Lí do là giá dầu tụt dốc; chi phí doanh nghiệp giảm đi; lợi nhuận của công ti soải cánh tăng lên, và người tiêu thụ đang chi tiêu. Tất nhiên, sụt giảm của giá dầu là tin xấu cho các nước phụ thuộc vào xuất khẩu dầu và nó đã làm thiệt hại cho kinh tế của Nga, Venezuela, và nhiều nước Trung Đông. Tương tự, robotics và tự động hoá là tin xấu cho các nước đang phụ thuộc vào lao động giá rẻ và nó bắt đầu tác động lên nền kinh tế của nhiều nước ở châu Á.
Mặc dầu kinh tế châu Âu vẫn đang phục hồi do các nền kinh tế yếu kém ở Tây Ban Nha, Hi Lạp và Italy, nhưng kinh tế Mĩ đang tăng trưởng nhanh với thị trường nhà đất mạnh hơn và đầu tư lớn vào khu vực công nghệ nơi nhiều việc làm được tạo ra. Trong vài năm Trung Quốc được coi là nền kinh tế mạnh nhưng gần đây nó đang chậm dần lại và có lẽ sẽ tiếp tục nữa do nền kinh tế của nó phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu mà không thể kéo dài được khi công nghệ tự động hoá và robotics đang thay thế lao động giá rẻ như các giải pháp thay phiên.
Một nhà kinh tế giải thích: “Khi thế giới đang dịch chuyển từ Thời đại Công nghiệp sang Thời đại Thông tin, những điều nào đó cũng thay đổi, một số chính sách và lí thuyết kinh tế không còn hợp thức nhưng phải mất thời gian để mọi người hiểu và điều chỉnh theo nó. Cuộc khủng hoảng tài chính là dấu hiệu rằng đầu tư vào thị trường chứng khoá và tài chính như cách làm tiền đã qua rồi. Tăng trưởng của Thung lũng Silicon và ngành công nghiệp công nghệ cao báo hiệu sự bắt đầu của nền kinh tế mới cho tương lai khi đầu tư vào trong tri thức là chìa khoá cho tăng trưởng kinh tế.
Một trăm năm trước, người giầu nhất là các nhà công nghiệp sở hữu các công ti lớn chi phối nền kinh tế. Năm mươi năm trước, người giầu nhất là những nhà đầu tư vào dầu hoả, tài nguyên thiên nhiên, và các công ti tài chính kiểm soát thị trường. Ngày nay người giầu nhất là các nhà doanh nghiệp, người sở hữu hay đầu tư vào các công ti công nghệ. Hiển nhiên là những thay đổi đang xảy ra và khoa học và công nghệ là những khu vực mà mọi nước đều phải tập trung vào để có được lợi thế của nền kinh tế mới.”
Với tiến bộ trong công nghệ, việc biến đổi từ vật tư thô thành sản phẩm đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng trở thành thách thức lớn cho các nước không thể theo kịp với xu hướng công nghệ hay thay đổi cách nghĩ của người quản lí của họ. Nhưng biến đổi này đang xảy ra nhanh thế do các công nghệ liên nối tạo ra những cách thức mới để làm kinh doanh. Tuy nhiên, tương phản với quá khứ trong thời đại công nghiệp nơi vốn (tiền bạc) là then chốt và mọi thứ xảy ra phụ thuộc vào khối lượng đầu tư (kích cỡ), qui tắc đã thay đổi.
Ngày nay với công nghệ tiên tiến, tri thức là tài sản và mọi thứ xảy ra với tốc độ của phát kiến. Chẳng hạn, hai mươi năm trước bộ nhớ bán dẫn một megabyte giá quãng $550000; ngày nay nó giá quãng $4. Các bộ vi xử lí trong năm 2014 chạy nhanh gấp 500000 lần so với bộ xử lí nguyên gốc năm 1950. Điện thoại thông minh là mạnh hơn máy tính để bàn cổ. Nhanh hơn, rẻ hơn, và nhỏ hơn là các qui tắc mới cho khu vực công nghệ cạnh tranh này. Khi nhiều phát kiến hơn được tạo ra, điều sẽ trở thành rõ ràng là các nước chi phối thị trường trong mười năm tới là các nước có những công nhân tài năng nhất.
Ngày nay nhiều nước đã tụt lại sau đang nhận ra ích lợi của điều giáo dục công nghệ có thể mang lại. Họ bắt đầu hiểu rằng có tương quan giữa số lượng việc làm được tạo ra và số người tốt nghiệp đại học trong các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM). Khi các chính phủ tìm cách tốt nhất để cải tiến hiệu năng kinh tế của họ, họ nhận ra rằng việc làm công nghệ là trong những việc làm trả lương cao nhất, tăng trưởng nhanh nhất, và ảnh hưởng nhất trong dẫn lái tăng trưởng kinh tế và phát kiến.
Nhiều chính phủ đã ban hành các chính sách để ra lệnh cho các thể chế giáo dục của họ phải chấp nhận các chuẩn khoa học và công nghệ nghiêm ngặt để cải tiến hệ thống giáo dục của họ; Trung Quốc và Ấn Độ đã đầu tư vào trong đào tạo nhiều giáo viên khoa học và công nghệ hơn cũng như phương pháp dạy mới để mở rộng khoa học và công nghệ ra ngoài lớp học chính qui. Cả hai nước này cũng thiết lập các mục đích cho đại học phải đáp ứng cho nhu cầu việc làm công nghiệp. Một quan chức chính phủ nói với tôi: “Giáo dục STEM là nền tảng mạnh cho thành công kinh tế cá nhân và xã hội. Chúng tôi đã làm việc chặt chẽ để cải tiến giáo dục của chúng tôi để đảm bảo rằng chúng tôi sẽ sớm bắt kịp các nước khác.”