Trên Internet có một đoạn văn khiến người ta cảm thấy dễ chịu. Nguyên văn như sau:
"Thuở nhỏ, khi gặp chuyện thất vọng, tôi thường tự an ủi mình bằng một vài câu thơ: Nhờ anh nhắn hộ mây trời - Nỗi đau hiện tại có mời đến đâu - Nước mắt rơi xuống vội lau - Còn đây giấc mộng mai sau huy hoàng.
Sau này lớn lên, tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều, khi gặp khó khăn tôi sẽ tự thuyết phục mình rằng: "Thực ra, tôi không nên buồn vì bất hạnh trước mắt. Biết đâu ngày mai lại càng khốn đốn hơn". Khi nghĩ đến điều này, tôi thậm chí không dám khóc."
Cuộc sống thăng trầm, thế sự loạn lạc nối tiếp nhau, ai cũng phải tu tâm dưỡng tính để đạt đến một mức độ nhất định. Vậy, cảnh giới cao nhất của đời người là gì? Hãy cùng tôi tìm hiểu nhé!
1, Đừng tức giận vô ích, hãy học cách quản lý cảm xúc
Trong cuộc sống, chuyện tốt không phải lúc nào cũng đến với bạn và không phải chuyện tốt gì cũng suôn sẻ. Vậy nên, khi mọi chuyện không được như ý, bạn phải học cách kiềm chế cảm xúc của mình, đừng tức giận, than vãn, bạn có thể buồn nhưng chỉ được một chút thôi.
Napoléon từng nói: Một người có thể kiểm soát cảm xúc của mình vĩ đại hơn một anh hùng chiến thắng một thành phố. Mọi người đều sẽ trải qua mọi bất hạnh và thử thách trong cuộc sống, hoặc là bạn bị thất bại nhất thời làm cho gục ngã, hoặc là bạn đối mặt với nó một cách tích cực rồi vượt qua nó. Cuộc sống này không dễ dàng gì, khó khăn ở khắp mọi nơi. Lý Bạch thở dài: "Đường đi khó! Đường đi khó! - Nay ở đâu? Đường bao ngã?"
Chỉ khi có đủ tập trung và sức bền trong cuộc sống, đối mặt với những khó khăn, vất vả từ thế giới bên ngoài, không ngừng tích lũy năng lượng tích cực, nâng cao năng lực và rèn luyện sở trường của bản thân thì con người mới có thể vững như cây tùng cây bách, có thể chống chọi với bão tố của cuộc đời. Cây tùng và cây bách đứng hiên ngang trên đỉnh núi và khi cơn bão đang quét qua, hai loài cây này uốn cong thân mình theo gió để không bị gió làm gãy; tuyết tích tụ trên các cành cây, cây tùng và cây bách uốn cong thân cây bằng lực của chúng để tránh cho cành cây bị dập nát.
Người trưởng thành nên biết có một loại khôn ngoan gọi là không tức giận. Cuộc sống này thiên biến vạn hóa, hoàn cảnh luôn thay đổi, một người khôn ngoan chân chính có thể giữ bình tĩnh khi xảy ra sự việc, không tức giận, không suy nghĩ, buông bỏ, không hỗn loạn, không vướng mắc, duy trì tâm thái bình yên có thể thoát ra khỏi mây mù và bước tiếp.
2, Đừng lo lắng khi gặp biến cố
Cuộc đời không gì là bất biến, khi gặp phải những thay đổi bất ngờ không cần phải hoảng sợ hay chần chừ, mỗi trải nghiệm trong cuộc sống đều là một tài sản quý giá, hãy học cách bình tĩnh đối mặt và bình tĩnh đón nhận nó.
Như Thích Ca Mâu Ni đã nói: "Bất kể bạn gặp ai, người ấy là người nên xuất hiện trong cuộc đời bạn; bất kể điều gì xảy ra, đó là điều tất yếu, bất kể khoảnh khắc nào đến với bạn đều là đúng thời điểm."
Những người làm nên việc lớn luôn có thể tránh được hỗn loạn nhờ bình tĩnh, không lo lắng, chủ động tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề.
Có câu nói: "Từ xưa đến nay, người khôn ngoan đều thấu rõ: Càng gặp nhiều biến cố, hiểm nguy kinh thiên động địa thì tâm phải càng tĩnh, càng không sợ hãi". Chỉ khi không có hỗn loạn, không bất ngờ và tâm hồn bình an, chúng ta mới có thể bình tĩnh suy nghĩ, phán đoán đúng đắn, vượt qua mọi khó khăn trở ngại. Khi biến cố vô tình ập đến, hãy bình tĩnh tìm cách giải quyết, không để bản thân bị áp đảo, khó khăn sẽ có thể vượt qua, bạn có thể vượt nghịch cảnh để hoàn thành tốt mọi việc.
3, Khi bị vu khống, đừng tranh luận vô ích
Có một truyện ngắn, giàu trí tuệ như sau:
Trong quá khứ, Hàn Sơn đã hỏi: "Nếu có người trên thế giới vu khống, lừa dối, xúc phạm, cười nhạo, khinh thường, căm hận, ghét bỏ, nói dối ta thì ta phải xử trí như thế nào?"
Thập Đắc đáp: "Chỉ cần nhường, nhẫn với hắn, tôn trọng hắn, cung kính hắn, coi trọng tự do của hắn mà tránh hắn, cuối cùng thì đừng để tâm đến hắn. Chờ vài năm sau sẽ gặp hắn."
Trang Tử từng nói: "Không thể cùng con ếch ngồi trong đáy giếng luận bàn về biển cả; không thể cùng côn trùng mùa hạ bàn luận về băng tuyết mùa đông". Kẻ trí sẽ cân nhắc ai mới là người xứng để cùng nhau luận bàn đạo lý.
Một ngày, chú ếch sống trong chiếc giếng cạn đã lên giọng nói với chú rùa sống ngoài Biển Đông rằng: "Cuộc sống dưới giếng của tôi thực sự rất vui! Khi muốn ra ngoài, tôi chỉ cần leo lên thành giếng. Rồi khi trở lại, tôi nghỉ ngơi tại khe nứt trong giếng. Lúc bơi lội, nước ngập đến nách nhưng đầu tôi nổi lên trên. Tôi nhúng chân vào đám bùn mềm mại và chơi đùa với nó".
Ếch nói tiếp: "Hãy nhìn những chú sò, cua và cá xung quanh cũng đang hưởng thụ cuộc sống hạnh phúc như tôi. Không những thế chiếc giếng này là lãnh thổ của tôi, chỉ phục vụ cho riêng tôi. Thật là một cuộc sống tuyệt vời. Sao anh không thử vào đây trải nghiệm điều tuyệt vời ấy nhỉ?".
Nhận lời mời của chú ếch, chú rùa chuẩn bị vào chiếc giếng. Nhưng trước khi chú rùa có thể di chuyển được chân trái thì chân phải của chú đã bị mắc vào thành giếng rồi.
Rùa không vào bên trong giếng nữa và bắt đầu kể cho chú ếch nghe về biển cả. Biển bao lớn? Có dùng cả ngàn dặm cũng không thể mô tả được sự bao la của biển, cả ngàn thước cũng không mô tả được độ sâu của biển cả.
Chú rùa kể: "Vào thời gian trị vì của vua Đại Vũ triều nhà Hạ, trong vòng 10 năm thì có 9 năm lũ lụt nhưng mực nước biển không hề dâng cao. Vào thời gian trị vì của vua Thành Thang triều nhà Thương, trong vòng 8 năm thì có 7 năm bị hạn hán nhưng nước biển không bị cạn khô. Không bị ảnh hưởng bởi thời gian hay sự lên xuống của thuỷ triều, đó là điều tuyệt vời khi sống ở Biển Đông".
Nghe những điều tuyệt vời về biển cả, chú ếch đã chấn động. Chú bắt đầu cảm nhận được sự hạn hẹp của cuộc sống trong chiếc giếng nhỏ bé của mình.
Môi trường sống sẽ hạn chế suy nghĩ của người ta. Cùng với đó, sự tự mãn và kiêu ngạo sẽ dẫn đến những suy nghĩ hẹp hòi và nhỏ bé. Đó chính là hàm nghĩa của câu thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng".
Chính vì thế, trong chương "Thu thủy", Trang Tử bàn rằng: "Không thể cùng con ếch ngồi trong đáy giếng luận bàn về biển cả; không thể cùng côn trùng mùa hè bàn luận về băng tuyết; không thể cùng anh học trò chốn thôn quê hẻo lánh bàn luận về đạo lý".
Loài côn trùng mùa hè không bao giờ trải nghiệm mùa đông băng giá, làm sao có thể tưởng tượng được băng tuyết mùa đông? Cũng như con ếch dưới đáy giếng, dù có nghe chuyện rùa kể cũng không thể nào hình dung được biển cả. Tương tự như vậy, khi giảng đạo lý cho những người có tầm nhìn hạn hẹp hay tranh luận cùng họ là một việc làm vô nghĩa. Vậy nên, thay vì tranh cãi vô bổ, tốt hơn hết là bạn nên điều chỉnh tâm trí để bình tĩnh lại và hãy để thời gian giúp bạn xóa bỏ hiểu lầm, làm sáng tỏ sự thật và khôi phục lại sự trong trắng cho mình. Đôi khi những lời giải thích là không cần thiết, bởi kẻ thù của bạn sẽ chẳng bao giờ tin lời giải thích của bạn còn bạn bè sẽ không cần lời giải thích của bạn.
Trong cuộc sống, ai mà chẳng từng gặp phải một vài người không thể cãi lý với họ và một vài điều không thể giải thích được. Có lẽ, không tranh cãi hay giải thích là một giải pháp tốt hơn. Carnegie từng nói: "Cách duy nhất để thắng trong một cuộc tranh cãi là tránh tranh cãi." Tranh luận với những người cấp thấp sẽ chỉ khiến bản thân bị tiêu hao năng lượng, giải thích những điều không hiệu quả sẽ chỉ làm tăng thêm sự lo lắng.
Sống mạnh mẽ, không cần tranh cãi hay giải thích, im lặng là cách tốt nhất, thời gian sẽ cho bạn câu trả lời mà bạn mong muốn.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị