Theo tạp chí Angewandte Chemie, một nhóm khoa học Hà Lan và Pháp đã phối hợp xác định được một sắc tố giúp làm sáng nét những bức tranh của danh họa Rembrandt.
Hóa ra là nghệ sĩ bậc thầy này đã dùng một khoáng chất không được các danh họa khác sử dụng. Trong hội họa, sắc tố này chỉ được sử dụng tích cực vào thế kỷ XX. Để nghiên cứu, các mẫu sơn được lấy từ các bức tranh Chân dung Marten Soolmans (1634), Bathsheba (1654) và Susanna (1636). Trong đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra plumbonacrite - một khoáng chất có công thức hóa học Pb5O (OH) 2 (CO3) 3, được tìm thấy ở Anh, Scotland và Đức.
Trước đây, khoáng chất này được tìm thấy trong màu sắc chỉ có ở một bức tranh của Vincent van Gogh và trong các bức họa của thế kỷ 20.
Nhà nghiên cứu Victor Gonzalez ở bảo tàng Rijksmuseum và Đại học Delft, Hà Lan, chia sẻ rằng nghiên cứu cho thấy sự hiện diện của khoáng chất đó trong tranh Rembrandt không phải là ngẫu nhiên hay không liên quan đến ô nhiễm, mà là kết quả của sự tổng hợp có chủ ý.
Trong tương lai, nhóm nghiên cứu dự định nghiên cứu thành phần màu sắc trong các bức tranh của những họa sĩ đương thời của Rembrandt.
Phát hiện của các nhà khoa học có thể rất quan trọng đối với việc phục hồi và bảo tồn tranh của Rembrandt cho các thế hệ tương lai.
Vũ Trung Hương