Làm sao một nhà báo người Mỹ lại có thể hiểu sâu sắc để viết một cuốn sách về những vấn đề đang diễn ra với ngư dân và môi trường ở Biển Đông? Nếu bạn đang có những thắc mắc tương tự thì hãy cùng điểm qua những thông tin background xịn sò về vị tác giả thú vị này nhé:
Gần 3 thập niên đưa tin về Đông Nam Á, thường xuyên đóng góp bài cho South China Morning Post, Asia Sentimel, Asia Times, East Asia Forum, Geopolitical Monitor…
Không phải là một cây viết trên bàn giấy, mà rất sâu sát với thực địa. Ông từng lênh đênh trên các thuyền đánh cá, xuồng ba lá và tàu Cảnh sát biển Việt Nam ở biển Đông…
James Borton còn tự cho mình “có duyên nợ” với những làng chài ven biển (ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Phòng…) nên ông thường dành nhiều thời gian trải nghiệm những nơi này và quan sát, ghi chép rất tỉ mỉ.
James Borton đến Việt Nam lần đầu năm 1997 và chứng kiến công cuộc đổi mới của đất nước, đặc biệt là sau sự xuất hiện của Internet. Trong suốt 25 năm qua, ông đã làm bạn với một số nhà văn và nhà báo hàng đầu của Việt Nam. Nhờ đó, ông đã tìm hiểu và tiếp cận các nguồn tài liệu, nhiều nguồn tin sau đó đã trở thành bạn bè thân thiết của ông.
Ông còn là nhà nghiên cứu độc lập về chính sách môi trường và là cựu phóng viên thường trực nước ngoài của tờ The Washington Times; đồng thời là nghiên cứu viên không thường trực tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sài Gòn thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (TP.HCM).
James Borton còn là đồng sáng lập của Diễn đàn Môi trường Mekong (MEF) - một tổ chức phi chính phủ (NGO), tổ chức các hội thảo về khoa học công dân - được bảo trợ bởi đại học Cần Thơ.
"Xoay chuyển tình hình Biển Đông”: Bức tranh đa chiều, đầy cảm xúc về tình trạng sụp đổ nghề cá, suy thoái môi trường và tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.