Bạn có thể rất kỳ vọng về những đợt tăng lương chóng mặt, những cơ hội thăng tiến tuyệt vời hoặc một công việc mới ngon lành hơn, nhưng sự hứng khởi của bạn thường sẽ không mãnh liệt và kéo dài như bạn tưởng.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, biến thiên về tác động của bạn, tức khoảng cách giữa những gì bạn nghĩ rằng mình sẽ cảm thấy với những gì bạn thật sự cảm thấy, thường dẫn bạn đến những “mong muốn sai lầm”: bạn thiết tha mong mỏi một tương lai mà rốt cuộc không thực sự khiến bạn hạnh phúc. “Tôi cho rằng chỉ có kẻ mất trí mới chấp nhận những công việc mình không thích để làm đẹp hồ sơ xin việc. Như vậy có khác nào để dành việc ‘yêu đương’ cho tuổi già chứ?”, tỷ phú Warren Buffett từng thẳng thắn nói.
Có mục tiêu là điều tuyệt vời, và việc được thăng chức hay tăng lương sẽ khiến bạn hạnh phúc trong chốc lát. Nhưng thăng tiến trong sự nghiệp thường không phải là giải pháp cho hạnh phúc mãi mãi về sau.
Đã đến lúc ta xóa tan thói quen độc hại: tô vẽ tương lai để biện hộ cho khổ đau trong hiện tại. “Đeo đuổi ráo riết hạnh phúc chính là công thức cho một cuộc đời bất hạnh”, nhà tâm lý học Donald Campbell đã viết như vậy. Hạnh phúc không gián đoạn là một điều bất khả (hay ít nhất là chưa có ai từng trải nghiệm được điều đó). Ta thường tự miêu tả bản thân là “hạnh phúc” khi ta đạt được nhiều hơn những gì mình hiện có hoặc khi nhận ra ta đang sống tốt hơn những người xung quanh chút đỉnh. Cả hai trạng thái này đều không vĩnh cửu.
Ở một thái cực khác, cảm xúc hài lòng có thể bền vững về mặt cảm xúc hơn. Những người hài lòng nhất sẽ nhào nặn những thăng trầm của cuộc đời thành câu chuyện “Tái ông thất mã”: một điều xấu xảy ra, nhưng điều gì đó tốt đẹp cũng sẽ đến từ đó.
Vậy làm cách nào để bạn hài lòng hơn ở hiện tại, trong cuộc sống công sở không lấy gì làm hoàn hảo của mình? Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho mình từ cuốn sách "Thức dậy muốn đi làm".
Cuốn sách "Thức dậy muốn đi làm" chính là sự chữa lành dành cho những ai đang phải trải qua giai đoạn khủng hoảng tại chốn công sở.