Vào khoảng thế kỉ 19, tại Trung Quốc, xuất hiện một cơn sốt có tên "Cơn sốt Thẩm Tòng Văn" (ông được mệnh danh là một trong những nhà văn vĩ đại nhất Trung Quốc hiện đại), rất nhiều người nghe danh đã tìm tới thăm hỏi Thẩm Tòng Văn.
Dù khách đến thăm rất chu đáo hay thư từ nhận được đều vô cùng nhã nhặn nhưng Thẩm Tòng Văn vẫn nói: "Già rồi, tôi không muốn thấy tên mình trên báo chí."
Theo ông, con người khi đến một độ tuổi nhất định không còn cần phải bị ám ảnh bởi danh lợi. Ở ông, người ta thấy được sự khiêm tốn, điềm đạm. Người khôn ngoan không để hoàn cảnh kiểm soát tâm trí, thay vào đó, họ để tâm trí làm chủ. Cuộc sống thăng trầm, vạn vật đều có thể thay đổi.
Ở tuổi trung niên, tâm "tĩnh" khi thuận lợi và cả khi gặp khó khăn là cách sống khôn ngoan nhất.
01
Khi "thuận buồm", không ngông cuồng
Một học giả thời nhà Thanh tại Trung Quốc từng nói: "Đừng kiêu ngạo trong hành động của mình, vì những điều xui xẻo và vận may luôn ẩn nấp tại đó."
Tăng Quốc Phiên, một quan chức nổi tiếng vào cuối thời nhà Thanh, suốt cuộc đời luôn giữ cho mình thái độ khiêm tốn. Một lần, gia đình ông đang chuẩn bị xây một ngôi nhà mới ở quê, em trai đã cử người đến giao bản vẽ cho Tăng Quốc Phiên ngay trong đêm. Tăng Quốc Phiên nhìn thoáng qua, cảm thấy ngôi nhà này quá hoành tráng, một ngôi nhà như vậy đứng giữa những ngôi nhà khác chắc chắn sẽ rất nổi bật, như vậy rất dễ khiến người ta ghen tị sao?
Ông lập tức sửa ngôi nhà trên bản vẽ thành căn nhà nhỏ và dặn đi dặn lại em trai xây nhà theo bản vẽ đã sửa lại, không được hành động khoa trương.
Có người nói: "Khi thuận lợi, đừng kiêu ngạo. Nếu quá kiêu ngạo sẽ dẫn đến tai họa."
Con người khi đến tuổi trung niên nên tập trung vào việc tu dưỡng bản thân. Là hoa, tự nhiên sẽ thơm, không cần phải nhờ gió tán hương; là hổ, ắt có uy, đâu cần phải đi ra oai khắp nơi.
Muốn cuộc sống suôn sẻ, hãy thận trọng trong lời nói và việc làm, khiêm tốn chưa bao giờ là thừa.
Trương Hiếu Tiêu, một nhà thơ thời nhà Đường, Trung Quốc, cảm thấy rất hài lòng sau khi vượt qua kỳ thi tiến sỹ. Trên đường từ Trường An trở về Dương Châu, ông đã viết một bài thơ khoe với người bạn Lý Thân của mình rằng: "Ta thi đỗ vượt qua cả mười quan chức khác, hiện tại rời thành Trường An với yên ngựa dát vàng." Ông mô tả mình như được dát vàng sau khi thi đỗ tiến sỹ, khiến thiên hạ phải nhìn ông với ánh mắt ngưỡng mộ.
Sau khi đọc xong, Lý Thân viết một câu trả lời không mấy khách đáp lại: "Là vàng giả nên mới cần dùng vàng thật để dát, nếu là vàng thật, vậy thì không cần dát." Khuyên ông đừng công khai quá nhiều, bản thân đã học tập chăm chỉ mười năm mới thành công, việc cần làm hiện tại là nên tiếp tục trau dồi bản thân thay vì đi khoe khoang khắp nơi như vậy.
Trương Hiếu Tiêu sau khi đọc thư của Lý Thân, cảm thấy có chút xấu hổ và đã tìm tới tận nhà để bày tỏ lòng biết ơn. Kể từ đó, Trương Hiếu Tiêu tỏ ra vô cùng khiêm tốn trong giới quan chức và nhận được nhiều lời khen ngợi.
Khi còn trẻ, chúng ta rất dễ bị cuốn theo khi đạt được một vài thành tựu nào đó. Mãi đến tuổi trung niên mới nhận ra rằng người xuất sắc thì nhẹ nhàng, sáng bóng như viên ngọc, sự sáng chói của họ là ở bên trong chứ không phải ở bên ngoài.
Họ hiểu rất rõ rằng chỉ khi không phô trương, luôn giữ cho mình một thái độ khiêm tốn, họ mới có thể sống ổn định lâu dài giữa xã hội này.
02
Khi "ngược gió", không nhụt chí
Trong chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu, Trung Quốc, có một câu đối khá có ý nghĩa như vậy: "Nhân sinh ná năng đa như ý, vạn sự chỉ cầu bán xứng tâm." (Đời người lấy đâu ra nhiều chuyện như ý tới vậy, vạn sự chỉ mong cầu toại nguyện một nửa)
Khi con người đến tuổi trung niên, khi đã trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, họ càng hiểu rằng trên đời này, có được mọi thứ như mình mong muốn không phải điều dễ dàng. Đối mặt với khó khăn, một tương lai tươi sáng sẽ xảy đến.
Bậc thầy văn học Liang Shiqiu tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc, sau đó ra nước ngoài du học, ông được sống trong những tòa nhà đẹp nhất và chứng kiến cảnh tượng phồn hoa nhất. Vậy nhưng chiến tranh chống Nhật bất ngờ nổ ra vào năm 1940, Liang Shiqiu, khi đó đã gần 40 tuổi, phải sống trong một ngôi nhà ở lưng chừng núi.
Núi rất dốc nên việc đi lại rất bất tiện. Ngôi nhà cực kỳ đơn sơ, thậm chí còn không có tới cả một chiếc giường tươm tất. Cửa ra vào, cửa sổ không kín, trời mưa thì bị rỉ nước, chuột chơi đùa thường xuyên, mùa hè trong nhà có rất nhiều muỗi.
Các văn nhân khi đến thăm đã tỏ ra khá ngạc nhiên, tuy nhiên bản thân Liang Shiqiu lại rất điềm tĩnh, miêu tả ngôi nhà này bằng tính từ "trang nhã". Ngôi nhà này nằm trên núi, vừa có thể ngước lên ngắm nhìn trăng sáng, vừa có thể đưa tay ra "nhặt" những vì sao. Nội thất trong nhà tuy đơn sơ nhưng đồ đạc đơn giản, dễ chăm sóc. Trước ngôi nhà có trồng hai loại cây, mỗi khi trăng sáng gió trong, có thể mời bạn bè đến nhà, thưởng ngoạn phong cảnh núi non.
Cuộc sống luôn tồn tại những nghịch cảnh, những người chịu đựng được những khó khăn của cuộc sống mới có những cái nhìn tích cực về tương lai.
Bước vào tuổi trung niên, khó khăn là lẽ đương nhiên. Nếu bạn chìm đắm trong tiêu cực và bi quan, cuộc sống sẽ "thưởng" cho bạn những năm tháng đau khổ hơn. Nhưng nếu không giận không oán, có cái nhìn lạc quan, chủ động mở đường vượt núi, một ngày nào đó, mặt trời nhất định sẽ chiếu sáng.
Tu dưỡng tốt nhất sau tuổi trung niên là trở thành người lái đò cho chính mình giữa nghịch cảnh sau khi đã nhìn thấu sự vô thường của vạn sự trên đời.
Lời kết,
Adler, bậc thầy về tâm lý học, đã nói: "Con người có thể có lựa chọn. Cùng là trải qua nghịch cảnh và đau khổ, người mạnh mẽ sẽ biến thành những đóa hoa hướng dương, người yếu đuối sẽ biến thành rêu đen ẩm ướt."
Cuộc sống luôn tồn tại những thăng trầm, chúng ta không thể sống dựa vào "cảm xúc", mà phải sống dựa vào "tâm thái".
Nếu bạn luôn ưỡn ngực nhìn lên phía trên, sớm muộn cũng sẽ vấp phải hòn đá trên mặt đất. Nếu cứ cúi gầm mặt xuống, bạn sẽ đi vào ngõ cụt tối tăm vì không thể nhìn thấy ánh sáng. Cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió nhưng khi gặp khó khăn hãy buộc mình cưỡi sóng.