Vườn Mẹ - Chuyện của những đứa con

Nhà thơ Thanh Thảo01/09/2021 14:00
Vườn Mẹ - Chuyện của những đứa con

Tôi đọc lại “Nhật ký chiến tranh” của nhà văn-liệt sĩ Chu Cẩm Phong, và gặp đoạn viết này của anh ngay tại mảnh đất Bình Dương, mảnh đất cát cháy đã ba lần được phong anh hùng, thuộc huyện Thăng Bình, Quảng Nam:

Thứ ba, 7, 1, 1969…Trưa nay mình về nhà chị Lạng, nhà đang làm lễ 21 ngày cho mẹ… Nhà có ba con trai, người con cả đi công tác huyện, người thứ hai đi du kích, hy sinh, cậu út tên là Nhạn, mới 15 tuổi, du kích thôn, đội trưởng đội văn nghệ, một cô con gái tên là Lạng giáo viên mẫu giáo, cô ta giờ là chủ gia đình… trong nhà chỉ có Nhạn là con trai nên tuy còn nhỏ tuổi cũng đã tỏ ra là người đàn ông trong gia đình. Cậu ta tỏ ra rất lanh lợi thuộc rất nhiều thơ hay của Tố Hữu, Thu Bồn, có giọng ngâm rất tốt.”(Nhật ký chiến tranh).

Tôi thật không ngờ, cái cậu út tên là Nhạn, hồi đó 15 tuổi, lại chính là anh Phan Đức Nhạn, người từ bao năm nay đã khởi xướng và theo đuổi một dự án có tên hết sức bình dị, dự án “Vườn Mẹ”, ngay trên mảnh đất Bình Dương.

Và trong nhật ký của anh Chu Cẩm Phong, lại có đoạn ông già Phan Cứ giảng giải vì sao dân Bình Dương kiên cường đến kỳ lạ như thế “… dân Bình Dương không biết làm gì khác ngoài làm Cách mạng”. Rồi có đoạn, đề ngày 19.1.1969, anh Phong lại viết về tình cảm của những người mẹ Bình Dương với bộ đội miền Bắc: “Các con đừng buồn, ở ngoài Bắc có cha mẹ ngoài Bắc, chừ vào Nam có cha mẹ trong Nam, đâu cũng là nhà…

Vậy là Phan Đức Nhạn đã vào “Nhật ký chiến tranh” của nhà văn Chu Cẩm Phong khi mới 15 tuổi, một “du kích thôn”, và là một “đội trưởng đội văn nghệ”, và “thuộc rất nhiều thơ hay của Tố Hữu, Thu Bồn”.

Tất cả như đều có chung một duyên phận với mảnh đất Bình Dương anh hùng.

Nếu thời đó anh Phong viết tiểu thuyết, thì tên cậu bé Nhạn có thể được đổi thành tên khác, dù những việc cậu làm thì vẫn giữ như thế. Nhưng anh Chu Cẩm Phong viết nhật ký, và những câu chuyện ở Bình Dương hiện lên nguyên vẹn như thực tế, không một chút hư cấu hay tô vẽ.

Về dự án “Vườn Mẹ” của Phan Đức Nhan, tôi đã đọc bài viết rất sâu sắc của anh Vũ Ngọc Hoàng, nguyên bí thư Quảng Nam, và tôi muốn trich ra đây một đoạn ngắn để chúng ta có hình dung tổng thể về xã Bình Dương trong chiến tranh:

“Với Bình Dương, sống dám chết là cái sống hiên ngang mà muôn đời vẫn sẽ mãi âm vang, óng ánh. Chết cho sự sống là cái chết bất tử. Cái chết đã làm cho sự sống trở nên ý nghĩa. Chết là vì sự sống. Đó là cái chết bắt đầu cho sự sống.

Một xã nhỏ, mà tập trung nhiều nhất là một thôn nhỏ, Bàu Bính lẫy lừng, tính chưa đầy đủ mà Bình Dương đã có đến 350 Mẹ Việt Nam anh hùng và 1347 liệt sĩ, trực tiếp góp phần quan trọng để làm nên truyền thống vẻ vang của vùng đất Quảng Nam trung dũng kiên cường có số Mẹ Việt Nam anh hùng nhiều nhất nước – với 15. 298 người, chưa kể hàng nghìn Mẹ ở Đà Nẵng vốn cũng là Đất Quảng cùng một chiếc nôi văn hóa cội nguồn”.

Tôi có may mắn, trong mùa hè năm 1983 được cùng các nhà văn ở Hội nhà văn Việt Nam đi thực tế ở địa bàn tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng hồi đó. Chuyến đi thực tế trải dài và rộng ở nhiều huyện trong tỉnh, nhưng vẫn có những điểm nhấn mà các nhà văn nhất thiết phải đến. Để thấy nhân dân mình đã sống, chiến đấu, hy sinh và quyết sống còn như thế nào. Xã Bình Dương của huyện Thăng Bình chính là một trong mấy điểm nhấn ấy mà chúng tôi đã được đến. Chuyến đi thực tế do nhà văn Nguyên Ngọc lúc ấy là bí thư Đảng đoàn Hội nhà văn Việt Nam đứng ra tổ chức, được sự ủng hộ hết mình của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng.

Nhóm nhà văn chúng tôi gồm nhà thơ Xuân Diệu, nhà văn Đoàn Giỏi, nhà thơ Anh Thơ, nhà phê bình-lý luận Từ Sơn và nhà văn Trung Trung Đỉnh đã được về Bình Dương trong mùa hè nắng nung cát cháy đó.

Bao nhiêu năm đã qua rồi, mà ký ức về Bình Dương vẫn còn khá nguyên vẹn trong tôi. Đó là một ký ức vừa nặng trĩu, vừa dữ dội, lại vừa chói sáng, cứ như chúng tôi đang đi về một vùng đất hoàn toàn khác lạ, dù vùng cát trắng Bình Dương vẫn thân gần với những người đã từng qua chiến tranh, từng đi kháng chiến như chúng tôi.

Nhớ những buổi trưa hè cả nhóm chúng tôi đi bộ từ thôn này sang thôn khác trong xã, tìm đến các nhà dân, các gia đình có người từng đi du kích để thăm và hỏi chuyện. Những chuyện hồi chiến tranh do người Bình Dương kể một cách thật thà khiến chúng tôi như choáng váng. Vì ít ai dám nghĩ một xã vùng cát trắng nghèo khổ lại phải chịu đựng sự hủy diệt kinh khủng đến như thế. Điều lạ lùng nhất, là trong đau thương, người Bình Dương vẫn đứng vững, du kích vẫn chiến đấu, những người mẹ người chị vẫn bảo bọc và tiếp sức cho chồng con mình. Rồi những hy sinh vẫn ập đến hàng ngày.

Tôi đã từng, sau chiến tranh, vào tháng 3.1976, tới vùng quê Sơn Mỹ, ở hàng tháng với bà con mới từ các vùng ấp chiến lược hay lẩn lút trong những “vùng oanh kích tự do” trở về. Bao nhiêu là khổ cực, vất vả, ký ức chiến tranh, ký ức về cuộc thảm sát 504 người dân Sơn Mỹ tháng 3 năm 1968 cứ trở về bất cứ lúc nào. Trong trường ca “Trẻ con ở Sơn Mỹ” tôi viết sau đó một năm, có đoạn về những người du kích Sơn Mỹ, mà tôi thấy trùng hợp với những người du kích ở Bình Dương:

trải qua rét buốt lửa nồng

  gia tài còn vẹn tấm lòng ấy thôi

  những người mọc thẳng giữa đời

  như rừng dương chắn ngang trời cát bay

  những người bền tựa rễ cây

  luồn trong đất đá cánh tay trụi trần

  họ dò tới những mạch ngầm bí mật

  đã nuôi được xương rồng trên trảng cát

  với xương rồng, họ tìm cách nở hoa

            (trường ca “Trẻ con ở Sơn Mỹ”)

Vâng, sau tất cả những hy sinh mất mát đau thương, thì cốt lõi vẫn là “với xương rồng, họ tìm cách nở hoa”, phải nở hoa bằng bất cứ giá nào. Họ đã đi tới ngày chiến thắng, ngày Hòa bình Thống nhất bằng chính lời thề ấy.

Hôm nay, sau tất cả mọi điều, thì dự án “Vườn Mẹ” mà anh Phan Đức Nhạn, một người con Bình Dương, một người có cha là Chủ tịch huyện Thăng Bình thời kháng chiến chống Pháp, có mẹ là liệt sĩ và là Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có 4 người hy sinh trong chiến tranh, đã quyết theo đuổi dự án này từ nhiều năm nay. Anh Phan Đức Nhạn thuyết minh cho tôi nghe, rằng thì nơi ấy, nơi đã hai lần được phong Anh hùng trong chiến tranh, một lần sau chiến tranh, sẽ có bao nhiêu trái quả ngọt lành, bao nhiêu rau xanh mướt mát từ bàn tay mẹ, mà mỗi luống hành, cọng rau, quả bí, trái bầu… sẽ mang nặng lòng biết ơn với Mẹ, được chưng cất từ lòng Mẹ, cùng bao vất vả lo toan của mỗi người dân Bình Dương hôm nay.

“Vườn Mẹ”, còn một ý tưởng nào yêu thương hơn, còn lòng biết ơn nào sâu nặng hơn khi những đứa con hợp sức vun xới ngay trên mảnh đất Bình Dương đau thương và anh hùng này một khu vườn, không phải là “Vườn Thượng uyển”, mà là “Vườn Mẹ” với rau quả, với xương rồng nở hoa, với những bờ dương ngăn chắn cát, với những hồ chứa nước cho mùa khô, với tất cả những gì mà Mẹ chúng ta, những Bà Mẹ anh hùng đã dày công vun xới ngay từ những tháng ngày khốc liệt nhất trong chiến tranh.

Đó như một Bảo tàng của lòng Biết Ơn, lại như một Quyển Sách Xanh mà mọi người có thể lật giở từng trang để không bao giờ lãng quên quá khứ, không bao giờ nguôi nhớ những người Mẹ đã hy sinh tất cả, hy sinh cái quí giá nhất của đời mình là những đứa con, là người chồng đầu gối tay ấp, những người Mẹ đã bất đắc dĩ thành Anh hùng vì đã nếm trải quá nhiều đau thương mất mát.

Như những cây xương rồng trên cát, người Bình Dương đã quyết “nở hoa”, đã quyết sống. Đó là một ý chí sống mà không kẻ thù nào hiểu được, dập xóa được.

Và tôi tin, dự án “Vườn Mẹ” sẽ thành hiện thực trong một ngày không xa nữa. Ngày ấy, tất cả chúng ta sẽ cùng có mặt trên vùng cát cháy nay đã bật sáng những nụ chồi xanh tươi của cuộc sống, sẽ vươn cao lên những hàng dương của lòng Biết Ơn và ý chí quyết sống.

Vâng, phải quyết sống còn để có được hạnh phúc, đó là Bình Dương. Đó là Sơn Mỹ. Đó là Việt Nam.


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Chùa Vạn Phật - Ngôi chùa có một không hai ở Sài Gòn

Ban đầu, chùa có tên là Phật Quang Đại Tòng Lâm. Do có rất nhiều tượng Phật nên mọi người quen gọi là chùa Vạn Phật.

'Rớt não' với từ ngữ miền Tây, nghe xong tưởng chơi đuổi hình bắt chữ nhưng cuối cùng "ủa, có lạ gì đâu bây!?"

Mà dù nói gì đi chăng nữa, câu chuyện về ngữ ngữ của 'tiếng miền Tây' sẽ được bàn ở đây 'trường kỳ kháng chiến' theo một cách đơn giản hơn bao giờ hết.

Sự thay đổi cán cân giữa các nền văn minh

Sự va chạm giữa các nền văn minh và sự tái lập trật tự thế giới" mang đến một cái nhìn tổng quát về thế giới đương đại với những vấn đề, thách thức mà mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và mỗi cá nhân đều có trách nhiệm.

Vẻ đẹp của 'nàng thơ cuối cùng nổi tiếng nhờ hội họa'

Hơn 240 bức tranh được thực hiện bí mật trong vòng 15 năm, toàn bộ tác phẩm chỉ xoay quanh một người mẫu. Sự bí mật này đã đưa lại không ít rắc rối cho họa sĩ khi loạt tác phẩm được công khai.

Nhà thơ Thanh Thảo bình thơ của Trần Vũ Mai

Thơ Trần Vũ Mai có một thứ âm nhạc riêng, nó gần như một thương hiệu của thơ anh.

Bài thơ Bắt nạt trong SGK lớp 6, tác giả: 'Ai chứng minh là thơ dở xứng đáng được trao giải Nobel Văn học'

Một bài thơ trong sách giáo khoa lớp 6 đang trở thành tâm điểm bàn luận giữa cư dân mạng và chính tác giả của nó.

Những góc ảnh đẹp mê hồn bằng kỹ thuật chụp hồng ngoại

Bằng kỹ thuật chụp hồng ngoại, cảnh sắc thiên nhiên của vùng đất Nam Mỹ qua ống kính của Paolo Pettigiani, một nhiếp ảnh gia Ý đều mang sắc hồng mộng mơ và huyền ảo.

Có nên từ bỏ nghi thức bắt tay?

Khi đại dịch hoành hành, một công ty tổ chức sự kiện ở thành phố Kansas nảy ra ý tưởng dùng nhãn dán "I Shake Hands” (Tôi bắt tay) để hóa giải những cuộc gặp khó xử.

Biến tiềm năng thành tài năng - Lùi lại không phải là mất đà hay bỏ cuộc, mà là để tiến về phía trước

Từ sách - Phim - TĐ - 23/11/2024 09:00
Kỹ năng không phát triển với tốc độ ổn định nên việc cải thiện nó cũng giống như lái xe lên núi. Càng lên cao, đường càng dốc, sự tiến bộ của chúng ta cũng ngày càng ít đi. Khi hết đà, ta bắt đầu trì trệ.

Lựa chọn đồng đội quan trọng như thế nào? 7 lời khuyên từ sách 'Chiến thắng Con Quỷ bên trong'

Từ sách - Phim - Quìn - 23/11/2024 08:00
“Chiến thắng Con Quỷ bên trong”: 7 nguyên tắc giúp bạn vượt qua chướng ngại và tìm thấy thành công. Đã được dịch sang hơn 10 ngôn ngữ trên thế giới. Luôn nằm trong danh sách khuyến đọc của các doanh nhân, nhà lãnh đạo thành công.

TP. Hồ Chí Minh triển khai khảo sát DDCI năm 2024

Kỹ năng - Hoàng Kim - 22/11/2024 15:42
Khảo sát DDCI được tiến hành từ nay đến 15/12/2024, tập trung vào các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà đầu tư đang triển khai dự án, các hợp tác xã, hộ kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn Thành phố.

Lần đầu thấy cảnh người Việt Nam thu hoạch hoa súng, khách Mỹ choáng ngợp

Thư giãn - Huy Hoàng - 22/11/2024 12:00
Có chuyến đi tới đồng bằng sông Cửu Long cách đây không lâu, phóng viên người Mỹ chứng kiến cảnh người địa phương thu hoạch hoa súng nên thấy rất ấn tượng.

Dùng chatbot AI trả đũa kẻ lừa đảo

Kỹ năng - Cẩm Bình - 22/11/2024 11:00
Nhiều người khi phát hiện mình là mục tiêu bị lừa đảo đã cố gắng làm lãng phí càng nhiều thời gian của kẻ lừa đảo càng tốt.

Sau trào lưu xé túi mù, giới trẻ lại lao vào 'cuộc chiến' đập hộp mù

Phong cách sống - Hoàng Hà - 22/11/2024 10:00
Trào lưu xé túi mù chưa kịp hạ nhiệt, giới trẻ lại đua nhau đập hộp mù với những mô hình ngày càng to và đắt tiền hơn, có bạn trẻ tốn 3 - 4 triệu đồng mỗi tháng.

‘Bộ trưởng’ Elon Musk: 2 quy tắc quan trọng nhất giúp thay đổi số phận một người

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 22/11/2024 09:00
Vị tỷ phú "siêu nhân" giàu nhất thế giới này chỉ ra quy luật đơn giản mà nhiều người không hiểu khiến cuộc đời mãi tầm thường, không có thành tựu nổi bật.

Biến tiềm năng thành tài năng - Chìa khóa khai mở bản thân

Từ sách - Phim - Thu An - 22/11/2024 08:00
Có thể bạn không có tài năng thiên phú, nhưng trong mỗi con người đều ẩn chứa nhiều tiềm năng. “Biến tiềm năng thành tài năng” sẽ chỉ cho bạn “nơi cất giấu” chiếc “chìa khóa” khai mở tiềm năng của bản thân để bạn đi đến thành công và hạnh phúc.

5 mẹo sử dụng ChatGPT hữu ích có thể bạn chưa biết

Kỹ năng - Sơn Vân - 21/11/2024 12:00
Nhiều người sử dụng ChatGPT để tạo công thức nấu ăn hoặc viết email công việc. Nick Turley, trưởng bộ phận sản phẩm của OpenAI, vừa chia sẻ 5 mẹo hữu ích mà người dùng ChatGPT có thể chưa biết hoặc muốn thử nghiệm.

Cuộc khủng hoảng cô đơn

Phong cách sống - Chi Chi - 21/11/2024 11:00
Sống giữa thành phố đông đúc nhưng nhiều người không thể tìm được một người để trò chuyện.

“Mẹ làm mọi thứ vì tốt cho con” là tình yêu độc hại nhất

Suy ngẫm - An Chi - 21/11/2024 10:00
Có một kiểu tình yêu độc hại của người mẹ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đứa trẻ.

Biến tiềm năng thành tài năng - Càng mắc nhiều lỗi, bạn càng tiến bộ nhanh hơn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 21/11/2024 09:00
Phần lớn chúng ta đều không thích phạm lỗi vì nỗi sợ bị đánh giá, nhưng giáo sư Adam Grant đã chỉ ra rằng để có thể phát triển, bạn phải dám mắc lỗi nhiều hơn.

Lời khuyên dành cho thầy cô – Những chiêm nghiệm tâm huyết dành cho nghề giáo từ GS John Vu

Từ sách - Phim - Quìn - 21/11/2024 08:00
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách "Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô" (Beyond Teaching) của giáo sư John Vu mang đến những suy ngẫm sâu sắc và thiết thực về vai trò của người thầy trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/11/2024 12:00
Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số

Kỹ năng - Nhật Anh - 20/11/2024 11:00
Mã QR đang ngày một trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi nhưng lại vô tình tạo điều kiện để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 23/11/2024