Điện ảnh - Thanh Hương - 13/05/2025 12:00
Câu hỏi của tôi khiến con ngỡ ngàng, không dám trả lời

2 con bị lạc giữa chốn "đông đến nghẹt thở" tại Disneyland, Nhật Bản, nhờ 7 điều này mà tìm lại bố mẹ rất nhanh

Kỹ năng - An Chi - 13/05/2025 11:00
Nhờ những điều được dạy từ trước mà bố mẹ đã nhanh chóng tìm được các con của mình.

Đôi bạn thân tái hiện hình ảnh '10 năm cõng bạn' tại lễ tốt nghiệp gây xúc động

Phong cách sống - Kim Nhung - 13/05/2025 10:00
Ngô Văn Hiếu cõng bạn thân Nguyễn Tất Minh lên nhận bằng tốt nghiệp đại học như từng làm suốt 10 năm THPT.

Bộ ảnh chụp những người phụ nữ trước và sau khi làm mẹ: Càng kéo xuống cuối càng xúc động

Truyền cảm hứng - Chi Chi - 13/05/2025 09:00
Làm mẹ chẳng bao giờ dễ dàng, nhưng luôn hạnh phúc. Trở thành một người mẹ là cảm giác như thế nào?

"Ánh sáng trong ta" - Quyển sách truyền cảm hứng về sức mạnh bên trong

Từ sách - Phim - Thu An - 13/05/2025 08:00
Thời điểm chúng ta nhận ra ánh sáng của chính mình cũng là lúc chúng ta đủ mạnh mẽ để sử dụng nó", là thông điệp mà cựu Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama muốn gởi tới người đọc qua quyển sách của bà.

Podcast: 'Ánh sáng trong ta' - Quyển sách truyền cảm hứng về sức mạnh bên trong

Từ sách - Phim - FN - 12/05/2025 13:00
Đọc “Ánh sáng trong ta”, bạn sẽ nhận được những lời khuyên sâu sắc và cả gợi ý về những chiến lược giúp bạn khám phá ra sức mạnh, điểm khác biệt của chính mình; nhìn ra giá trị bản thân, sự thiếu tự tin trong cuộc sống đầy khó khăn, thử thách...

Càng xem nhân vật này trong phim Sex Education, tôi càng sợ hãi “quyền lực làm cha” của chính mình

Điện ảnh - Tuệ Tâm - 12/05/2025 12:00
Nhân vật này trong phim Sex Education dù sao vẫn còn vô cùng may mắn…

ChatGPT và các chatbot AI liệu có đủ tin cậy để tư vấn sức khỏe?

Kỹ năng - Hoàng Vũ - 12/05/2025 11:00
Trong bối cảnh hệ thống chăm sóc sức khỏe tại nhiều quốc gia đang đối mặt với tình trạng quá tải, chi phí khám-chữa bệnh tăng cao và thời gian chờ đợi kéo dài, ngày càng nhiều người tìm đến các công cụ hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT để tìm kiếm lời khuyên y tế.

Thiên kiến AI

Suy ngẫm - Hoàng Vũ - 12/05/2025 10:00
Trong những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống và công việc của con người, từ chăm sóc sức khỏe, tài chính đến giáo dục và sáng tạo nội dung.

3 lời khuyên nuôi dạy con cái từ Maye Musk – người mẹ đơn thân nuôi dạy tỷ phú Elon Musk

Phong cách sống - M.Tee - 12/05/2025 09:00
Một mình nuôi ba con giữa những khó khăn, Maye Musk không chỉ dạy con nên người mà còn truyền cảm hứng sống tích cực bằng chính hành trình làm mẹ đầy bản lĩnh và yêu thương.

Ánh sáng trong ta - Giữ lấy ánh sáng trong những ngày mù mịt nhất

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 12/05/2025 08:00
Ánh sáng trong ta là cách Michelle Obama tháo bỏ vỏ bọc hoàn hảo mà nhiều người mặc định gán cho bà. Michelle không né tránh việc chia sẻ những lúc mình cảm thấy không đủ: không đủ giỏi, không đủ đẹp, không đủ "đúng chuẩn".

Xem Sex Education, tôi dạy con gái 1 bài học dám chắc về sau con sẽ không bao giờ tái phạm

Điện ảnh - Thanh Hương - 11/05/2025 13:00
Rất nhiều đứa trẻ cũng có tính xấu này giống con gái tôi.

Hơn 1,9 triệu người đặt 7 câu hỏi về 'chuyện chăn gối' với Chat GPT, AI có phải bác sĩ tâm lý?

Kỹ năng - Nguyễn Phượng - 11/05/2025 12:00
Tình dục là một trong những nội dung được người dùng mạng đặt ra câu hỏi nhiều nhất cho AI.

Dương Quá chết dưới tay cao thủ, người đã tạo ra tuyệt kỹ từ Ngọc Nữ Tâm Kinh?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 11/05/2025 11:00
Có một cao thủ ẩn danh với võ công thâm hậu được cho là có liên quan đến cái chết bí ẩn của Dương Quá, sự thật là gì?
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 14/05/2025