Nghệ thuật và Khoa học

GS John Vu28/04/2023 11:00
Nghệ thuật và Khoa học

Bài báo này được Johnathan Miller viết, một người mới tốt nghiệp trong nghệ thuật đồ hoạ vì anh ta muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình với các sinh viên khác:

“Là sinh viên về nghệ thuật, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ học máy tính, toán học hay khoa học trong đại học. Cho dù tôi có học, tôi không nghĩ tôi sẽ học tốt trong các lớp này vì tôi yêu nghệ thuật và không quan tâm tới khoa học hay máy tính. Hệ thống giáo dục hiện thời phân chia sinh viên đại học thành các loại tách rời tuỳ theo điều họ học và khó cho sinh viên trong nghệ thuật học lớp khoa học hay ngược lại.

“Phân loại” này ép buộc phân tách giữa khoa học và nghệ thuật. Sinh viên trong nghệ thuật hiếm khi kết hợp với sinh viên trong khoa học. Chúng tôi học trong các toà nhà khác nhau, đi tới các lớp khác nhau, có các thầy khác nhau, và sinh viên nghệ thuật hiếm khi đi chơi cùng sinh viên khoa học. Chúng tôi có thể uống cà phê cùng với sinh viên triết học, nói chuyện với sinh viên sân khấu, đi chơi với sinh viên văn học, hay làm bạn với sinh viên xã hội học nhưng khoa học là thế giới khác.

Nếu tôi ngồi cạnh một sinh viên khoa học hay phần mềm, tôi nghĩ tôi ngồi cạnh người từ hành tinh khác vì không có cái gì chung giữa chúng tôi. Chúng tôi thường nói về cái đẹp và đam mê khi họ nói về logic và tính toán và đó là lí do tại sao phần lớn sinh viên trong nghệ thuật hài lòng trong thế giới riêng của họ và không thích phiêu lưu bên ngoài. Tuy nhiên trong năm thứ ba của mình, tôi cảm thấy tôi đang bỏ lỡ cái gì đó trong đời tôi.

Điều đã xảy ra là tôi đọc cuốn sách của Kimberle Crenshaw, một nhà xã hội học nổi tiếng ở đó bà ấy tranh luận rằng đại học nên cung cấp “chỗ giao nhau hợp lưu” như cách mới để hình thành nên một xã hội trí thức cao. Bà ấy phân tích cách thức nảy sinh đụng độ về giống nòi, giai cấp và giới tính cách nó đã làm thay đổi các cá nhân và xã hội. Bà ấy viết rằng khi những điều này “giao nhau” nó tạo ra tri thức tập thể, nơi từng người trở nên giầu có hơn, được thông tin nhiều hơn qua phần giao của nó với người khác. Chỗ tốt nhất cho những điều này xảy ra là trong đại học nơi sinh viên có thể kinh nghiệm tính đa dạng của lĩnh vực và học từ nhau. Bà ấy viết: “Hình dung một môi trường nơi nghệ thuật, nhân văn, khoa học và công nghệ hợp lưu lại. Có lẽ kiểu học khác toàn bộ sẽ nảy sinh.”

Cuốn sách khác mà tôi đọc là cuốn Tiểu sử của Steve Jobs, người sáng lập của Apple Computer. Ông ấy là người duy nhất làm thay đổi toàn thế giới qua viễn kiến riêng của ông ấy. Ông ấy là một nghệ sĩ yêu thư pháp (Không mấy người biết rằng ông ấy là người sáng tạo của mọi font chữ đẹp trong máy tính cá nhân) nhưng ông ấy cũng yêu công nghệ và qua công nghệ mà ông ấy đã làm thay đổi thế giới. Ông ấy có đam mê của người nghệ sĩ, tư duy của triết gia, tính toán của người kinh doanh và tri thức của nhà công nghệ. Ông ấy đã không hoàn thành đại học nhưng nhiều sinh viên đại học ngưỡng mộ ông ấy. Ông ấy đã không dạy nhưng điều ông ấy nói ảnh hưởng tới toàn thể thế hệ sinh viên trên khắp thế giới.

Khi Bill Gates nói rằng các đại học Mĩ phải dạy máy tính cho mọi sinh viên, Jobs không đồng ý và nói rằng sinh viên đại học phải học nghệ thuật để làm giầu cho bản thân họ vì thế giới cần nhiều thứ đẹp hơn. Khi Bill Gates làm ra hàng tỉ đô la, Jobs chỉ nhận lương $1 đô la hàng năm như ông ấy nói “Khi bạn chết, bạn không thể đem những thứ này đi cùng bạn tới nấm mồ của bạn.” Khi ông ấy được hỏi tại sao ông ấy không quan tâm tới việc làm giầu, ông ấy nói: “Tất cả chúng ta đều sẽ chết và cách tốt nhất tôi biết để tránh nghĩ rằng bạn có cái gì đó sẽ mất là bạn đã trần trụi rồi. Bạn tới thế giới này một cách trần trụi và bạn rời khỏi thế giới này một cách trần trụi cho nên không có lí do để KHÔNG đi theo trái tim bạn. Cứ làm điều bạn yêu mến và được hạnh phúc đi.”

Vì những người này và ý tưởng của họ tôi muốn mở rộng tri thức của tôi với công nghệ vì tôi hi vọng nó sẽ cung cấp cho tôi cái gì đó mà tôi có thể bỏ lỡ trong đời tôi. Tôi học lớp “Nhập môn công nghệ thông tin” một cách ngập ngừng và tự nhủ mình nếu tôi không học tốt tôi sẽ bỏ nó và quên về công nghệ nhưng môn này đã làm thay đổi tôi hoàn toàn.

Qua môn này, tôi đã phát triển một hiểu biết về công nghệ và cách nó thay đổi thế giới. Không có yêu cầu về toán học hay lập trình trong môn này vì tôi đã học về toàn cầu hoá, “Thế giới phẳng”, và liên nối giữa các nước, vấn đề môi trường, và tiến hoá của xã hội từ Thời đại Nông nghiệp sang Thời đại Công nghiệp và sang Thời đại Thông tin v.v. Tôi cảm thấy như tôi bước vào trong một vườn hoa đẹp đầy hoa và ong bướm lạ nơi tôi bị choáng về cách công nghệ làm thay đổi mọi thứ.

Có lẽ phần tốt nhất về lớp này là tôi đã học cách cộng tác với các bạn cùng lớp khác. Đây là lần đầu tiên tôi thực sự hiểu làm việc tổ. Trong nghệ thuật, bạn làm việc một mình. Bạn sáng tạo ra bất kì cái gì bạn cảm thấy và hầu như theo cách riêng của bạn. Bạn không làm việc với các nghệ sĩ khác để tạo ra bức tranh hay âm nhạc. Trong lớp này, tôi phải làm việc với những người khác và điều này giúp tôi thay đổi thái độ về sinh viên khoa học. Chúng tôi nói chuyện về những khác biệt của mình, những bất đồng của mình rồi chúng tôi thấy rằng chẳng có khác biệt gì giữa chúng tôi.

Không có khác biệt giữa nghệ thuật và khoa học và chúng tôi đã trên cuộc hành trình đi tới thế hệ tiếp của “tính giao nhau” nơi các ý tưởng khác, các phương pháp, thực hành và mối quan tâm cùng tồn tại trong quan hệ đối tác hợp tác. Thực tại, chúng tôi không bất đồng hay chia rẽ mà thay vì thế, chúng tôi làm việc hướng tới cộng tác giữa các sinh viên thuộc mọi lĩnh vực học tập để cho kết quả cộng tác tốt nhất. Chúng tôi dùng tri thức của lĩnh vực này để cải tiến lĩnh vực khác. Chúng tôi cải tiến tri thức riêng của mình và tổ hợp chúng vào trong trí tuệ riêng của chúng tôi.

Sau lớp này, tôi nói với giáo sư Vũ rằng chúng tôi cần tạo ra nhiều cơ hội hơn cho sinh viên từ nghệ thuật và khoa học để làm việc cùng nhau. Thầy thích ý tưởng của tôi và gợi ý rằng tôi nên xem lớp khác có tên là “Nghệ thuật đồ hoạ” dùng máy tính để vẽ tranh và tạo ra nghệ thuật bằng việc dùng công cụ công nghệ.

Tôi là sinh viên nghệ thuật đầu tiên học lớp này, lớp đầy sinh viên máy tính. Tuy nhiên tôi không sợ vì tôi biết rằng cho dù tôi không có kĩ năng lập trình nhưng những người này cũng không biết mấy về hội hoạ và thiết kế đồ hoạ nhưng nếu chúng tôi làm việc cùng nhau, tôi có thể học từ họ và họ có thể học từ tôi. Tôi học cách lập trình trong Java và Python trong vài tuần. Ngay cả trong mơ tôi cũng chưa bao giờ tin rằng tôi có thể làm được điều đó. Tôi thậm chí đã tạo ra website riêng của tôi với nhiều hình ảnh đẹp mà tôi đã tạo ra và điều đó lôi kéo sự chú ý của người quản lí Facebook. Cô ấy gọi tôi tới và gợi ý rằng tôi giúp thiết kế nhiều nghệ thuât đồ hoạ cho công ti. Đến lúc tôi tốt nghiệp, tôi có được đề nghị việc làm từ Facebook như nghệ sĩ đồ hoạ. Bây giờ các bạn biết làm sao một sinh viên mĩ thuật, chuyên môn trong vẽ tranh và mầu sắc lại có thể kiếm được việc làm ở một công ti phần mềm.

Giá trị của giáo dục đại học không hoàn toàn trong tri thức mà bạn học ở lĩnh vực của bạn nhưng nó có thể là điều bạn học trong các lĩnh vực khác nữa. Tri thức đó vẫn có đó và mọi điều các bạn phải làm là cho nó một việc thử. “Giá trị thực” của giáo dục đại học là ở những kết nối được tạo nên giữa các kiểu tư duy, hiểu biết và trao đổi khác nhau. Nó thực sự là về việc phá vỡ các phân chia giữa các nhóm, trường, khoa và lĩnh vực học tập bằng việc trao đổi ý tưởng và mở ra cách thức mới để mở rộng môi trường trí tuệ của đại học. “Tính giao nhau” là quan trọng vì nó thúc đẩy giá trị của tổng hợp, nó khuyến khích sinh viên mở mang đầu óc và thám hiểm các biên giới mới.

Giáo dục truyền thống phân loại sinh viên thành các nhóm khác nhau, các lĩnh vực học tập khác nhau và phân tách tri thức của chúng ta thành các phân loại đặc biệt nhưng ngày nay khái niệm này lỗi thời rồi. Ai nói nếu bạn học văn học ở trường phổ thông thì bạn không thể học về khoa học trong đại học? Ai xác định tương lai của bạn bằng việc buộc bạn vào một phân loại mà bạn phải tuân thủ? Chúng ta phải thay đổi nó vì ngày nay mọi thứ đều được liên nối. Đại học phải mở cho bất kì ai muốn học mà không có hạn chế nào. Đại học phải là chỗ mà nghệ thuật và khoa học và mọi lĩnh vực khác có thể hội nhập thành những lĩnh vực mới, khu vực mới và việc tổng hợp này là chỗ tính sáng tạo xảy ra, nơi phát kiến xảy ra và đó là tương lai của giáo dục cao hơn.

Tôi gợi ý rằng mọi sinh viên đại học, không thành vấn đề bạn học lĩnh vực nào, dù bạn quan tâm tới khu vực nào, đều nên học vài môn trong công nghệ thông tin. Chúng ta đang sống trong Thời đại thông tin và trong thời đại này, mọi thứ đều được kết nối và công nghệ làm cho những thứ mới xảy ra. Bạn có thể thấy rằng kĩ năng của bạn và tài năng của bạn sẽ được công nghiệp cần tới điều bạn chưa bao giờ nghĩ tới.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Công nghiệp phần mềm cần gì

Chúng tôi thảo luận với một nhóm quản lí cấp cao của các công ti phần mềm Trung Quốc khi họ thăm Carnegie Mellon về công nghiệp phần mềm ở Trung Quốc và họ bảo rằng rất khó tìm được người đúng với kĩ năng đúng bởi vì đào tạo đại học là KHÔNG nhất quán.
2

Xin việc

Mọi năm các công ti phần mềm đều nhận hàng nghìn đơn xin việc làm.
3

Người quản lý có kinh nghiệm

Một dự án điển hình thường yêu cầu các thành viên tổ có những kĩ năng kĩ thuật chuyên môn nhưng với người quản lí có kinh nghiệm, một mình kĩ năng kĩ thuật là KHÔNG đủ.
4

Chiến tranh máy tính

Theo một số nghiên cứu, chiến tranh tiếp đây trong thế kỉ 21 có thể không phải là làm chiến tranh theo qui mô đầy đủ với bom nguyên tử mà là “Chiến tranh máy tính” nơi các nước tấn công lẫn nhau bằng “vi rút và sâu máy tính” hay “Tấn công xi be.”

Nghề an ninh công nghệ thông tin

Theo một báo cáo công nghiệp, một trong những “việc làm nóng nhất” ngày nay là chuyên viên an ninh công nghệ thông tin (CNTT).

Dạy Khoa học máy tính

Theo báo cáo công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT), bắt đầu từ cuối năm nay (2014) khoa học máy tính (CS) sẽ được dạy ở nhiều trường trung học của Mĩ và được tính vào tín chỉ của môn toán học hay khoa học, thay vì là môn lựa chọn.

Làm việc tổ

Học tích cực yêu cầu sinh viên làm việc trong tổ để giải quyết vấn đề. Kết quả của phương pháp dạy này đã chỉ ra rằng nó hiệu quả hơn là phương pháp qui ước.

Lập kế hoạch nghề nghiệp của bạn

Nhiều sinh viên đại học KHÔNG biết cách chuẩn bị cho nghề nghiệp. Một số người chỉ chọn một lĩnh vực học tập, dự lớp, hi vọng tốt nghiệp RỒI và chỉ vậy rồi mới nghĩ về có việc làm.

Khoa học máy tính ở CMU lại xếp hạng 1

Kết quả gần đây nhất về xếp hạng các đại học từ xếp hạnh của US News & World Report vừa mới được đưa ra (2014). Lần nữa khoa học máy tính của CMU được xếp hạng số 1:

Xu hướng công nghiệp

Với robots và tự động hoá, những cơ xưởng không thuê công nhân lao động với qui mô như trước, vì máy móc đã thay thế con người gần như ở mọi điểm trong qui trình sản xuất.

Câu hỏi ngẫu nhiên hàng tuần

Một thầy giáo trẻ hỏi tôi: “Tôi gặp khó khăn với sinh viên thường đi học muộn, một số không đọc tài liệu được phân công và không tham gia vào thảo luận trong lớp. Tôi thích phương pháp học tích cực nhưng không biết cách giải quyết vấn đề này.”

Cách có việc làm ở Google

Ngày nay có việc làm là không dễ và có việc làm ở công ti hàng đầu là rất có tính cạnh tranh. Cố làm phân biệt bản thân bạn trong một nhóm người xin việc ở công ti hàng đầu là thách thức lớn.

Xin việc

Blog GS John VU - GS John Vu - 11/04/2025 13:00
Mọi năm các công ti phần mềm đều nhận hàng nghìn đơn xin việc làm.

TP.HCM bắn pháo hoa tại 30 điểm đêm 30.4

Giải trí - Thuỷ Long - 11/04/2025 12:09
Ngoài 2 điểm tầm cao tại khu vực đường hầm sông Sài Gòn và Đền Bến Dược, TP.HCM còn tổ chức bắn pháo hoa tại 28 điểm khắp các quận, huyện trong đêm 30.4.

6 bài học cuộc sống quý giá giúp thăng hoa trong công việc lẫn tiền bạc

Suy ngẫm - Diệp Anh - 11/04/2025 12:00
Cuộc sống luôn ẩn chứa những bài học quý báu, giúp ta trưởng thành và vững vàng hơn trên đường đời. Hãy cùng chiêm nghiệm bảy bài học cuộc sống được đúc kết, để sống trọn vẹn từng khoảnh khắc và không phải hối tiếc về những điều đã qua.

Trí tuệ nhân tạo đổ bộ, nhưng nếu làm 8 điều này, bạn sẽ vẫn sống nhẹ tênh chẳng lo âu

Kỹ năng - Diệu Đan - 11/04/2025 11:00
Công ty không phải là nhà, đồng nghiệp không phải là anh em. Môi trường làm việc chỉ quan tâm đến lợi ích, không phải tình cảm. Chừng nào bạn thấu suốt điều đó, bạn mới trụ vững giữa cơn khủng hoảng sa thải - thất nghiệp vì AI và bản thân chậm tiến.

Khai mạc triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca"

Văn hóa - PHƯƠNG LINH - THANH PHONG - 11/04/2025 10:48
Sáng ngày 08/4 tại Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh đã chính thức khai mạc triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca".

U40, tôi vẫn kiếm được công việc mới lương cao hơn vị trí cũ 40% nhờ làm đúng 3 việc

Phong cách sống - Trần Hà - 11/04/2025 10:00
Bài đăng trên mạng xã hội thu hút lượng tương tác cao giữa “cơn bão” sa thải, không có việc làm đang nóng như hiện nay.

Quẳng gánh lo đi và vui sống - Khi kháng cự chỉ khiến ta mỏi mệt, thử một lần bắt tay với số phận

Từ sách - Phim - Quìn - 11/04/2025 09:00
Có những khoảnh khắc trong đời, dù cố gắng đến đâu, ta vẫn không thể thay đổi được điều đã xảy ra. Lúc ấy, lựa chọn tốt nhất không phải là vùng vẫy, mà là buông bỏ để tìm lại sự bình yên từ bên trong.

Sếp tồi - Làm sao để được lòng sếp mà vẫn là chính mình?

Từ sách - Phim - Quìn - 11/04/2025 08:00
Nếu bạn không biết sếp kỳ vọng gì ở mình, hay mối quan hệ giữa hai người đang trở nên căng thẳng, thì đừng ngồi chờ đợi. Việc chủ động xây dựng mối quan hệ tích cực với sếp sẽ luôn mang lại lợi ích cho bạn cả trong công việc hiện tại lẫn sự nghiệp dài lâu.

Cậu bé nghèo cứu sói hoang, vài năm sau được sói trả ơn hàng triệu USD, ‘tặng’ BMW

Truyền cảm hứng - Đào Trang - 10/04/2025 13:00
Một chàng trai trẻ đến từ Nội Mông cứu một con sói hoang tàn tật và mua thịt cho nó ăn. Con sói hoang trả ơn lòng tốt của mình bằng cách nuôi chó và giúp cậu kiếm được hàng triệu USD mỗi năm.

Xem Sex Education, con gái tôi bật khóc và thú nhận với mẹ 1 việc làm sai trái của mình

Điện ảnh - Thanh Hương - 10/04/2025 12:00
Khi tôi đang chuẩn bị đi ngủ thì con gõ cửa phòng và bật khóc... thú tội.

Nhất định phải THẮNG TUYỆT ĐỐI nếu gặp đúng kẻ thao túng tâm lý thuộc tầm "bậc thầy"!

Suy ngẫm - PV - 10/04/2025 10:00
Điều đó chắc chắn không khó, nếu bạn đủ tỉnh táo và lý trí dẫn dắt con tim!

Đẻ 14 đứa con, phá sản vài lần nhưng cặp vợ chồng này không hề mắc nợ ai vì áp dụng 5 điều này

Phong cách sống - Nhật Anh - 10/04/2025 09:00
Dù có tới 14 đứa con, bị phá sản nhiều lần nhưng cặp đôi tại Mỹ này chưa từng phải vay nợ ai. Những kinh nghiệm còn là động lực để họ phát hành một cuốn sách chia sẻ về lời khuyên tài chính.

Con đường chính trực – con đường trở về với hạnh phúc thật sự

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 10/04/2025 08:00
Chúng ta thường tin rằng điều tệ nhất trong đời là đau khổ. Nhưng không – tệ hơn cả đau khổ là sống trong khổ đau mà lại tin rằng mình đang hạnh phúc.

Công nghiệp phần mềm cần gì

Blog GS John VU - GS John Vu - 09/04/2025 13:00
Chúng tôi thảo luận với một nhóm quản lí cấp cao của các công ti phần mềm Trung Quốc khi họ thăm Carnegie Mellon về công nghiệp phần mềm ở Trung Quốc và họ bảo rằng rất khó tìm được người đúng với kĩ năng đúng bởi vì đào tạo đại học là KHÔNG nhất quán.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 12/04/2025