Một ngày nọ, Nhà tâm lý học người Mỹ William James cá cược với người bạn của mình tên Carlson “Tôi sẽ khiến ông phải nuôi một con chim”, Carlson nghe nhưng cũng không quá để ý nhiều tới lời của James, vì ông chưa từng nghĩ đến việc nuôi chim.
Vài ngày sau, James tặng Carlson một chiếc lồng chim xinh đẹp và tinh tế.
Carlson nói: “Tôi chỉ xem nó như một món đồ thủ công thôi". Từ đó, bất cứ ai khi tới nhà anh, nhìn thấy lồng chim trống đặt bên cạnh bàn làm việc đều sẽ hỏi con chim của anh chết lúc nào vậy.
Lúc mới đầu, Carlson còn kiên nhẫn giải thích với từng người một rằng bản thân trước giờ không nuôi chim, cái lồng đó chỉ là được một người bạn tặng. Nhưng, số người hỏi vẫn không dừng lại, khiến Carlson cảm thấy rất phiền phức và đôi khi ông nhìn lồng chim đó và thấy rằng thật ra chiếc lồng đó đẹp thật, có thể là có thêm con chim trong đó thì n sẽ có sức sống hơn.Bất đắc dĩ. Một quá trình cân nhắc và suy nghĩ, Carlson đã quyết định ra tiệm mua một con chim về cho vào lồng. Đây chính là “hiệu ứng lồng chim”.
“Hiệu ứng lồng chim” chỉ con người nếu ngẫu nhiên có được thứ mà mình vốn dĩ không cần, vì muốn tránh lãng phí hoặc vì những nguyên nhân khác, họ sẽ có ý thức hoặc vô thức tiếp tục mua thêm nhiều thứ mà họ không cần khác liên quand dến vật họ có trước đó.
Đặc điểm của “hiệu ứng lồng chim” đó là, ám thị tâm lý mà nó sản sinh ra sẽ ảnh hưởng tới hành vi của chúng ta.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể lợi dụng hiệu ứng lồng chim để hình thành những thói quen tốt. Ví dụ, nếu bạn muốn hình thành thói quen đọc sách, một cuốn sách mở sẽ dễ đọc hơn một cuốn sách đóng. Bạn có thể thử mở cuốn sách bạn muốn đọc để bên cạnh gối của mình, và bạn có thể nhận thấy hiệu quẩ ngay lập tức.
Không chỉ giúp nhìn nhận lại về hành vi vô thức trong mình, bạn hãy thử cân nhắc về hiệu ứng này như một phương pháp tích cực giúp bạn hình thành những thói quen tốt.