Nấu ăn là công việc đơn giản hàng ngày chúng ta vẫn làm, nó quen thuộc giống như việc tắm rửa, vệ sinh nhà cửa vậy… tùy thuộc vào tình hình kinh tế của mỗi gia đình mà thực phẩm có thể thay đổi khác nhau, tuy nhiên dù nấu món gì bạn cũng sẽ phải tiếp xúc với khói bếp, dầu ăn… chính những tác nhân ấy có thể gây trọng bệnh cho người nấu, thậm chí là tiến triển thành ung thư phổi .
Một đầu bếp có trên 10 năm kinh nghiệm chia sẻ trên trang Food.39 của Trung Quốc mới đây đã chia sẻ về 4 thói quen nấu nướng độc khủng khiếp có thể đẩy người nấu tới căn bệnh ung thư . Thường những người có kinh nghiệm sẽ không bao giờ phạm phải, nhưng đáng tiếc là gần như 100% các bà nội trợ đều mắc mỗi ngày.
4 sai lầm nấu nướng đang đẩy bạn tới căn bệnh ung thư
Nhiều thói quen trong gian bếp vô tình khiến cơ thể bị tổn thương và và từng bước tiến gần hơn đến căn bệnh ung thư. Dưới đây là những thói quen được đầu bếp và các chuyên gia sức khỏe cảnh báo.
Thói quen số 1: Không mở máy hút mùi
Các món chiên xào là phương pháp nấu ăn yêu thích của người Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Dầu ăn tuy có mùi thơm nhưng ở nhiệt độ cao chúng sẽ sinh ra nhiều khói dầu, các chất gây khó chịu có trong khói dầu độc không kém thuốc lá. Nếu các bà nội trợ quên bật máy hút mùi thì số khói độc này sẽ theo không khí vào cơ thể, lâu ngày kích thích lặp đi lặp lại sẽ gây đột biến tế bào.
Sau 5 năm điều tra dịch tễ học về ung thư phổi, Giáo sư Yumin He thuộc Đại học Y học Cổ truyền Trung Quốc Thượng Hải phát hiện ra rằng phụ nữ trẻ và trung niên tiếp xúc với khói dầu ở nhiệt độ cao trong nhà bếp trong một thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao gấp 2-3 lần.
Thói quen số 2: Chỉ cho thực phẩm vào khi dầu đã bốc khói
Người xưa thường chỉ dạy chúng ta cần phải đợi đến khi dầu sôi, bốc khói mới cho thực phẩm vào cho dầu đỡ bị bắn, đồng thời tạp chất trong dầu đã được loại bỏ. Trên thực tế, dầu ăn ngày nay đã bị loại bỏ hết tạp chất và có nhiệt độ sôi rất cao. Phải đến khi nhiệt độ dầu đạt đến 200 độ C thì mới có thể bốc khói. Đáng nói, dầu ăn khi đã nóng trên 200 độ C thì đã tạo ra các chất độc hại, chẳng hạn như benzen, acrolein…
Trung tâm An toàn Thực phẩm Hồng Kông từng cảnh báo rằng: Nhiệt độ dầu ăn càng cao, đun dầu ăn càng lâu thì càng sản sinh ra nhiều acrylamide – đây là một chất gây ung thư loại 2 được WHO cảnh báo.
Thói quen số 3: Chiên đi chiên lại đồ ăn trong dầu cũ
Vì số lượng khách quá đông hay muốn tiết kiệm chi phí, nhiều nhà hàng yêu cầu đầu bếp sử dụng lại dầu cũ để chiên thực phẩm cho khách. Nhưng khi nấu ăn ở nhà cho gia đình, các đầu bếp thực thụ không bao giờ sử dụng dầu cũ bởi vì họ biết loại dầu này có mùi hôi, không còn thơm ngon, hơn nữa dầu bị biến đổi không còn tốt cho sức khỏe.
Các đầu bếp khuyên dầu đã qua sử dụng có màu sẫm, mùi cháy thì nên dứt khoát đổ đi, hơn nữa lúc này dầu ăn đã không còn giá trị dinh dưỡng.Dầu càng dùng nhiều lần càngcó nhiều chất độc hại, sẽ sinh ra chất gây ung thư loại 1 gọi là benzopyrene.
Thói quen số 4: Dùng muối quá nhiều
Muối làm cho đồ ăn được đậm đà và hấp dẫn hơn. Ở các cửa hàng thường rộng lượng bổ sung một lượng muối tương đối nhiều, nhưng khi ở nhà các đầu bếp thường cố gắng nấu nhạt nhất có thể cho gia đình.
Theo quy định của WHO, người lớn nên tiêu thụ ít hơn 5 gam muối mỗi người mỗi ngày. Trong khi đó ở Việt Nam, trung bình mỗi người tiêu thụ khoảng 9,4g muối/ngày – gần gấp đôi so với lượng khuyến nghị của WHO.
Thói quen ăn nhiều muối lâu ngày không chỉ dễ làm tăng nguy cơ cao huyết áp mà thức ăn nhiều muối sẽ trực tiếp làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây ra hàng loạt các biến đổi bệnh lý như xung huyết, phù nề, viêm loét niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, các tế bào niêm mạc dạ dày sẽ thường xuyên phân chia khi bị kích thích bởi thức ăn nhiều muối, làm tăng khả năng bị ung thư dạ dày.
Làm sao để phòng bếp không trở thành "nơi trú ngụ của tế bào ung thư"?
- Đảm bảo rằng nhà bếp được thông gió tốt
Việc thông gió trong phòng bếp rất quan trọng, nếu có cửa sổ khi nấu nướng thì nên mở cửa sổ để đảm bảo không khí lưu thông. Không khí trong lành góp phần thải nhanh các chất độc hại.
- Mở máy hút mùi trước và sau khi nấu
Trước khi nấu, máy hút mùi nhà bếp cần được mở trước 3 phút. Sau khi nấu cũng không nên tắt ngay mà nên mở 3 phút để khói độc được hút bỏ hoàn toàn.
- Không nên để dầu bốc khói
Dầu ăn ở nhiệt độ 150 độ C sẽ tạo ra khói, kích thích hệ hô hấp rất mạnh, do đó việc kiểm soát nhiệt độ dầu là rất quan trọng. Để thử xem dầu đã nóng hay chưa, bạn có thể thả vào chảo 1 miếng tỏi, nếu thấy xung quanh tỏi có xuất hiện bọt nhỏ tức là đã đủ nhiệt độ, có thể cho thực phẩm vào nấu được rồi.
- Ăn kiêng, giảm nấu nướng
Các phương pháp nấu nướng như chiên rán không chỉ dễ sinh ra khói dầu mà còn chứa cực kỳ nhiều calo, tinh bột… làm tăng cân và lipit máu. Mọi người nên tăng cường ăn đồ luộc, đồ sống thay vì chiên, xào, nướng.
Nhịp sống Việt