Theo một báo cáo công nghiệp toàn cầu, có sáu việc làm mở ra “mức vào nghề” trong Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) cho mỗi một người tốt nghiệp STEM trong năm 2014. Nhưng trong năm năm tới, số việc làm trong STEM sẽ tăng trưởng quãng 20% nhưng số người tốt nghiệp đại học trong STEM sẽ chỉ tăng trưởng quãng 4% điều có nghĩa là việc thiếu hụt các kĩ năng STEM sẽ tiếp tục.
Tác giả viết: “Thiếu hụt người có kĩ năng trong các lĩnh vực STEM là vấn đề chính cho toàn thể nền kinh tế toàn cầu vì các lĩnh vực STEM tạo ra nhiều việc làm hơn tất cả các lĩnh vực khác tổ hợp lại. Chúng tôi đã thấy rằng qua cả đời, công nhân STEM có thể làm ra được nhiều hơn 40% tới 50% so với số kiếm được của những người học kinh doanh, xã hội, nhân văn, nghệ thuật, và tâm lí. Một số người tốt nghiệp STEM đã tạo ra các công ti khởi nghiệp công nghệ trở thành triệu phú và tỉ phú và các công ti của họ thuê hàng trăm hay hàng nghìn công nhân, đã đóng góp cho nền kinh tế.
Với thất nghiệp cao xảy ra ở mọi nước, có nhu cầu khẩn thiết để tập trung nhiều nỗ lực hơn vào giáo dục STEM. Ngày nay phần lớn nhu cầu mấu chốt nhất là về Công nghệ thông tin (CNTT) vì nó là nền tảng cho mọi lĩnh vực STEM. Trên khắp thế giới, các công ti đang dùng CNTT để tự động hoá các qui trình của họ nhưng họ không có đủ công nhân có kĩ năng để thực hiện chúng. Họ mua phần cứng, phần mềm và hệ thống nhưng không có đủ người để làm cho những hệ thống này làm việc. Họ cần các công nhân có kĩ năng để làm cho công việc tự động hoá làm việc không ngưng và tạo khả năng cho doanh nghiệp có tính năng suất hơn.”
Trong vài năm qua, nhiều nước đang xô vào cung cấp đào tạo kĩ thuật cho người của họ để đáp ứng lại thiếu hụt này. Ấn Độ đang lập kế hoạch để có hơn nửa triệu công nhân CNTT có kĩ năng trước năm 2020; Trung Quốc đặt mục đích tạo ra trên một triệu rưởi công nhân STEM trước năm 2025. Tuy nhiên điều công nghiệp cần là nhiều hơn chỉ là các kĩ năng kĩ thuật vì công nhân cũng phải có kĩ năng mềm như khả năng trao đổi, giải quyết vấn đề, và làm việc trong tổ, điều yêu cầu một cách tiếp cận đào tạo khác.
Truyền thống đọc bài giảng và học ghi nhớ không còn tác dụng tromg thời đại mà công nghệ thay đổi mhanh chóng và phần lớn các thông tin đều có sẵn trên Internet cho nên không cần ghi nhớ các thứ. Điều quan trọng là công nhân biết cách áp dụng, tổ chức, và làm việc trong tổ để giải quyết vấn đề. Để đạt tới điều này, công nhân phải được đào tạo từ tuổi trẻ nhất để làm nhà tư tưởng phê phán và là người học cả đời, điều có nghĩa là hệ thống giáo dục phải bắt đầu dạy những kĩ năng đó sớm ngay từ tiểu học, và liên tục đo những kĩ năng này từ trường trung học tới đại học.
Mặc dầu thế giới đang phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính với tăng trưởng kinh tế mạnh nhưng có một số lớn những người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp và con số này còn tiếp tục dâng lên. Khó khăn của những người đã tốt nghiệp bị thất nghiệp không tìm được việc làm là nguyên nhân cho mối quan ngại nghiêm trọng ở mọi nước. Theo báo cáo này, có hai lí do:
Thứ nhất, nhiều sinh viên không có đủ thông tin để chọn lĩnh vực học tập đúng mà được thị trường việc làm cần tới, do đó họ bở lỡ các cơ hội.
Thứ hai, có việc chen lấn mở các đại học để đáp ứng cho nhu cầu cao về giáo dục đại học nhưng chất lượng đào tạo không nảy sinh từ những người tốt nghiệp có bằng cấp mà không có kĩ năng. Bằng việc liên tục để cho những trường này tuyển sinh sẽ làm tăng tỉ lệ người tốt nghiệp bị thất nghiệp.
Báo cáo này nói rằng một khi sinh viên đã tốt nghiệp, những trường này coi như việc của họ được hoàn thành. Bất kì cái gì xảy ra cho sinh viên đều ở bên ngoài kiểm soát của họ, điều này khác với cảnh quan của phần lớn các trường hàng đầu nơi họ chú ý tới chất lượng của người tốt nghiệp của họ, vì có danh tiếng nào đó mà họ phải giữ.
Để giải quyết hai vấn đề này, chúng ta cần cung cấp nhiều thông tin và việc lập kế hoạch nghề nghiệp cho học sinh trung học để cho họ có thể lựa chọn các lĩnh vực học tập tương ứng của họ. Chính phủ phải ban hành hướng dẫn nghiêm ngặt về chất lượng của giáo dục để chắc người tốt nghiệp có kĩ năng được cần để xây dựng nghề nghiệp và đóng góp cho nền kinh tế. Đầu tư vào giáo dục là chiến lược dài hạn, nơi chính phủ, trường học, công nghiệp và phụ huynh cần cộng tác để cung cấp viễn kiến rõ ràng về đất nước sẽ là gì trong năm năm, mười năm và hai mươi năm tới.
Ngày nay mọi người vẫn có mong đợi cao về bằng cấp đại học chỗ họ tin rằng đào tạo kĩ năng đang gióng thẳng với giáo dục đại học. Sự kiện là kết quả của hệ thống giáo dục thế kỉ 20 KHÔNG gión thẳng với nền kinh tế của thế kỉ 21. Truyền thống đọc bài giảng và học ghi nhớ để qua bài kiểm tra là lỗi thời rồi. Bằng cấp đại học không còn là đảm bảo cho việc làm.
Ý tưởng rằng giáo dục đại học đã phát triển từ hàng trăm năm trước vẫn còn hợp thức ngày nay là sai. Mặc dầu đáp ứng cho nhu cầu của nền kinh tế có thể không phải là mục đích tối thượng của hệ thống giáo dục “hoàn hảo” nhưng không có kĩ năng thực hành nào đó, người tốt nghiệp sẽ không có khả năng tìm được việc làm. Nền kinh tế toàn cầu ngày nay đã làm thay đổi mọi thứ. Có bằng cấp mà không có kĩ năng thực là đảm bảo cho việc thất nghiệp và có số lớn người tốt nghiệp bị thất nghiệp là công thức cho thảm hoạ kinh tế.