Một từ phòng the trần trụi trở thành cao quý lãng mạn trong tiếng Việt

27/06/2019 17:58
Một từ phòng the trần trụi trở thành cao quý lãng mạn trong tiếng Việt

Không chỉ chúng ta mà ngay cả bậc thầy ngôn ngữ là thi hào Nguyễn Du cũng quên luôn chuyện này khi viết câu thơ tả Thúy Kiều trong đoạn Mã Giám sinh đi dạm hỏi: “Mặn nồng một vẻ một ưa/Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu”.

Đề tài sex, kể cả trong ngôn ngữ thường được coi là điều kiêng kỵ, nhạy cảm với người Việt. Có lẽ đó là ảnh hưởng của quá trình Nho giáo ngự trị trong thời gian dài ở nước ta. Trong Nho giáo, việc sinh hoạt vợ chồng nếu mà nói ra một cách “không kín đáo” thì dễ bị coi là “dâm tà”, xấu xa vậy.

Tuy nhiên, trước khi Nho giáo có ảnh hưởng ở nước ta thì người Việt có thời gian dài chịu ảnh hưởng văn hóa phồn thực và coi chuyện sinh hoạt vợ chồng rất bình thường. Không những thế, ngôn từ sinh hoạt phòng the đó thẩm thấu vào trong ngôn ngữ đến mức cả ngàn năm Bắc thuộc, cộng thêm ngàn năm phong kiến Nho giáo nữa cũng không phai mờ. Thậm chí, nó còn được đẩy cao lên mức cao quý và lãng mạn trong văn học nhưng nhiều khi chúng ta vì mặc định cái ý vị cao siêu của nó mà quên luôn cái gốc ban đầu. Trong bài này, chúng tôi nói về từ "mặn nồng".

Không chỉ chúng ta mà ngay cả bậc thầy ngôn ngữ là thi hào Nguyễn Du cũng quên luôn chuyện ấy khi viết câu thơ tả Thúy Kiều trong đoạn Mã Giám sinh đi dạm hỏi:

Mặn nồng một vẻ một ưa

Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu

Rằng mua ngọc đến Lam kiều

Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường”.

Đầy rẫy sách vở thơ văn nói về chuyện tình cảm mặn nồng nhưng có ai hỏi tại sao lại là mặn nồng không? Chuyện là vì nước ta ở xứ nóng, khi cơ thể hoạt động thì ắt ra mồ hôi. Việc sinh hoạt vợ chồng từ thời xưa đến nay vốn luôn tốn sức và thường tiến hành ở nơi kín đáo, gió khó lọt. Trong mùa nóng nực mà các cụ ngày xưa đâu có máy điều hòa hay quạt máy (còn quạt tay lúc "sinh hoạt" thì chắc khó) nên dễ chảy mồ hôi. Kết quả là miệng phải nếm mùi mồ hôi mằn mặn mà mũi thì phải ngửi mùi cơ thể rất nồng của đối tác. Các cụ ngày xưa cũng chẳng có các loại nước hoa, lăn khử mùi như bây giờ thì làm sao ngăn được mùi hương nồng nàn thoát ra theo tuyến mồ hôi.

Do vậy, thay vì nhắc tình cảm hai người nam nữ yêu nhau say đắm thì người ta dùng luôn từ tình cảm “mặn nồng” để chỉ 2 người đang trong thời kỳ khao khát, muốn gần gũi thân xác với nhau, để nếm mùi mồ hôi mặn, ngửi mùi cơ thể của nhau trong hạnh phúc. Còn nếu hai người chẳng còn thiết tha nhau, không còn khao khát quan hệ nam nữ với nhau thì chỉ cần nói “hết mặn nồng”. Từ mặn nồng vốn thật trần trụi, hoang dại nhưng theo thời gian lại rất bóng bẩy nên thơ trong tiếng Việt.

Rồi từ cái tình cảm mặn nồng vốn chỉ dành riêng để làm tiếng lóng bắt nguồn từ sinh hoạt phòng the, người ta mở rộng mặn nồng ra để diễn tả độ nông sâu trong một mối quan hệ, thậm chí quan hệ vĩ mô giữa các nước trên thế giới (ví dụ có báo đã đặt tít "Cuộc gặp Tổng thống Putin-Trump: Sẽ khó mặn nồng" hoặc "Quan hệ Mỹ-Trung hết mặn nồng sau ‘tuần trăng mật’).

Theo dòng tiến hóa của ngôn ngữ, từ "mặn nồng" là còn được dùng để tả vẻ đẹp, vẻ quyến rũ theo kiểu phồn thực của người phụ nữ với các biến thể khác là mặn mà. Một người con gái mà không khiến nam nhân khao khát đến mức muốn chảy mồ hôi thì khó gọi là có vẻ đẹp mặn nồng được.

Quay lại câu thơ trong truyện Kiều, chúng ta có thể thấy cụ Nguyễn Du tả Thúy Kiều: “Mặn nồng một vẻ một ưa”, có vẻ oan cho nàng quá bởi Kiều lúc đó còn là gái tân, sau khi bị Mã Giám Sinh lừa mua mới biết chuyện chăn gối.

Thế nên tả Thúy Kiều lúc đó theo kiểu biết thú mặn nồng, sành sỏi mặn nồng là không đúng. Còn nếu bảo Nguyễn Du muốn mượn chữ mặn nồng để tả Thúy Kiều là người dâm thì cũng không đúng vì ngay mấy câu trước trong cùng bối cảnh, ông đã tả nàng:

Ngại ngùng dín gió e sương

Nhìn hoa bóng thẹn, trông gương mặt dày.

Mối càng vén tóc bắt tay

Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai”.

Để hiểu thêm ý nghĩa của từ mặn nồng, xin mời độc giả nghe Bài không tên số 4 của Vũ Thành An qua trình bày của nam danh ca Tuấn Ngọc với câu rất hay:

"Đếm cho em giây phút mặn nồng

Giữ cho em mái tóc bồng

Lời anh nói sẽ còn mai đây

Chuyện mai sau xin gửi trên tay..." .

Anh Tú


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Viện Bảo tồn di tích đề xuất hai phương án tu sửa nhà thờ Bùi Chu

Trùng tu cục bộ hoặc hạ giải toàn bộ nhà thờ là hai phương án được Viện Bảo tồn di tích đề xuất sau khi khảo sát hiện trạng di tích.

Sách giả sẽ giết chết ngành xuất bản Việt Nam

Nguyễn Văn Phước, Giám đốc First News - Trí Việt cho rằng, sản xuất, tiêu thụ sách giả sẽ giết chết ngành xuất bản Việt Nam.

Đại biểu Quốc hội lên tiếng về 2 bức phù điêu quý bị ‘kẹt' ở Hà Nội

Liên quan đến hai bức phù điêu quý do thầy trò Trường Mỹ thuật Đông Dương bị “nhốt” nhiều thập niên ở tuyến phố cấm, hai đại biểu Quốc hội là ông Dương Trung Quốc và ông Lưu Bình Nhưỡng đã nêu ý kiến về vấn đề này.

'Tứ trụ sử học' Việt Nam đồng nhất quan điểm về Triệu Đà

Cả "tứ trụ sử học" của miền Bắc Việt Nam đều có quan điểm giống nhau về nhà Triệu và Triệu Đà. Cả 4 ông Lâm, Lê, Tấn, Vượng đều cho rằng Triệu Đà là kẻ xâm lược.

Nhiếp ảnh gia Mỹ Dũng và những trăn trở về biển và ngư dân Việt Nam

"Biển trong chúng ta” của Mỹ Dũng là những bức ảnh đen trắng chụp "các câu ca dao" về ngư dân Việt Nam từ Móng Cái cho đến Cà Mau, mỗi bức ảnh là niềm trăn trở của người nghệ sĩ về thân phận lênh đênh của người dân làng chài.

Bộ VHTT-DL lên tiếng về việc cháu nội Vua Mèo tính đóng cửa dinh thự họ Vương

Dinh thự Vua Mèo Hà Giang lâu nay là địa điểm nổi tiếng với du khách khi ghé thăm cao nguyên Đồng Văn, Hà Giang, thế nhưng mới đây, ông Vương Duy Bảo - cháu nội vua Mèo Vương Chí Thành cho biết, dự kiến ngày 15.6, ông sẽ "đóng cửa" khu dinh thự vua Mèo.

Vai trò của Triệu Đà trong quan niệm 'lịch sử duy vật' của Đào Duy Anh

Sông Bến Hải, cầu Hiền Lương là những địa danh lịch sử để nói về thời kỳ đất nước bị chia cắt. Trong giai đoạn đó, 2 miền có quan điểm khác nhau trên nhiều lĩnh vực và cả quan điểm về Triệu Đà.

Triệu Đà và cuộc bút chiến giữa hai học giả Phan Khôi-Trần Trọng Kim

Cách chia mục của Trần Trọng Kim trong "Việt Nam sử lược" đã thể hiện rõ việc coi nhà Triệu là triều đại chính thống của người Việt mà Triệu Đà chính là người sáng lập nhà Triệu. Nhưng quan điểm của Trần Trọng Kim bị học giả cùng thời là Phan Khôi phản đối dữ dội.

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng ChatGPT trên máy tính chạy Windows

Kỹ năng - Quang Huy - 25/11/2024 12:00
Nếu là người thường sử dụng ChatGPT như một trợ thủ cho quá trình học tập hoặc hỗ trợ công việc, bạn nên cài đặt phần mềm ChatGPT trên máy tính để quá trình sử dụng công cụ này được thuận tiện hơn.

Câu đố huyền thoại của Einstein khiến thần đồng cũng phải chịu thua

Thư giãn - Hiểu Lam - 25/11/2024 11:00
Albert Einstein từng đưa ra câu đố hóc búa khiến những người có chỉ số IQ cao cũng phải chịu thua vì không thể tìm ra đáp án.

'Cuộc sống Chúa trời' và 'cuộc sống trẻ hư' của gen Z Hàn Quốc

Phong cách sống - Hoàng Hà - 25/11/2024 10:00
Gen Z Hàn Quốc đang sử dụng phổ biến hai cụm từ "Cuộc sống Chúa trời" và "Cuộc sống trẻ hư" như một cách phản ứng với những định kiến của xã hội đối với thế hệ mình.

‘Con đường chuyển hóa’ giúp ta đi tới chỗ an vui

Từ sách - Phim - FN - 25/11/2024 09:00
Nếu “Chia sẻ từ trái tim” như một tấm bản đồ giúp ta hiểu được những điều căn bản của đạo Phật, thì “Con đường chuyển hóa” lại giống như một phương tiện giúp mọi người chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, đi đến mục đích cuối cùng là tự do và giải thoát.

Biến tiềm năng thành tài năng - Nhân cách con người không đông cứng như thạch cao

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 25/11/2024 08:00
Chúng ta thường nhầm lẫn nhân cách với tính cách, và cho rằng "giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời". Nhưng thực ra nhân cách là một phạm trù khác tính cách và nó không “đông cứng” như thạch cao mà có thể thay đổi và phát triển theo thời gian.

Xem ‘Dưới bóng giai nhân’ ngẫm về phụ nữ thời nay

Giải trí - Nguyễn Huy - 24/11/2024 12:00
Vở kịch "Dưới bóng giai nhân" (đạo diễn Quang Thảo, cảm tác từ "Truyện Kiều" của thi hào Nguyễn Du) là một tác phẩm mượn chuyện xưa liên hệ với bối cảnh xã hội hiện đại.

Bí ẩn truyền nhân của Hư Trúc, bị thương nặng vẫn đấu lại Dương Quá

Thư giãn - Nguyệt - 24/11/2024 11:00
Bài viết này sẽ phân tích một số chi tiết về cuộc đời Hư Trúc sau khi lui về ở ẩn và hé lộ về một truyền nhân của cao thủ này.

“Manifest” từ được nói đến nhiều nhất trong năm 2024, lý do được chọn cực thuyết phục!

Phong cách sống - S.A - 24/11/2024 10:00
Mới đây, nhà xuất bản từ điển Cambridge đã công bố “manifest” là từ của năm 2024. 

Từ chuyện Lâm Đại Ngọc được tặng hoa trong Hồng Lâu Mộng: Bài học cho giới trẻ

Từ sách - Phim - Diệp Anh - 24/11/2024 09:00
Lâm Đại Ngọc, một nhân vật nổi tiếng trong văn học cổ điển Trung Hoa. Từ câu chuyện của nàng, chúng ta có thể rút ra bài học về tầm quan trọng của việc rèn luyện EQ, đặc biệt là cho giới trẻ ngày nay.

Nững nhận xét thú vị về cuốn sách 'Biến tiềm năng thành tài năng'

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 24/11/2024 08:00
Cuốn sách 'Biến tiềm năng thành tài năng'của Adam Grant – giáo sư hàng đầu trong bảy năm liền của đại học Wharton và là tác giả cuốn 'Dám nghĩ lại' nổi tiếng – sẽ giúp chúng ta mở khóa tiềm năng của mình, từ đó vươn đến những thành tựu lớn lao.

Facebook Messenger công bố hàng loạt tính năng mới

Kỹ năng - Bình Minh - 23/11/2024 12:00
Người dùng có thể trải nghiệm các tính năng mới này từ ngày hôm nay.

Môn phái có tới 3 cao thủ đệ nhất thiên hạ nhưng đáng tiếc "sớm nở tối tàn"

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 23/11/2024 11:00
Môn phái nào có khả năng vượt mặt Thiếu Lâm?

Những người giỏi kiếm tiền đều có chung bộ 3 quy tắc “bất di bất dịch”

Suy ngẫm - Ngọc Linh - 23/11/2024 10:00
Đâu là thứ làm nên sự khác biệt giữa người giỏi kiếm tiền với người mãi không thể tăng thu nhập?

Hành trình “Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ” đưa văn nghệ sĩ TPHCM đến với người dân vùng biên cương

Giải trí - THU HƯỜNG - 23/11/2024 09:58
Hành trình diễn ra từ ngày 26 đến 30-11-2024, tại các tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái với các hoạt động ý nghĩa, như trao quà hỗ trợ bà con bị ảnh hưởng bão lũ Yagi; tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo...

Biến tiềm năng thành tài năng - Lùi lại không phải là mất đà hay bỏ cuộc, mà là để tiến về phía trước

Từ sách - Phim - TĐ - 23/11/2024 09:00
Kỹ năng không phát triển với tốc độ ổn định nên việc cải thiện nó cũng giống như lái xe lên núi. Càng lên cao, đường càng dốc, sự tiến bộ của chúng ta cũng ngày càng ít đi. Khi hết đà, ta bắt đầu trì trệ.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 2, 25/11/2024