'Công thức bí mật' để khởi nghiệp thành công

Nguyễn Văn Phước21/07/2022 21:55
'Công thức bí mật' để khởi nghiệp thành công

Tôi vừa nhận được bài viết này của GS. John Vu, xin được giới thiệu để các bạn trẻ Việt Nam có thể tham khảo, chiêm nghiệm.

“Trong các trường đại học, huyền thoại về những sinh viên bỏ học, khởi nghiệp thành công, trở thành những tỷ phú nổi tiếng như Bill Gates, Steve Jobs hay Mark Zukerberg thường được các thầy cô nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Tại các trường đại học Hoa Kỳ, Khởi nghiệp - Startup là một trong những lớp có đông sinh viên nhất.

Hôm đó, trong lớp dạy khởi nghiệp, một sinh viên hỏi tôi: “Tại sao chỉ một số ít người khởi nghiệp thành công, đa số đều thất bại. Chắc phải có bí mật nào đó? Để làm cho lớp học vui hơn, tôi xác nhận: “Có chứ, có công thức bí mật đấy. Nếu theo công thức này, các em hoàn toàn có thể trở thành một Steve Jobs hay Bill Gates thứ hai.” Cả lớp chợt cười ầm cả lên vì nghĩ rằng đó là chuyện đùa.

Tôi quan sát cả lớp và nói: “Tôi không nói đùa đâu, tôi sẽ dạy công thức này hôm nay.” Khi cả lớp tỏ ra tò mò. Tôi giải thích: “Khởi nghiệp thành công không phải chỉ bằng ý tưởng. Ai cũng có thể có ý tưởng hay nhưng điều đó không đủ, vì cần một “công thức bí mật” nữa. Nhiều sinh viên tin rằng nếu có khả năng kỹ thuật, tạo ra sản phẩm mới thì họ có thể khởi nghiệp. Điều đó không đủ, vì họ phải biết lập kế hoạch, kiểm nghiệm, thực thi, tiếp thị và lập thế cạnh tranh mới có thể thành công được. Các yếu tố này đều nằm trong “công thức bí mật” mà tôi sẽ truyền lại hôm nay.”

Cả lớp tỏ ra chăm chú lắng nghe hơn. Tôi nói tiếp: “Hôm nay tôi sẽ dạy công thức của “Sư phụ Steve Jobs” truyền lại - cả lớp lại cười ầm lên - Đây là công thức bí mật: “Hãy giải quyết vấn đề mọi người cần và sẵn sàng trả nhiều tiền cho giải pháp của bạn.” Tôi yêu cầu cả lớp nhắc lại câu này vài lần để nhập tâm. Mọi sinh viên vừa cười vừa đọc vì họ vẫn nghĩ rằng tôi đang đùa với họ.

Khi cả lớp yên lặng, Tôi giải thích: “Khi xưa, Steve Jobs đã dùng công thức này để giải quyết vấn đề mà mọi người cần: Họ cần máy tính để làm một số việc nhỏ như tính toán, chi thu sổ sách nhưng không thể mua máy tính lớn của IBM, với vô số chức năng, trị giá hàng triệu đô la. Steve đã chế tạo máy tính nhỏ, có thể làm một số điều mà mọi người cần, với giá bán khoảng ba nghìn đô la. Chỉ trong vòng vài năm, ông ấy đã bán được hàng triệu máy tính Apple và thâu tóm thị trường. Nhờ thế, Apple đã tiêu diệt hầu hết các công ty máy tính lớn. Ngay như hãng khổng lồ IBM cũng sắp đóng cửa, nếu không có phần mềm của Bill Gates cứu thì chắc cũng sập tiệm luôn rồi.”

Cả lớp chăm chú lắng nghe nhưng có lẽ chưa hoàn toàn tin hẳn. Tôi dẫn chứng: “Google cũng sử dụng công thức này. Vào lúc đó, Google không phải là công ty tìm kiếm - Search Engine đầu tiên. Trên thị trường đã có vài chục công ty hoạt động như Web Crawler, Lycos, Alta Vista và Yahoo nhưng đa số khó dùng. Các công ty này đòi người dùng phải trả tiền sử dụng sản phẩm của họ. Google giải quyết vấn đề này bằng việc làm cho nó có chức năng cực dễ dùng, mà không đòi hỏi tiền sử dụng nào cả.

Trong thời gian ngắn, Google thâu tóm thị trường, tiêu diệt mọi công ty cạnh tranh và phát triển thành công ty lớn nhất. Tuy nhiên đó chỉ là một nửa công thức: “Giải quyết vấn đề mọi người cần.” Phần sau Google kiếm tiền bằng cách nói với thân chủ quảng cáo rằng: “Khi mọi người tìm kiếm gì đó liên quan tới sản phẩm của các ông, chúng tôi sẽ dùng thuật toán đặc biệt hiển thị ngay quảng cáo đó cho người dùng. Tuy nhiên các ông không phải trả tiền cho đến khi người dùng bấm nút truy cập vào mạng - website của các ông - Pay by Click."

Điều này hiệu quả hơn là những quảng cáo hiện lên ngẫu nhiên. Một người tìm mua sách sẽ không chú ý tới quảng cáo xe hơi. Khi mọi người bấm nút vào quảng cáo mà họ quan tâm vì họ muốn mua thứ đó thì Google mới lấy tiền. Do đó các thân chủ quảng cáo sẵn sàng trả cho Google rất nhiều tiền. Đây là cách kiếm tiền rất hiệu quả của Google vì họ biết rõ công thức bí mật này.

Cho đến khi đó, cả lớp mới lặng người hiểu hết các yếu tố quan trọng của khởi nghiệp: Ý tưởng không đủ, kỹ thuật không đủ, mà phải có nhiều khách hàng sẵn sàng trả tiền, mới đưa khởi nghiệp đến chỗ thành công. Sau đó tôi tóm tắt bài giảng cho cả lớp:

Nếu các em dự định khởi nghiệp thì phải tự trả lời các câu hỏi:

1) Giải pháp của mình có giải quyết vấn đề nhiều người cần không? (Giá trị sản phẩm)

2) Bao nhiêu người cần giải pháp này? (Kích cỡ thị trường)

3) Những người này là ai? (Nhận diện khách hàng)

4) Làm sao liên lạc với họ? (Cách tiếp xúc với khách hàng)

5) Họ sẵn lòng trả bao nhiêu? (Thu vào ra sao?)

6) Hoạt động này tốn bao nhiêu? (Chi ra bao nhiêu?)

7) Giải pháp có tốt hơn những giải pháp khác không? (Chất lượng)

8) Giải pháp hiện có cần bằng sáng chế để tránh việc sao chép, ăn cắp tài sản trí tuệ sáng tạo hay không? (Lập thế cạnh tranh).

Bằng việc trả lời những câu hỏi đơn giản nhưng rất thực tế thiết thực này, các em sinh viên có thể chủ động kiểm nghiệm ý tưởng của mình để xác định họ có nên khởi nghiệp lúc này hay chưa.”

GS. John Vu - Nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học ĐH Carnegie Mellon - Hoa Kỳ

Bộ sách tâm linh của Nguyên Phong


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Chảy não

Với toàn cầu hoá hiện tượng “chảy não” kéo tới.
2

Thái độ xấu

Ớ Ấn Độ, nhiều người lập trình đi làm với thái độ xấu bởi vì họ biết rằng họ có thể dễ dàng kiếm được việc làm với các công ti khác vì tình trạng thiếu hụt công nhân phần mềm.
3

Nghề phần mềm

Nhiều sinh viên đã hỏi tôi họ có thể làm gì sau khi làm việc như người phát triển phần mềm trong nhiều năm. Có nhiều con đường nghề nghiệp mà người phát triển có kinh nghiệm có thể lựa chọn. Sau đây là một số con đường:
4

Công nghiệp phần mềm ở Ấn Độ

Trong cuộc viếng thăm của tôi ở Ấn Độ, Ts. Prasad một giáo sư về kĩ nghệ phần mềm đã chia sẻ với tôi một cuộc điều tra ông ấy đã tiến hành tháng trước.
5

Quản lý dự án

Quản lí dự án phần mềm là khó bởi vì yêu cầu và công nghệ bao giờ cũng thay đổi và phần lớn những người quản lí không được đào tạo chính thức nào về cách quản lí dự án phần mềm.

Doanh nghiệp phải sẵn lòng liều mọi thứ để làm cho công ti khởi nghiệp thành công

Mọi công ti khởi nghiệp đều bắt đầu với một ý tưởng phát kiến nhưng thành công của công ti khởi nghiệp tuỳ thuộc vào ý tưởng nào được phát triển, xây dựng và nuôi dưỡng tốt thế nào để thành doanh nghiệp sinh lời.

Lĩnh vực nóng nhất không còn là máy tính mà là công nghệ

Ngành công nghiệp công nghệ sinh học với hàng nghìn nhà khoa học và phòng thí nghiệm nghiên cứu đắt tiền nhưng ngày nay với công nghệ mới, mọi thứ đang thay đổi.

Sự trỗi dậy của robot

Trong vài năm qua, các nhà kinh tế đã giám sát sự trỗi dậy của robot về cách nó sẽ ảnh hưởng tới việc làm của con người.

Dạy và học

Thay vì nghe thụ động bài giảng dài, sinh viên tham gia tích cực vào trong thảo luận nơi họ tham gia, học tập, phân tích và áp dụng điều họ học vào phát triển kĩ năng của mình.

Công nghệ sinh học: biên giới mới

Ngày nay có sự hợp lưu của Sinh học và Công nghệ thông tin vào một lĩnh vực mới tên là Công nghệ sinh học vì mọi tương tác bên trong thân thể chúng ta thực sự là vấn đề công nghệ thông tin (CNTT).

Giáo dục cho tương lai

Ngày nay mọi nước đều cần có nhiều người được giáo dục, đặc biệt trong Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM).

Phát triển kĩ năng

Để phát triển tri thức và kĩ năng trong Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM), sinh viên phải hiểu các khái niệm, và có khả năng áp dụng điều họ đã học để làm công việc.

Cơn sóng thần của thay đổi công nghệ

Chúng ta đang đối diện với cơn sóng thần thay đổi công nghệ. Là sinh viên bạn có thể chọn tham gia vào như một kĩ sư, một nhà khoa học; hay bạn có thể đứng tách ra và nhìn nó như một khán giả. Đó là chọn lựa của bạn.

Công nghiệp phần mềm ở Ấn Độ

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/07/2025 13:00
Trong cuộc viếng thăm của tôi ở Ấn Độ, Ts. Prasad một giáo sư về kĩ nghệ phần mềm đã chia sẻ với tôi một cuộc điều tra ông ấy đã tiến hành tháng trước.

Con người nói chuyện ngày càng giống ChatGPT

Suy ngẫm - Nam Đoàn - 25/07/2025 12:00
Nghiên cứu mới đây tiết lộ một xu hướng đáng kinh ngạc: Thay vì AI học cách giao tiếp như con người, chính chúng ta lại đang dần "nói chuyện giống ChatGPT".

Người dùng Meta AI đang bị khai thác dữ liệu nhạy cảm mà không hề biết

Kỹ năng - Nam Đoàn - 25/07/2025 11:00
Hãy tưởng tượng một cảnh phim kinh dị thế kỷ 21: Lịch sử duyệt web cá nhân của bạn bị công khai mà bạn không biết, đây chính là cảm giác mà nhiều người dùng đang trải qua với ứng dụng Meta AI.

Xóa gấp bức ảnh ông cụ bán xôi ở vỉa hè sau 5 ngày vì quá nhiều tiền được gửi về tài khoản

Phong cách sống - Trần Hà - 25/07/2025 10:00
"Hóa ra chuyện này có thật ngoài đời ư?”, một netizen bình luận.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - Cha mẹ độc hại ảnh hưởng ra sao đến sự trưởng thành của một đứa trẻ?

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 25/07/2025 09:00
Sẽ thế nào nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?

Xem 'Khi cuộc đời cho bạn quả quýt', tôi ngán ngẩm nhìn sang chồng

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 25/07/2025 08:00
Tôi không nghĩ đến, có ngày mình rơi vào hoàn cảnh này.

Những câu chuyện đầy xúc động trong tiệm sách cũ

Giải trí - AN VI - QUỲNH QUỲNH - TTO - 24/07/2025 13:00
Kính tặng, thương tặng, gửi người không bao giờ tôi gặp lại… - bút tích trên trang sách nhuốm màu thời gian trong các cửa hàng sách cũ chứa đựng bao câu chuyện đầy xúc động.

Cùng con trai xem “Sex Education”, tôi khéo léo dạy con tính khiêm tốn mà chẳng cần nặng lời!

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 24/07/2025 12:00
Giống như một hạt giống cần đất để nảy mầm, tôi đã tìm ra cách gieo vào con trai mình giá trị của sự khiêm nhường.

Giáo sư khuyên: Mỗi ngày nói 6 câu này, bạn sẽ không còn quát mắng con nữa

Kỹ năng - Hiểu Đan - 24/07/2025 11:00
Con cái sẽ không nhớ bạn đã quát gì, nhưng sẽ mãi mãi khắc ghi ánh mắt, gương mặt bạn khi quát mắng.

Thế hệ cợt nhả tiêu tiền “ngược đời” không giống ai

Phong cách sống - Ngọc Linh - CFB - 24/07/2025 10:00
Tiêu dùng ngược trong mắt người khác cũng chẳng sao, chỉ cần bản thân thấy “xuôi” là được rồi vì tiền là của mình cơ mà.

Trở về từ cõi chết

Tủ sách - FN - 24/07/2025 09:00
Trở về từ cõi chết là quyển tự truyện sâu sắc của tác giả Anita Moorjani, kể về hành trình phi thường của cô từ cõi chết trở về và những bài học quý giá mà cô đã học được từ trải nghiệm cận tử.

Đại địa chấn kinh tế Kỳ 4: Bài học từ cuộc đại khủng hoảng Covid-19

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 24/07/2025 08:00
Bất chấp tình hình kinh tế cuối năm u ám, thị trường chứng khoán vẫn đạt được các đỉnh mới nhờ căng thẳng địa-chính trị được cải thiện và quan trọng nhất là nhờ những loại vắc-xin Covid-19 đầu tiên được chấp thuận.

Thái độ xấu

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/07/2025 13:00
Ớ Ấn Độ, nhiều người lập trình đi làm với thái độ xấu bởi vì họ biết rằng họ có thể dễ dàng kiếm được việc làm với các công ti khác vì tình trạng thiếu hụt công nhân phần mềm.

Hỏi DeepSeek 6 điều ‘đau đầu’ nhất về cách dạy con: Câu trả lời khiến tôi bừng tỉnh

Kỹ năng - Diệu Đan - CFB - 23/07/2025 11:00
Trước những băn khoăn, tôi tìm đến DeepSeek, và câu trả lời của DeepSeek khiến tôi bừng tỉnh. Hoá ra bấy lâu nay, tôi đã dạy con sai cách!
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 25/07/2025