Thức dậy muốn đi làm - Xử lý căng thẳng trong công việc một cách hiệu quả

Quin28/04/2023 08:00
Thức dậy muốn đi làm - Xử lý căng thẳng trong công việc một cách hiệu quả

Để giải quyết tình trạng căng thẳng trong công việc, chúng ta cần cho phép bản thân nghỉ ngơi. Dưới đây là một số giải pháp giúp bạn giảm căng thẳng trong công việc một cách hiệu quả.

Ngày nay, căng thẳng tại nơi làm việc tác động trực tiếp đến con người nhiều hơn so với các căng thẳng khác trong cuộc sống. Ở một khía cạnh nhất định, căng thẳng được xem là động lực để đưa ra những hành động quyết liệt hơn trước một số tình huống, tăng khả năng tập trung và có những phán đoán chính xác. Tuy nhiên, tình trạng căng thẳng xảy ra liên tục và kéo dài thì nó rất dễ ảnh hưởng xấu đến đến cả tâm lý, thể chất, tinh thần và sức khỏe.

Các tác nhân gây căng thẳng phá vỡ trạng thái cân bằng nội tại, và phản ứng với áp lực là cách cơ thể chúng ta tìm lại sự cân bằng. Để nhanh chóng chuyển dinh dưỡng và ô-xy đến các cơ, thì huyết áp, nhịp tim và nhịp thở của bạn đều tăng vọt. Đồng thời, bất kỳ hoạt động nào ít quan trọng hơn của cơ thể tại thời điểm đó – như tiêu hóa, sinh trưởng và sinh sản – đều chậm lại.

Chính vì vậy, để giải quyết tình trạng căng thẳng trong công việc, chúng ta cần cho phép bản thân nghỉ ngơi. Dưới đây là một số giải pháp giúp bạn giảm căng thẳng trong công việc một cách hiệu quả.

Đi du lch: Một kỳ nghỉ dài có thể giúp ta giữ vững năng suất và giữ gìn sức khỏe, đặc biệt khi ta hạn chế hoặc cắt đứt liên lạc với đồng nghiệp trong thời gian nghỉ dưỡng. Thật khó để thẳng tiến đến một hòn đảo biệt lập khi chỉ nghĩ đến việc tạm ngừng nhận email trong một ngày cũng khiến bạn thấy ngập chìm trong tội lỗi. Tuy nhiên bạn nên biết một kỳ nghỉ dưỡng là vô cùng  quan trọng. Đa số nhân viên chia sẻ rằng quản lý của họ hoặc tuyệt nhiên không đề cập, hoặc gửi những thông điệp tiêu cực, mập mờ về việc nghỉ phép; chỉ cần khích lệ chút đỉnh thôi, hầu như ai cũng sẽ sẵn sàng sử dụng nhiều ngày phép hơn.

Một đêm ngh x hơi: Việc sắp xếp thời gian nghỉ xả hơi xen kẽ trong tuần làm việc cũng quan trọng không kém việc nghỉ dưỡng dài ngày – và thường cũng dễ xoay xở hơn. Khi tập đoàn Boston Consulting Group thiết lập nên chế độ thời gian nghỉ chỉ định (predictable time off – PTO) cho phép mỗi thành viên của một nhóm sáu người có một buổi tối trong tuần được nghỉ ngơi hoàn toàn, nhân viên đã trở nên vui vẻ hơn, thoải mái và ít có nguy cơ nghỉ việc hơn. Từng thành viên cũng học được cách quan tâm, ý thức hơn đến hạnh phúc của người khác. “Ngay cả khi chúng tôi đang làm việc cật lực”, một tư vấn viên chia sẻ, “chúng tôi vẫn lo lắng cho nhau để đảm bảo rằng mọi người không kiệt sức”.

Ngoài ra, một đêm nghỉ xả hơi cũng cho phép bạn có thể ngủ bù. Khi thiếu ngủ, ngay cả vị bác sĩ phẫu thuật giỏi nhất cũng có thể sẩy tay và tay lái lụa nhất cũng có thể gây tai nạn. Thiếu ngủ còn khiến ta trở nên u sầu và lo lắng; khi ta ép mình thức quá lâu, ta bắt đầu nhìn những gương mặt hiền hòa thành thành những kẻ đe dọa. Vậy nên nếu gần đây bạn ngủ không ngon, chúng tôi gợi ý bạn làm theo lời khuyên hữu ích của mẹ Mollie: “Con không được phép đưa ra những phán quyết về cuộc đời mình khi con đang thiếu ngủ”.

“Bế quan” một ngy: Mỗi tuần, hãy tự sắp xếp cho mình một ngày không bất kỳ cuộc họp, cuộc gọi hay thậm chí buổi giao lưu gặp gỡ nào. Ngày “bế quan” này cho phép chúng ta bắt kịp những công việc còn dang dở, để những ngày còn lại trong tuần không đem lại cảm giác quá tất bật. Nếu bạn không dành riêng được một ngày như vậy, hãy thử “bế quan” một vài tiếng để tập trung vào công việc chuyên môn.

Những qung ngh ngắn: Việc rời khỏi bàn làm việc chỉ trong năm phút ngắn ngủi cũng có thể giúp bạn thư giãn và giữ được sự tập trung. Những học sinh người Đan Mạch được cho nghỉ một thời gian ngắn trước giờ thi có điểm số cao hơn hẳn các bạn học không được nghỉ ngơi. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc dành vài phút để tán gẫu với đồng nghiệp cũng giúp bạn giảm stress nhanh hơn so với việc nghỉ ngơi một mình.

Thiết lập một nhịp sinh hoạt sau giờ lm: Có một dấu hiệu cho thấy “Giờ làm việc đã hết!” sẽ tốt cho bộ não của bạn. Có một vài ý tưởng mà bạn có thể thực hiện sau giờ làm: Đi bộ hoặc đạp xe về nhà (tập thể dục một chút thôi cũng tốt), thiền khi đi lại giữa nhà và công sở, nghe nhạc, đọc tạp chí hoặc nâng tạ (vài nghiên cứu chỉ ra rằng việc tập tạ giúp cải thiện cảm xúc tốt hơn cả bài tập cardio). Cal Newport, tác giả cuốn Deep Work (tạm dịch: Làm việc chuyên chú), kết thúc một ngày bằng cách chuyển những ghi chép dang dở vào một bảng tổng hợp công việc, tắt máy tính và nói câu: “Hết thời gian biểu, hoàn thành”. “Đây là quy tắc của tôi”, ông viết. “Sau khi đã niệm xong câu thần chú ấy, nếu một nỗi lo liên quan đến công việc nảy lên trong đầu, tôi sẽ đáp lại bằng quy trình tư duy sau: Tôi đã nói câu thần chú kết thúc, thì tức là đã kết thúc”.

Tranh thủ thời gian cho bản thân là cách đơn giản nhất và là bước đầu tiên để tự cách ly khỏi bản chất tham công tiếc việc của bạn.

Hi vọng những giải pháp trên sẽ giúp bạn vượt qua những căng thẳng, tăng năng suất làm việc và tìm thấy niềm vui trong công việc của mình.

Ngoài ra, nếu bạn đang trong giai đoạn khủng hoảng nơi công sở thì cuốn sách “Thức dậy muốn đi làm” của hai tác giả Liz Fosslien, Mollie West Duffy sẽ là cuốn cẩm nang giúp bạn chữa lành. Bên cạnh đó, cuốn sách còn đặc cần thiết dành cho các nhà quản lý và lãnh đạo, giúp họ dẫn dắt đội ngũ của mình thoát khỏi những khuôn khổ cũ rích, thiếu lành mạnh, để hướng đến xây dựng văn hoá công ty trở thành nơi mà mọi nhân viên đều sẵn sàng đồng hành và gầy dựng.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025