SGK Ngữ văn lớp 6 - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, có bài thơ “Bắt nạt” của tác giả N.T.H.L mới đây đang là nguyên nhân dẫn đến những tranh cãi gay gắt giữa một bộ phận cư dân mạng và tác giả.
Tác giả N.T.H.L được giới thiệu sinh năm 1982 ở Hà Nội. Anh từng là sinh viên trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. H.L làm thơ từ năm 12 tuổi và là tác giả của hàng ngàn bài thơ.
Nội dung bài thơ đang gây tranh cãi như sau:
Nói về bài thơ, tác giả cho rằng: "Bài thơ là bức thư cố gắng giúp cả bạn bắt nạt và bị bắt nạt hiểu hơn về bắt nạt. Khi sự hiểu đó được lan truyền trong cộng đồng, nhất là trong các bạn học sinh khi cùng đọc bức thư ấy thì một áp lực văn hóa sẽ xuất hiện đối với hành vi bắt nạt. Từ áp lực văn hóa bớt hành hạ nhau đó mà xã hội văn minh hơn".
Câu chuyện bắt đầu khi một trang confession đăng tải ý kiến của thành viên ẩn danh có nội dung "chê bai" một số tác phẩm hiện đại được đưa vào sách giáo khoa, trong đó cụ thể nhắc tới bài thơ "Bắt nạt" của tác giả N.T.H.L.
Khi được biết về lời nhận xét này, tác giả đã bày tỏ thái độ vô cùng gay gắt. Anh chia sẻ lại confession trên trang cá nhân, đồng thời phê phán "năng lực cảm thụ và tư cách của một nhóm người đang học viết". Nhà thơ này cũng khẳng định "Nếu chứng minh Bắt nạt là bài thơ dở nhất, các bạn xứng đáng được trao giải Nobel Văn học". Đồng thời đăng tải bài phân tích "Tại sao Bắt nạt hay và phù hợp đưa vào SGK".
Đáp lại nhà thơ, nhiều netizen cũng vào trang cá nhân của anh để bày tỏ những cảm xúc từ phẫn nộ, mỉa mai cho đến đồng cảm, bảo vệ... Người cho rằng bài thơ vô bổ, không có vần điệu, chỉ cố gắng gieo vần cho có: "Đọc xong bài chỉ nhớ mù tạt với hip hop chứ đọng lại được gì". Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng, dùng cảm nhận của người lớn với trẻ lớp 6 có thể không công tâm khi nhận xét bài thơ này: "Em rất thích thơ của anh vì chúng trong sáng, ý nghĩa, mới mẻ, tuy không theo khuôn mẫu nhưng vẫn rất vần, rất xuôi, và đặc biệt rất an yên. Cá nhân em thấy thơ anh hay, nên vẫn đọc thơ anh ấy".
Trước sự "tấn công" ồ ạt của Netizen, trên trang cá nhân, nhà thơ H.L viết: "Có nhiều bạn nói bài "Bắt nạt" chẳng có giá trị nghệ thuật gì, không có vần điệu hoặc vần điệu ngang phè. Bạn không hiểu rằng, nói như vậy chính là cung cấp bằng chứng cho người đọc rằng bạn bị mất cảm thụ tự nhiên và cả thất học vì không thấy nổi vần điệu rất rõ ràng, đầy đặn và sắp xếp tinh tế trong văn bản.
Với năng lực như vậy, làm sao bạn nhân danh được được ai về điều đúng đắn hay cảm thụ. May ra là nhân danh được cho những người đã cảm thụ kém còn khoe thái độ sai, coi thường thiên tài như bạn. Và khi cùng hăm hở chống lại bài thơ, hăm hở nhân danh cảm thụ của trẻ em, của trẻ em lớp 6 dù họ không hề đề nghị, các bạn chỉ tập hợp nên một đám đông sai trái và mất cảm thụ muốn đi càn quét nghệ thuật thực thụ...
Trước sự "tấn công" ồ ạt của Netizen, trên trang cá nhân, nhà thơ H.L cho rằng những người nhận xét "bị mất cảm thụ tự nhiên và cả thất học".
Bên cạnh vần chân ở cuối dòng, vần lưng ở giữa dòng, vần nối gần như tất cả các khổ thơ, còn có những cách tạo nhạc tính khác. Các từ láy phụ âm đầu như HỌC HÁT, HIP HOP, NHÚT NHÁT, CÁI CÂY hay láy đuôi như BẮT NẠT cũng được sử dụng nhiều. Biện pháp điệp từ "BẮT NẠT" và "ĐỪNG BẮT NẠT" cũng được sử dụng với tần suất cao giúp kết nối hơn âm thanh của các câu".
Nhà thơ này cũng khẳng định "Nếu chứng minh Bắt nạt là bài thơ dở nhất, các bạn xứng đáng được trao giải Nobel Văn học"
Tuy nhiên, bài phân tích của tác giả bị cư dân mạng chỉ ra chỗ sai, cho rằng những từ như "hip hop", "học hát", "cái cây" không phải là từ láy, tác giả H.L phản biện: "Mình gọi "hip hop", "học hát", "cái cây" là từ láy có thể sai với một số quy định mà nhiều bạn được dạy. Mình xin lỗi khi các bạn góp ý trên quy định đó mình chưa đồng tình. Và các bạn có thể tự điều chỉnh cho đúng khái niệm của các bạn giúp mình.
Bên cạnh đó, có nhiều cách quy định và nhạy cảm với Tiếng Việt mà. Láy có thể hiểu đơn giản là luyến láy, lặp lại. Mình xin khuyến nghị từ láy đầu tiên nên xét về mặt âm thanh, sau đó mới là ngữ nghĩa. Tiếng Việt rất quan trọng về mặt tượng thanh. "Hip hop", "học hát", "cái cây" đầu tiên là từ ghép nhưng nếu cảm nhận rõ ràng về âm thanh có thể thấy đó cũng là những từ có độ láy cao. Một từ có thể là nhiều dạng từ".
Một phần trong bài phân tích "Một số nghệ thuật trong bài “Bắt nạt”" mà nhà thơ H.L chia sẻ trên trang cá nhân của mình.
Nhiều cư dân mạng đặt câu hỏi, phải chăng làm thơ căn dặn các em đừng BẮT NẠT nhưng với cách phản ứng lại dư luận của mình, chính nhà thơ đang BẮT NẠT lại lũ trẻ khi không hề có tinh thần cầu thị: "Khi lũ trẻ vào chê thơ của mình thì nhà thơ lại có hàng tá status giãy nảy, xù xì dưới cái vỏ bọc dịu dàng văn chương, rồi còn gọi chúng là những kẻ tầm thường? Cuộc đời ném gạch vào và nhà văn, nhà thơ ném lại đời viên gạch luôn?
Một tác phẩm khi đưa ra cho công chúng, là đã phải chấp nhận khen chê. Và khen chê không phải để tác giả nổi giận với hiện tại, mà là để dịu dàng với tương lai. 99% người ở đây phản đối bởi chính cách hành xử của tác giả. Một tác phẩm hay là tác phẩm mà không cần lời lẽ hoa mỹ nhưng người đọc vẫn cảm thấy hay và hiểu - chứ không phải là tác giả cố giải thích cái hay ra cho mọi người hiểu", một người dùng mạng nhận xét.
Hiện câu chuyện về bài thơ Bắt nạt vẫn đang xôn xao trên rất nhiều diễn đàn.
Nhịp sống Việt