Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương - Cách uống cà phê “độc nhất vô nhị” của người Sài Gòn xưa

Nguyên Phương01/12/2022 08:00
Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương - Cách uống cà phê “độc nhất vô nhị” của người Sài Gòn xưa

“Tô - Ly - Điếu - Tờ” là bốn chữ có thể tóm tắt về bốn thói quen buổi sáng của nhiều người Sài Gòn từ xưa đến nay: tô hủ tiếu, ly cà phê, điếu thuốc và tờ báo.“

Nếu bạn chưa biết thì chúng ta đã mang cà phê đến Đông Dương. Trong khi chỉ một số ít người dân Bắc kỳ (Tonkin) ngần ngại uống cà phê theo cách của chúng ta thì nhiều người Sài Gòn tiếp nhận nó vui vẻ nhưng uống theo cách của họ”, đó là nhận xét của Mauvais, một du khách người Pháp sau một chuyến du hành Đông Dương vào cuối thế kỷ 19.

Như chúng ta đều biết, cách pha cà phê của người Pháp từ xưa đến nay là dùng dụng cụ lọc (phin cà phê). Còn cách pha cà phê khiến ông Mauvais “kinh ngạc” khi đến thăm ngôi chợ Bến Thành trên đại lộ Charner (Nguyễn Huệ ngày nay) là:

Người dân nơi đây đổ bột cà phê đã xay vô một chiếc ấm sành lớn có một vòi lớn để cầm và một vòi nhỏ để rót rồi nấu lên như cách họ nấu thuốc uống. Khi rót, họ dùng một tấm vải mỏng đặt trên ly để lọc bã cà phê ra.

Phải chăng đây là cách uống cà phê mà sau này đã được biến thể thành cà phê vợt mà chúng ta vẫn còn thấy ở một vài quán vỉa hè Sài Gòn, Chợ Lớn hôm nay?

Cách uống có lẽ cũng khiến nhiều người ngạc nhiên không kém:

- Họ co một hoặc cả hai chân trên ghế và uống nhanh chứ không chậm rãi như chúng ta lẫn đồng bào xứ Bắc kỳ của họ. Vừa uống, họ vừa bàn bạc hay kể công việc làm ăn, tin tức gì đó mà họ biết - xứ này quá rộng để một người biết hết mọi chuyện. Ai biết chữ thì nhằm bữa có nhựt trình, thay vì đọc một mình như chúng ta thì một người đọc vừa đủ cho nhóm mình nghe chăm chú...

Cuốn sách “Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương” tập hợp nhiều mẩu chuyện thú vị về mảnh đất Sài Gòn - Gia Định xưa. Tác phẩm vừa như một thước phim để quay về một đô thành Sài Gòn rực rỡ trước 1975 , vừa như một chuyến du hành ngược thời gian về một Gia Định hoang sơ thời mới hình thành lúc 300 năm trước. 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025