Làm những công việc nhỏ, từng bước một
Bạn không cần hoàn thành tất cả các công việc trong một lúc, đây là điều ai cũng biết. Thế nhưng, bạn phải bắt đầu thực hiện để nó có thể kết thúc, đừng ép mình phải thực hiện quá nhiều thứ một lúc, bản thân chúng ta sẽ thấy mệt mỏi và chán nản. Thay vì thế, hãy bắt đầu với những bước thật nhỏ.
Bạn muốn đi bộ trong 30 phút? Đừng nghĩ rằng mình phải đi trong 30 phút, hãy đi bộ 3 phút thôi và trong 3 phút đó bạn hãy quyết định xem mình muốn đi tiếp bao nhiêu lâu. Một khi đã thực hiện được nhiều bước, hãy bắt đầu tăng dần khối lượng, thời gian của từng bước và chẳng mấy chốc công việc sẽ hoàn thành.
Dập tắt mọi yếu tố có thể gây phân tâm
Nếu các yếu tố phân tâm là các sản phẩm công nghệ, mạng xã hội... hãy cố tắt chúng đi hoặc thậm chí làm việc trong môi trường không có Internet.
Bạn cần làm việc nhưng chiếc giường trong phòng quá thu hút và bạn chỉ muốn ôm lấy nó ngay khi có thể? Hãy tìm một vị trí khác để làm việc, thậm chí là một nơi khác rất xa. Bạn ở trên văn phòng nhưng chiếc điện thoại luôn hiện thông báo mạng xã hội và bạn phải kiểm tra nó bất cứ khi nào điện thoại sáng? Hãy tắt thông báo điện thoại hoặc thậm chí tắt luôn điện thoại đi nếu bạn cần sự tập trung cao độ.
Loại bỏ các yếu tố gây phân tâm, xao nhãng sẽ giúp bạn hạn chế được các yếu tố có thể gây lười từ đó tập trung làm việc hơn. Tuy nhiên, bạn cần loại bỏ những yếu tố phân tâm kia trước khi làm việc để không bị sa đà trong quá trình làm.
Tìm cảm hứng trong cuộc sống để khởi động tốt hơn
Nếu bạn đang lười, trong 5,10 hay 15 năm tới bạn sẽ ra sao? Và cuộc sống bạn sẽ ra sao nếu như bạn bớt lười biếng hơn? Mặc dù câu trả lời không thể chính xác 100% so với thực tế, nhưng những so sánh như trên có thể giúp bạn có cảm hứng để bắt đầu mọi thứ.
Cảm hứng là thứ quan trọng cho những chặng đường dài, nhưng bạn có thể lục lại nó mỗi ngày để biết mình cần làm gì và bắt đầu vào lúc nào. Thế nhưng, nếu bạn cho phép mình ở 10 năm tới tệ hại, nghèo nàn thì hãy cứ lười đi.
Cân bằng lại cuộc sống
Đôi khi chúng ta không lười nhưng vì có quá nhiều thứ dồn nén, quá nhiều công việc cần làm nên bản thân cảm thấy chán nản.
Trước hết, nếu công việc quá nặng và khiến bạn mệt mỏi, hãy tìm sự trợ giúp. Sếp giao quá nhiều việc trong 1 ngày? Hãy lên tiếng vì sự tự do của bản thân. Sau đó phân chia một ngày thành nhiều khoảng thời gian để có thể nghỉ ngơi hợp lý giữa quá trình làm việc, khi bạn thoải mái với mọi thứ, bạn sẽ có sự cân bằng và khi đó lười không còn là vấn đề nữa.
Kiểm soát cách bạn nói chuyện với chính mình
Đôi khi hành vi tạo nên suy nghĩ, đôi khi suy nghĩ lại tạo ra hành động. Chuẩn bị mọi tình huống và rũ bỏ màn độc thoại nội tâm tiêu cực. Nghĩ rằng "Trời ơi, mình lười quá, thật vô dụng" sẽ chẳng đưa bạn tới đâu cả. Vì vậy, hãy dừng lại. Chỉ mình bạn mới có quyền kiểm soát suy nghĩ của mình.
Mỗi khi thấy mình làm việc dưới mức trung bình, hãy chuyển nó thành suy nghĩ tích cực. "Sáng nay oải thật, nhưng thôi, đến lúc chạy hết tốc lực rồi. Giờ là buổi chiều, phải tăng tốc hơn thôi!" Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy tâm trạng đột nhiên trở nên tích cực sẽ ảnh hưởng đến kết quả công việc thế nào.
Nghĩ về lợi ích
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chớp thời cơ và hành động ngay lúc này? Điều gì sẽ xảy ra nếu buổi sáng thay vì ngủ nướng trên giường thì bạn thức dậy và tập yoga, hay nấu một bữa sáng thật ngon? Điều gì sẽ xảy ra nếu trong vòng sáu tháng tới ngày nào bạn cũng làm như vậy?
Mọi chuyện sẽ rất tuyệt vời, là như vậy đấy. Hãy để những ý tưởng tích cực này lấp đầy suy nghĩ của bạn. Ắt hẳn bạn sẽ nhận ra rằng một khi mình quen dần và tăng cường các thói quen, mọi thứ đều trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Thiên Kim (t/h)