Giận mất khôn
Một cặp vợ chồng nọ cãi nhau. Cả hai đều lớn tiếng, không ai chịu nhường nhịn ai, và có vẻ vô cùng tức giận. Anh chồng bỏ đi một nước mà chẳng thèm đoái hoài gì đến vợ, mặc dù biết rằng thái độ của anh ta sẽ khiến vợ mình càng thêm nổi nóng.
Phần người vợ, cứ lẽo đẽo đi theo chồng và liên tục nói như muốn trút hết cơn giận dữ lên anh chồng. Để rồi cuối cùng, vì không chịu đựng nỗi và không thể kiềm chế bản thân, anh chồng sẵn sàng thượng cẳng chân hạ cẳng tay với vợ, như một cách để kết thúc cuộc tranh luận không có hồi kết giữa hai người.
Về phương diện xã hội, đàn ông thường bị lên án là thô bạo, hiếu chiến hơn so với phần lớn phụ nữ. Thông thường khi nóng giận, đàn ông và phụ nữ đều thích lớn tiếng, la hét, hờn dỗi, đùng đùng nổi giận và quay sang chỉ trích lẫn nhau. Nhưng suy cho cùng, giữa hai phái vẫn có sự khác biệt.
Thực tế là, sự khác nhau về cấu trúc não của đàn ông và phụ nữ có thể dẫn đến hoàn cảnh, thái độ khác nhau khi họ nóng giận. Nếu nói rằng, so với đàn ông, phụ nữ thể hiện cảm xúc nóng giận nhiều hơn nhưng không có nghĩa là họ dễ khóc, bức xúc hơn khi nóng giận. Khi nóng giận, phụ nữ thích nói nhiều, kể lể dông dài nhằm bày tỏ sự tức giận của mình, cũng như lý do khiến họ tức giận. Mặt khác, đàn ông có thể trở nên hung dữ hơn, nhất là khi bị chọc giận. Nói chung, mức độ tức giận của đàn ông có xu hướng tăng nhanh nhưng cũng chóng nguội hơn, so với phụ nữ.
Lời giải từ não bộ
Não bộ của phụ nữ giống như một mạng lưới với nhiều kết nối phức tạp trong vỏ não, nhưng cấu trúc logic hơn đàn ông, nên sự tăng cường những kết nối về cảm xúc, ngôn ngữ có phần cao hơn. Ngược lại, não của đàn ông lại có cùng cảm xúc và những trung tâm ngôn ngữ hoạt động, nhưng kết nối của hệ thống thần kinh đến trung tâm kém hiệu quả hơn phụ nữ. Hơn thế, ở phụ nữ hoạt động của não thiên về cá nhân, tiểu tiết hơn, còn ở đàn ông thì ngược lại.
Đó cũng là lý do đàn ông nhìn mọi người xung quanh giống như những vật thể để thể hiện bạo lực khi họ giận dữ. Còn phụ nữ tinh ý hơn, biết mình biết ta, nên thường sử dụng ngôn ngữ như một vũ khí lợi hại để chiến đấu với đối phương. Đồng thời, sẽ không dừng những cuộc tranh cãi có tính nội tại một cách bền bỉ trước đối phương.
Đôi khi, cách hành xử của phụ nữ là do chính họ lựa chọn. Họ có khả năng chịu đựng những chuyện bực mình và hay gặp căng thẳng tinh thần, nhiều hơn đàn ông. Và hậu quả kéo theo là, phụ nữ dễ làm lan tỏa sự căng thẳng của họ cho những người xung quanh họ.
Giữ hòa khí là thượng sách
Có nhiều yếu tố lý giải vì sao đàn ông thể hiện sự nóng giận mãnh liệt hơn phụ nữ như sự giáo dục, những căng thẳng trong mối quan hệ xã hội hằng ngày. Trong đó, hóc môn đóng một vai trò quyết định đối với mức độ hung hăng giữa đàn ông và phụ nữ. Lượng hóc môn hiếu chiến, muốn công khai sự nóng giận của bản thân ở đàn ông thường cao hơn, và lượng testoterone ở đàn ông cao gấp 10 lần, hơn là phụ nữ.
Ở đàn ông, testosterone giúp phát triển não bộ và có đặc thù không kết nối với nhau. Mặc dù đàn ông, phụ nữ đều mất kiểm soát khi nóng giận nhưng testosterone ở đàn ông hoạt động tích cực hơn, đặc biệt khi họ thể hiện sự nóng giận. Thông thường, phụ nữ yếu đuối sẽ sử dụng cơn giận lôi đình để trấn áp đàn ông, để cân bằng lượng testosterone của anh ta.
Khi chung sống, ai dễ nóng giận hơn và ai nóng giận nhiều hơn, đều có những mặt tiêu cực của nó. Sự nóng giận ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe, vô tình tạo ra bầu không khí căng thẳng trong gia đình, sự bất mãn giữa đôi bên, thậm chí làm sứt mẻ tình cảm dành cho nhau bấy lâu nay.
Vậy nên, hãy nóng giận một cách có chọn lọc và hạn chế nóng giận, càng nhiều càng tốt, nếu có thể.
Trường Thi