Một túi hạt dưa, khi bạn cầm hạt đầu tiên lên cắn, thì sẽ có hạt thứ 2, hạt thứ 3..., khó dừng lại. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ không ngừng cắn hạt dưa cho đến khi ăn hết. Theo tâm lý học, đây chính là "hiệu ứng ăn hạt dưa". Vậy thì, tại sao mọi người không thể dừng việc ăn hạt dưa lại?
Lý do là mỗi khi cắn một hạt dưa, bạn sẽ ngay lập tức nhận được lợi ích (là hạt dưa để ăn), chính việc nhận lại được lợi ích ngay tức khắc này khiến mọi người không dừng lại.
Theo tâm lý học, trên thực tế, "hiệu ứng ăn hạt dưa" xuất hiện trong mọi việc chúng ta làm, nghĩa là chúng ta luôn mong nhận được phản hồi, và chu kỳ phản hồi càng ngắn càng tốt. Những người thực sự tài giỏi, trong quá trình lập kế hoạch sẽ cố gắng hết sức chia những mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ, để cảm giác thành tựu thúc đẩy họ tiếp tục cho tới khi thành công.
Cho đi và nhận lại thường không bằng nhau
Trong cuốn tiểu thuyết có tên "Hoa hỏa", có một câu nói như này, "Sự bối rối và cô đơn kéo dài trong khoảng thời gian quá lâu sẽ khiến con người không thể nhìn thấy phương hướng của tương lai."
Diễn viên Mark Ruffalo (nhân vật Hulk trong loạt phim "Biệt đội siêu anh hùng") có lẽ là người hiểu điều này sâu sắc nhất. Trước khi trở nên nổi tiếng với Marvel, cuộc đời của nam diễn viên "Banner" Mark Ruffat vô cùng vất vả. Mark sinh năm 1967 tại Wisconsin. Dù gia đình nghèo nhưng anh vẫn chọn nghề diễn xuất mà mình yêu thích và đến Học viện diễn xuất Stella Adler để theo học.
Anh sống trong một căn phòng nhỏ với hai người bạn cùng phòng mỗi ngày, hàng ngày ăn cơm đã để từ tối hôm trước, nhưng Mark hoàn toàn không quan tâm tới những điều đó.
Điều khiến anh buồn là anh ấy chưa bao giờ ngay lập tức đạt được thành quả cho những nỗ lực của mình, các đạo diễn từ chối cho anh thử vai hết lần này đến lần khác, số lần lên tới 800 lần.Áp lực về tương lai bấp bênh khiến cảm xúc của anh dần mất kiểm soát, Mark trở nên dễ cáu kỉnh hơn.
Những bức ảnh và áp phích treo trên tường của căn hộ đầy vết búa đập của anh, bất cứ đồ dùng nào anh ấy chạm tay vào đều sẽ không còn nguyên vẹn, Mark đau đớn, mất ngủ vào ban đêm và gầy gò hơn.
Con người ta không sợ vất vả, chỉ sợ mất đi hi vọng.
Cố gắng hết sức nhưng không nhận được sự hồi đáp, cảm thấy mình làm việc vô ích, theo bản năng, ai cũng sẽ chần chừ, do dự và phàn nàn, làm như vậy có đúng không? Chúng ta có nên tiếp tục không? Liệu nó tiếp tục có ý nghĩa gì không?
Có người nói rằng: "Niềm vui của việc nấu ăn là bạn có thể nhìn thấy, sờ được, ngửi được và được ăn, bạn sẽ ngay lập tức được đền đáp xứng đáng cho những nỗ lực của mình."
Tuy nhiên, khi đối mặt với thế giới thực tế phức tạp, chúng ta đều biết rằng việc "phải có" được phản hồi này có phần không thực tế, xét cho cùng, cho đi và nhận lại thường không bằng nhau.
Kết quả mà chúng ta mong đợi, chẳng qua cũng chỉ là trải qua một thời gian tích lũy, có thể ít nhiều được khẳng định và được đền đáp, có một lý do để tiếp tục làm việc đó.
Tích tiểu thành đại
Một số người nói rằng cuộc sống là một quá trình không ngừng làm mới, làm mới những quan điểm, làm mới trạng thái trước đó của bản thân. Khi có những thứ được làm mới theo cách tích cực, chúng ta cũng trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình.
Shasha sinh ra ở nông thôn, ngay từ từ khi còn nhỏ, cô đã luôn khao khát được nhìn ra thế giới bên ngoài, ước mơ ấy thúc đẩy cô làm việc chăm chỉ, sau khi học xong tiểu học, cô được nhận vào trường cấp hai tốt nhất trong quận, Shasha rất hạnh phúc.
Sasha sau đó đã thi đỗ vào trường cấp 3 liên thông. Cô rất vui và đã đặt cho mình mục tiêu mới, một trường đại học tốt. Kể từ đó, Shasha học hành chăm chỉ hơn. Ngay cả khi ăn cô cũng chạy đi ăn trong trạng thái vội vã, cô luôn cố gắng là người cuối cùng ra khỏi lớp và là người đầu tiên quay lại lớp. Nhưng ngay cả như vậy, Shasha vẫn cảm thấy điều đó thật lãng phí thời gian, vì vậy Shasha quyết định sẽ ngồi tại lớp ăn trưa. Lấy ba chiếc bánh bao hấp mua ở căng tin buổi sáng, bỏ vào một chút tương ớt, cải muối hoặc giăm bông xúc xích, vừa ăn bánh bao vừa đọc sách, cứ như vậy, cô học thêm được rất nhiều kiến thức.
Sự chăm chỉ đã được đền đáp, điểm số các môn học của Shasha luôn rất tốt, thường xuyên đứng đầu trường thậm chí cả quận. Không dừng lại, cô tiếp tục cải thiện. Trong kỳ thi tuyển sinh đại học, Shasha trúng tuyển vào Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc.
Năm thứ tư đại học, Shasha quyết định thi nghiên cứu sinh thạc sỹ tại Đại học Thanh Hoa (Top 5 đại học hàng đầu tại Trung Quốc). Shasha tích cực chuẩn bị cho cuộc thi, dành hai năm, thậm chí còn làm phiên dịch viên bán thời gian để kiếm tiền trang trải cuộc sống trong thời gian học tập, cuối cùng, cô đã trúng tuyển vào trường. Khoảnh khắc đó, Shasha nói, đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời cô.
Sự tiến bộ không ngừng và niềm vui không ngừng được nhân lên chính là động lực để Shasha tiến về phía trước, những "nhân" nỗ lực của cô cuối cùng cũng ra "quả".
Có một câu nói mà tôi rất yêu thích như này: "Chỉ niềm vui từ trái tim mới tạo nên niềm vui của cuộc sống."
Hồi đáp kịp thời có được sau khi làm một việc gì đó không chỉ là lời khẳng định cho những nỗ lực trong quá khứ mà còn khuyến khích mọi người tiếp tục cống hiến cho tương lai. Mỗi lần bắt đầu đều là một lần tự làm mới mình.
Một nữ nhà văn từng nói: "Cảm giác thành tựu khiến con người ta cảm thấy tự tin, tự tin đem lại hào quang, hào quang lại mang tới cảm giác thành tựu."
Đây cũng là đạo lý của nguyên tắc cắn hạt dưa: nỗ lực, nhận được khích lệ, cảm thấy tự tin, tích cực làm việc, lại đạt được thành tích.
Nhà phê bình người Đài Loan Yu Kwang-chung cũng từng nói: "Một người, không nhất thiết phải đạt được rất nhiều thành tựu trong cuộc sống của mình, nhưng anh ta ít nhiều cũng phải có cảm giác thành tựu."
Giá trị của cuộc sống không cần phải được người khác chứng minh, nhưng không có cảm giác thành tựu là một điều rất đáng buồn. Tìm kiếm cảm giác thành tựu không phải để chứng minh điều gì đó với người khác, mà để sống một cuộc sống tự tin và đàng hoàng hơn.
Chúc bạn và tôi đều tìm được những "hạt dưa" của cuộc đời, thuận buồm xuôi gió!