Vì sao khoa học luôn cần đến nghệ thuật?

03/05/2020 18:30
Vì sao khoa học luôn cần đến nghệ thuật?

Nghệ thuật là một công cụ sắc bén để kể một câu chuyện về khoa học.

   Với nhiều ngành khoa học liên quan đến những điều kỳ lạ nhất của thế giới động vật, đại loại như những sinh vật có đôi mắt và cơ thể khác biệt với bản thân con người chúng ta, nghệ thuật có thể giúp chúng ta trải nghiệm những phần khó tưởng tượng này của thế giới tự nhiên và làm sáng tỏ những khám phá khoa học mới.

      Bảo tàng Lịch sử tự nhiên - National Museum of Natural History là một trong những bảo tàng lớn nhất của Viện Smithsonian - một học viện nghiên cứu về bảo tàng của chính phủ Mỹ  

Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ (National Museum of Natural History) nằm trong một quần thể với rất nhiều Bảo tàng tại công viên National Mall Quốc gia ở thủ đô Washington DC, Mỹ. Đây là một trong những bảo tàng khoa học tự nhiên lớn nhất thế giới với hàng chục triệu lượt khách đến tham quan trong năm.

Bảo tàng được khai trương từ năm năm 1910, hiện viện Smithsonian quản lý. Hơn một trăm năm tồn tại, bảo tàng sở hữu sưu tập với 126 triệu mẫu vật gồm thực vật, động vật, hóa thạch, khoáng vật, đá, thiên thạch, di cốt và các hiện vật văn hoá về lịch sử loài người. Đây cũng là nơi có khoảng 185 nhà khoa học lịch sử tự nhiên chuyên nghiệp - nhóm các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về lịch sử tự nhiên và văn hoá lớn nhất trên thế giới.

National Museum of Natural History với hàng triệu hiện vật về thế tự nhiên thu hút người xem

Một Thế Giới xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết của tác giả Raven Capone Benko - một thực tập viên truyền thông khoa học tại khoa Động vật không xương sống thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ. Bài viết đăng trên tạp chí khoa học Smithsonian vào cuối tháng 4.2020.

Vì sao khoa học lại cần đến nghệ thuật?

Nghệ thuật là một công cụ sắc bén để kể một câu chuyện về khoa học. Với nhiều ngành khoa học liên quan đến những điều kỳ lạ nhất của thế giới động vật, đại loại như những sinh vật có đôi mắt và cơ thể khác biệt với bản thân con người chúng ta, nghệ thuật có thể giúp chúng ta trải nghiệm những phần khó tưởng tượng này của thế giới tự nhiên và làm sáng tỏ những khám phá khoa học mới.

Phòng trưng bày Động vật không xương sống của Bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia (Mỹ) trông đợi rất nhiều vào trí tưởng tượng nghệ thuật để trưng bày các sinh vật sống ở dưới đại dương sâu thẳm và luôn kỳ quái.

Từ việc truyền tải kiến thức cho những khách tham quan bảo tàng ham hiểu biết đến cách tiếp cận mang tính sáng tạo đối với quy trình khoa học, nghệ thuật luôn là một thành phần quan trọng của khoa học trong phòng trưng bày động vật không xương sống và trong toàn bảo tàng.

Karen Osborn - nhà động vật học và động vật không xương sống tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia đã sử dụng nhiếp ảnh để giúp mọi người kết nối với các động vật biển khó nhìn như loài sứa biển sâu này

Nghệ thuật khiến giáo dục khoa học trở nên cuốn hút

Alia Payne là một trong số các họa sĩ làm việc cùng với các nhà khoa học trong đủ mọi các loại dự án thuộc gian trưng bày Động vật không xương sống.

Alia Payne, chuyên ngành Nghệ thuật tương tác tại Đại học mỹ thuật Maryland, đã đến bảo tàng để làm việc với các bộ sưu tập những con sứa sống. Trong khi quan tâm chăm sóc chúng trong phòng thí nghiệm, Payne cũng đưa những người bạn không xương sống của mình đến bảo tàng và kể cho khách tham quan về cấu tạo sinh học của loài sứa.

Khách tham quan luôn hỏi cô cùng một câu hỏi, làm thế nào để sứa có thể đốt? Tuy cô đã có câu trả lời khoa học cho họ nhưng vẫn cảm thấy rất khó để giải thích việc các tế bào chích siêu nhỏ phát ra từ những xúc tu mềm oặt mà không có hình ảnh rõ ràng.

Mô hình bằng đất sét của Payne về một tế bào châm chích của sứa, được gọi là tuyến trùng

Chính vào thời điểm đó, một ý nghĩ vụt lóe lên trong tâm trí Payne. Cô có thể chỉ cho khách tham quan cách sứa đốt bằng công cụ nghệ thuật. Payne ngay lập tức được làm việc trong cửa hàng điêu khắc tại trường của cô và vui mừng mang các tế bào chích siêu nhỏ để mọi người có thể quan sát đầy đủ.

Payne đã lập một mô hình 3D của một trong những tế bào chích mà các xúc tu sử dụng, được gọi tên một loài giun tròn mà du khách có thể chạm vào và tương tác. Mô hình đã cho khách thấy sứa đốt bỏng rát và giúp Payne giải thích cách chăm sóc người bị sứa đốt.

“Tôi đã luôn yêu thích nghệ thuật vì nó luôn mang tính giáo giáo dục. Chúng ta học hỏi dễ dàng hơn khi có thứ gì đó để chơi và tương tác” – Payne chia sẻ.

Alia Payne đã vẽ theo dạng phim hoạt hình để mô tả con bạch tuộc này thoát khỏi một cái lọ thủy tinh như thế nào để truyền đi thông điệp bảo vệ các loài động vật biển

Đó không phải là lần duy nhất cô lập mô hình 3D khi sử dụng năng khiếu nghệ thuật của mình để chia sẻ kiến thức khoa học. Trong Ngày bạch tuộc thế giới, cô đã vẽ một biếm họa về một con bạch tuộc thoát ra từ một chiếc lon nhờ thân hình không xương uốn éo để kể với những người hâm mộ trên Instagram của viện bảo tàng về cấu trúc sinh học độc đáo của sứa. Payne chia sẻ: “Vấn để là mang yếu tố giải trí vào khoa học nhằm tạo ra một sân chơi cho mọi người ở mọi lứa tuổi có thể cùng nhau học hỏi”.

Nghệ thuật mở cửa sổ vào thế giới tự nhiên

Trong khi giúp xã hội trải nghiệm khoa học thì nghệ thuật cũng giúp các nhà khoa học hiểu về thế giới tự nhiên.

Tiến sĩ Karen Osborn, người phụ trách và nhà động vật học chuyên về động vật không xương sống tại bảo tàng. Cô đã tập trung vào các sinh vật kỳ lạ của môi trường sống lớn nhất đại dương - tầng nước giữa. Osborn khám phá vùng nước rộng lớn giữa đáy biển và bề mặt này để nghiên cứu cách thức động vật thích nghi với môi trường tối tăm khan hiếm thức ăn này.

Các sinh vật tầng nước giữa, chẳng hạn như quần thể động vật giáp xác nhỏ có 11 loại mắt khác nhau, sở hữu đủ mọi loại tính năng độc đáo để giúp chúng sống sót trong môi trường khắc nghiệt. Nghiên cứu của Osborn giúp chúng ta hiểu được những con vật này xuất hiện như thế nào.

Bức ảnh con bạch tuộc (Cirrothauma m Huri) dưới biển sâu Osborn chụp

Các nghiên cứu của tiến sĩ Osborn về động vật rất cuốn hút khi quan sát chúng trong tự nhiên. Tuy nhiên, mấy ai được dùng các thiết bị dưới biển sâu để nhìn thấy chúng trực tiếp. “Khi bạn muốn mọi người coi trọng những loài động vật mà bạn quan tâm, bạn đã phải đưa cho họ thứ gì đó để tiếp tục. Tôi muốn cho mọi người thấy những gì tôi thấy ở động vật”- Osborn chia sẻ.

Osborn đã tận dụng năng khiếu nghệ thuật của mình để cho mọi người thấy những loài động vật tầng nước giữa khó nắm bắt, khó nhìn thấy nhưng chúng đẹp mê hồn và rất kỳ lạ.

“Vì vậy, tôi bắt đầu học nhiếp ảnh. Nhiếp ảnh thực sự rất quan trọng vì những con vật này không có vẻ gì tuyệt vời khi chúng được bảo quản trong một cái lọ thủy tinh trong các bộ sưu tập ở bảo tàng”, Osborn nói.

Osborn cũng đã sử dụng kiến thức nghệ thuật của mình để giúp thiết kế các triển lãm cho bảo tàng như những gian trưng bày "Cuộc sống trong một khối nước", một hình ảnh sống động về thế giới đại dương siêu nhỏ. Osborn đã sử dụng mô hình 3D của sinh vật phù du và rất nhiều bức ảnh đẹp để tái tạo sự sống ở tầng nước giữa nhằm giúp khách tham quan trải nghiệm khu vực khó tiếp cận này dưới đại dương.

Nghệ thuật giúp hoàn thiện quy trình khoa học

Nghệ thuật thậm chí ảnh hưởng đến cách thức các nhà khoa học làm khoa học.

Nghiên cứu của Osborn khi xem xét các hình thái động vật làm sáng tỏ hơn về cấu trúc cơ thể, cách chúng di chuyển và những bộ phận cơ thể khác nhau giúp chúng ta có thể biết về sự tiến hóa của động vật.

Nhóm của tiến sĩ Osborn cũng đang xem xét cách một con giun Tomopteris - loài động vật không xương sống bơi tự do để giúp ngành công nghệ chế tạo robot phát triển những robot tốt hơn, nhẹ hơn và cơ động hơn.

Bức ảnh mô hình con giun biển Tomopteris đang bơi

Những nghiên cứu này không chỉ là vấn đề khoa học mà còn phải có một tâm hồn nhạy cảm, một góc nhìn nghệ thuật để thấy được cuộc sống kỳ lạ và cuốn hút của các sinh vật khác sống giữa đất liền và biển. “Cần có con mắt “tinh đời” và được đào tạo chuyên sâu để phân biết các hình thái khác nhau. Tôi vẽ tranh minh họa, phác họa và chụp ảnh con vật để hiểu cấu trúc của nó - Osborn giải thích.

Khả năng chú ý cẩn thận đến các mẫu, hình dạng và các tỷ lệ hình học giúp các nhà khoa học quan sát và khám phá chính xác các trụ cột chính của quy trình khoa học. Nó cũng giúp họ tạo ra hình ảnh rõ ràng từ dữ liệu thu thập được. Cụ thể là những đồ thị, hình vẽ và minh họa khoa học đều trở nên sinh động và dễ hiểu hơn khi thực hiện bằng nghệ thuật.

Nghệ thuật có vị trí trong khoa học

Nhiều họa sĩ có thiên hướng khoa học tìm đường đến lĩnh vực minh họa khoa học, nơi họ giúp ghi lại những khám phá khoa học mới và làm cho những phần trừu tượng của khoa học trở nên dễ hiểu hơn.

Cuối năm ngoái, tiến sĩ Allen Collins, người phụ trách và nhà nghiên cứu về động vật không xương sống tại bảo tàng cùng nhà minh họa khoa học, Nick Bezio đã làm việc với một nhóm nhà khoa học để mô tả những khối chất nhờn mà họ tìm thấy bị rò từ sứa biển Cassiopea, có một khả năng kỳ lạ là tiết ra những quả bóng chất nhờn mà các nhà nghiên cứu gọi đùa là “lựu đạn nhầy nhụa”. Chúng cũng gây ra các cú đốt như một xúc tu của con sứa. Nhóm nghiên cứu gọi chất nhờn đó là cassiosome mà mọi người gặp phải khi bơi ở biển.

Hình minh họa của Bezio cho thấy cấu trúc bên trong và bên ngoài "lựu đạn nhầy nhụa" của sứa biển Cassiopea. Hình minh họa đầu tiên được phác họa bằng mực trên một loại nhựa trong suốt đặc biệt, được gọi là duralene, sau đó được số hóa bằng Photoshop

Bằng cách giải phẫu, các nhà nghiên cứu đã giải thích được cách bong bóng nhầy đó có thể chích mà không cần bản thân con sứa. Thông thường, các nhà nghiên cứu sẽ sử dụng các bức ảnh để ghi lại cấu trúc mới, nhưng họ không thể thu được bức ảnh đầy đủ của cassiosome sau khi thử nhiều phương pháp chụp ảnh siêu nhỏ. Đây chính là lúc vai trò của một họa sĩ minh họa như Bezio được phát huy. “Tôi đã từng có thể tạo ra một hình ảnh ở giữa cho thấy những gì bạn đang nhìn giống như một khối u có lông”, - Bezio nói đùa.

Anh đã phác thảo nhiều bản vẽ với nhóm, cuối cùng dừng lại ở bức mô tả các lớp bên trong và bên ngoài của loài sứa cassiosome. Bezio được truyền cảm hứng từ các họa sĩ chuyên minh họa khoa học khác, những người đã tạo ra những hình ảnh tương tự để mô tả các lớp khác nhau của lớp vỏ trái đất.

Khi nghệ thuật kể câu chuyện khoa học

Nếu thiếu nghệ thuật thì các loài động vật không xương sống độc đáo sinh sống ở đại dương được nghiên cứu tại bảo tàng cũng sẽ bị ẩn giấu trong các bộ sưu tập. Sáng tạo nghệ thuật mang lại cơ hội để các sinh vật đó thể hiện màu sắc tươi sáng, cơ thể quyến rũ và sự thích nghi đầy lý thú đối với các nhà khoa học của viện bảo tàng, khách tham quan và toàn thế giới. Đến lượt mình, nghệ thuật cố kết các nhà khoa học bằng sự sáng tạo và hỗ trợ quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học bằng những khám phá đầy nghệ thuật.

Các mẫu vật về động vật không xương sống tại National Museum of Natural History

Nhờ kết hợp khoa học với trí tưởng tượng khi kể chuyện khoa học, nghệ thuật giúp làm nổi bật vẻ đẹp của những loài động vật không xương sống ở đại dương, ngay cả những loài chỉ phù hợp với phim kinh dị. Như vậy nghệ thuật kết nối mọi người cùng óc tò mò bẩm sinh của họ với sự kỳ lạ của vương quốc động vật tại các bảo tàng.

Đó cũng chính là lý do vì sao khoa học luôn cần đến nghệ thuật.

Tiểu Vũ (dịch)


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Nhiếp ảnh... đồ chơi: Thú chơi tưởng dễ nhưng “cực khó”

Anh Mitchel Wu (57 tuổi) sống ở thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ, có sở thích… chơi đồ chơi, sắp đặt các bối cảnh với đồ chơi rồi chụp hình lại.

Triển lãm chủ đề lịch sử bằng công nghệ thực tế ảo

Triển lãm ứng dụng công nghệ thực tế ảo 360 VR giúp mô phỏng không gian thật với kiến trúc giả lập tương đồng với thực tế. Các tài liệu, ấn phẩm trưng bày trong không gian ảo được scan với độ chính xác cao để người xem có thể theo dõi sâu thông tin bằng cách thao tác trực tiếp qua các thiết bị công nghệ thông minh.

Khoảnh khắc kiến trúc đẹp nhất năm 2020 gọi tên nhiếp ảnh gia Việt Nam

Hơn 10.000 bức ảnh đã gửi về tham dự cuộc thi nhiếp ảnh xoay quanh đề tài kiến trúc #Architecture2020 do ứng dụng chia sẻ ảnh Agora tổ chức.

Sự nghiệp hội họa rực rỡ của nữ họa sĩ cả cuộc đời sống trong bi kịch

Khi chỉ còn một năm để sống trên đời, khi rơi vào tình cảnh nằm liệt giường vì đau ốm, nữ họa sĩ nổi tiếng người Mexico - Frida Kahlo đã biến phòng bệnh của mình trở thành triển lãm.

Ứng dụng công nghệ tái hiện những chiến tích của biệt động Sài Gòn

Trận đánh tàu sân bay USNS Card cũng được giới thiệu trọng điểm tại đây. Cái tên Lâm Sơn Náo đã trở nên nổi tiếng vì đây gần như là trận đánh duy nhất trên thế giới mà có thể dùng vũ khí thông thường đánh chìm tàu sân bay hộ tống của Mỹ.

Bên tách cà phê - Hàng quán cà phê trong cuộc cách mạng 'Văn hóa hồn người'

Con người đã luôn suy ngẫm giải đáp những bí mật của vũ trụ và loài người. Sự phát triển của khoa học đã khai phá một phần về thế giới vật chất, và vẫn tiếp tục giải mã các dấu hiệu về ý thức tư duy…

Diện mạo đô thị TPHCM sau 45 năm giải phóng

Hệ thống giao thông đô thị mở rộng cùng với sự xuất hiện của tuyến đường sắt đô thị, những dòng kênh được chỉnh trang, những tòa nhà chọc trời mang lại sức sống, diện mạo mới cho TPHCM.

Đường sách TP.HCM hoạt động trở lại sau thời gian tạm nghỉ vì COVID-19

Sau thời gian tạm nghỉ để chống COVID-19, Đường sách TP.HCM đã chính thức hoạt động trở lại kèm theo các điều kiện về an toàn trong phòng chống dịch bệnh.

CMMI-2

Blog GS John VU - GS John Vu - 03/05/2024 12:00
Trên 70% tổ chức được đánh giá dùng CMMI  đều thất bại khi thực hiện kế hoạch hành động cải tiến. Tại sao nhiều cải tiến qui trình lại thất bại thế?

Vụ án tấn công phụ nữ trung niên rúng động, hàng ngàn phụ huynh giật mình xem lại cách nuôi dạy con

Phong cách sống - Hiểu Đan - 03/05/2024 11:00
Phức hợp Oedipus bị biến dạng có thể khủng khiếp đến mức nào? Bạn sẽ nhận ra sau khi đọc câu chuyện thương tâm này.

Đặng Lê Nguyên Vũ: Nghĩ gì, chuẩn bị gì sẽ quyết định tương lai của bạn

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 03/05/2024 10:00
"Anh rất mong các em đặt cho mình câu hỏi lớn. Đương nhiên anh biết là các em còn những cái lo trước mắt nhưng hãy nhìn xa hơn, đặt câu hỏi lớn hơn thì những vấn đề trước mắt sẽ được giải quyết trong khoảnh khắc nào em cũng không hề biết".

Người đàn bà trong tôi – Không phải lúc nào tôi cũng là cô thiếu nữ tuổi mười bảy

Từ sách - Phim - Quìn - 03/05/2024 09:00
Người ta nói đúng: khi bạn có con, không ai có thể giúp bạn chuẩn bị điều gì. Đó là một phép màu. Bạn đang tạo ra một cơ thể khác.

Tài chính cho mọi người - Mách bạn 4 cách quản lý rủi ro trong cuộc sống.

Từ sách - Phim - Quìn - 03/05/2024 08:00
Rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống hằng ngày. Vậy làm thế nào để giảm thiểu tác động của những tình huống không mong muốn, cũng như đảm bảo sự ổn định và thành công của mình là vấn đề được nhiều người quan tâm.

CMMI-1

Blog GS John VU - GS John Vu - 02/05/2024 12:00
Hỏi: Tổ chức của tôi muốn bắt đầu chương trình cải tiến qui trình bằng cách dùng CMMI làm khuôn khổ.

Người cha vĩ đại của showbiz Việt: Bán nhà, bỏ việc vì con khiến nhiều người phải nể phục, rơi lệ

Truyền cảm hứng - Li La - 02/05/2024 11:00
Để con có được cuộc sống bình thường như hiện tại, nghệ sĩ Quốc Tuấn không chỉ bán nhà mà còn phải vượt qua nhiều giai đoạn đau khổ, tuyệt vọng.

9 điều tưởng ngược đời nhưng lại là chân lý, ai hiểu mới biết cách sống không thiệt thòi

Suy ngẫm - Trung Hạ - 02/05/2024 10:00
Đọc 9 điều dưới đây, bạn ngộ ra được bao nhiêu đạo lý?

Người đàn bà trong tôi - Hồi ký thoát khỏi “lâu đài" của công chúa nhạc pop Britney Spears

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 02/05/2024 09:00
 “Britney Spears - Người đàn bà trong tôi" chính là nguồn động viên và khích lệ cho mỗi người phụ nữ trên con đường của mình, để có thể sống một cuộc sống tự do đích thực.

Khách sạn cổ 129 năm tuổi ở miền Tây, gắn liền với chuyện tình của công tử Nam bộ và nữ nhà văn Pháp

Từ sách - Phim - Nguyễn Phượng - 02/05/2024 08:00
Ngoài kiến trúc độc đáo, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê còn thu hút sự quan tâm của du khách bởi câu chuyện tình buồn của chính chủ nhà và nữ nhà văn người Pháp.

AGILE

Blog GS John VU - GS John Vu - 01/05/2024 12:00
Câu hỏi: Ý kiến của thầy về lập trình AGILE (mau lẹ) là gì? Tôi có một tổ muốn thực hiện nó, nhưng họ gần như là theo cách tiếp cận “viết mã & cho chạy”.

Bức thư trong buổi họp phụ huynh - Người yêu thương bạn nhất nhưng không bày tỏ

Truyền cảm hứng - PV - 01/05/2024 11:00
Bố không hay thể hiện tình cảm với con như mẹ, nhưng đằng sau sự im lặng dõi theo đó là cả một bầu trời yêu thương.

Không phải lười biếng, đây mới là điều khiến nhiều người nghèo khó cả đời

Suy ngẫm - Huyền Giang - 01/05/2024 10:00
Có 3 thói quen quan trọng dễ khiến bạn trở nên nghèo khó nhưng bạn không hề hay biết. Nếu muốn có cuộc sống giàu sang, khá giả, bạn cần thay đổi ngay hôm nay.

Người đàn bà trong tôi - Sự thật đằng sau tấm ảnh cạo trọc đầu của Britney Spears

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 01/05/2024 09:00
Chúng ta vẫn thường biết về Britney Spears với hình ảnh một ngôi sao trượt dốc, trở nên điên loạn và bị kiểm soát suốt nhiều năm, nhưng có lẽ ít người biết đằng sau những phản ứng bốc đồng của cô trong quá khứ là những nỗi đau giấu kín suốt nhiều năm.

Chân dung những điệp viên hoàn hảo

Tủ sách - Minh Đức - 01/05/2024 08:00
Vì tính chất bí mật của hoạt động tình báo mà các nhà tình báo Việt Nam ngay cả khi đã hoàn thành nhiệm vụ và về hưu thì phần lớn họ vẫn chọn một cuộc sống hết sức thầm lặng, thậm chí không muốn tiết lộ bất cứ điều gì về nghiệp vụ của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 03/05/2024