Chuyện chung cư (kỳ 3): Buồn vui cuộc sống tập thể ký túc xá

07/07/2018 17:17
Chuyện chung cư (kỳ 3): Buồn vui cuộc sống tập thể ký túc xá

Nếu xã hội loài người là thế giới đa dạng, muôn vẻ thì cuộc sống chung cư có thể xem như xã hội thu nhỏ, cũng đủ mọi buồn vui. Nhiều khi nghĩ lại, thấy quãng thời gian ở chung cư cứ đầy ăm ắp trong ký ức.

Tôi lần đầu làm quen với kiểu sống chung cư là thuở sinh viên ở ký túc xá. Nó khác các chung cư dân sự ở chỗ ký túc xá không có hộ gia đình, chỉ tụ đám học trò với nhau, được ban quản lý chia thành từng phòng, mỗi phòng trên dưới chục mống. Ký túc xá Mễ Trì (Trường đại học Tổng hợp Hà Nội) thời tôi học giống như đại gia đình của đám sinh viên nghèo tỉnh lẻ bởi dân Hà Nội không có suất ở ký túc xá, vả lại nếu có cho họ cũng chả thèm, hay ho gì kiểu sống chung đụng thiếu thốn.

Hình ảnh quen thuộc nhất là giường tầng, nhường các anh nhớn tuổi nằm dưới, đám choai choai nhơ nhỡ khỏe chân khỏe tay thì bị tống lên tầng trên. Tôi ở cùng phòng với tinh dững cán bộ, bộ đội đi học, có anh lương còn cao hơn cả thầy. Tuy bị lập nghiêm, ăn nói e dè, làm gì cũng phải trông trước ngó sau, không dám lộn xộn như ở những phòng khác nhưng có cái lợi là nhiều thời gian học bài. Các “bô lão” hầu hết đem theo xe đạp nên thỉnh thoảng mình cũng năn nỉ mượn được, khi đạp vào Ngã Tư Sở nhuộm cái áo, khi tới tận phố hàng Bông đổi bánh mì…, chỉ cần lau chùi sạch sẽ lúc trả lại. Bác cán bộ đi học nào cũng sắm đủ chậu thau nhôm, xô tôn, thậm chí có bác đem vào cả bàn là (ủi), một thứ đồ quý hiếm, chả bù cho mấy phòng bọn trẻ kia cả chục đứa chỉ mỗi cái xô, tới giờ tắm giặt chờ đợi tới lượt mình giống như một thứ cực hình.

Đám sinh viên bị cấm nấu nướng trong phòng nhưng vẫn luồn lách đủ cách. Ca sắt tráng men là thứ đồ đắc dụng thay cho nồi. Phải công nhận đồ sắt tráng men Trung Quốc thượng hạng, lỡ tay rơi xuống nền xi moong vẫn không hề hấn sứt mẻ, chẳng như sắt tráng men Hải Phòng dùng vài bữa đã rỉ sét. Bếp nấu, đứa nào chơi sang thì dùng dây may so Liên Xô, còn không thì lấy hai lưỡi dao cạo râu (lưỡi lam), chẻ chiếc đũa làm ba, kẹp lưỡi lam song song vào, nối hai sợi dây điện, mỗi lần đun nước lại lọ mọ cầm hai đầu dây cắm vào ổ điện (thời ấy thiếu thốn tới mức ngay cả cái phích cắm điện cũng không có mà mua). Nước sôi để pha chè, luộc rau, nấu mì sợi, nước nóng rửa mặt vào mùa đông giá rét… đều đun bằng cách này. Điện yếu, đèn chỉ sáng lờ mờ, gặp lúc đứa nào đun “tàu ngầm” thì cả dãy nhà bị tụt áp tối om, biết ngay có thủ phạm đang hành sự. Có lần thằng Đồng lớp ngữ về quê Đông Anh đem lên nửa ký mì sợi, tôi và nó kỳ cạch nấu ăn tối, vừa cắm “tàu ngầm” vào thì điện sụt, nghe ngay tiếng ông Bạn trưởng ban quản lý ký túc xá đang đi tuần tra ở cầu thang hét toáng lên “ai, ai đun điện”, hai thằng hoảng hồn vứt luôn cả ca tráng men lẫn mì sợi vào gậm giường, mất luôn bữa tối đang háo hức.

Ký túc xá Mễ Trì đã được xây lại khang trang hiện đại hơn nhiều so với trước - Ảnh: Báo ANTĐ

Nhân chuyện dây may so lại nhớ hồi thập niên 1970-1980 lưu học sinh ta chủ yếu sang học tập tại Liên Xô. Có phúc mới được đi Liên Xô. Dạo đó lưu truyền câu thành ngữ “Sướng như đi Liên Xô”, chẳng hạn hỏi nhau có sướng không, đáp rằng “sướng như đi Liên Xô”. Đi học đương nhiên là nhiệm vụ chính, nhưng cũng là suất cứu nước cứu nhà. Hầu hết anh chị em ta ngoài tấm bằng đỏ thì còn khuân về lỉnh kỉnh đủ thứ, phổ biến nhất là xe đạp Sputnik ghi đông khoằm, tủ lạnh Saratov, máy quay đĩa Melodia, đài Rigonda, bàn là 7 rúp, và không thể thiếu dây may so (còn gọi là dây điện trở, dây bếp điện). Thứ hàng này dễ bán, lời nhiều. Ngoài phố hầu như nhà ai cũng xài bếp điện, thân bếp là khuôn đất nung hình tròn, mắc dây may so vào các rãnh, khi cắm điện bếp cháy đỏ hồng tỏa nhiệt nóng (nóng nhiều hay ít tùy theo loại may so điện trở cao hay thấp, thường từ 800w tới 1.200w). Dây đốt nóng nên rất hay bị đứt, nhất là chỗ bắt con ốc, nhiều cái bếp dây may so nối chằng nối chịt, càng nối càng mau đứt. Nghe kể ở Liên Xô, người dân bản xứ nếu mua dây may so cũng chỉ mua một sợi hoặc vài ba sợi là cùng, còn đám “đầu đen” (chỉ lưu học sinh Việt) mỗi lần mua phải cả ký, đã vét hàng là vét sạch. Mua nhiều tới mức hàng hóa trở nên khan hiếm, nhân viên mậu dịch Liên Xô phát sợ. Họ đề cao cảnh giác đến mức vừa thấy mấy cô cậu Việt Nam bước vào cửa hàng, dù chưa biết khách định mua gì, đã vội xua tay “nhét, nhét” ầm lên rằng “hết dây may so rồi, hết dây may so rồi”. Thật đúng chuyện cười ra nước mắt của một thời.

Lại chuyện chung cư-ký túc xá sinh viên. Cả chục người chung một phòng, mấy chục người trong một tầng, với đông nhân lực như thế, việc giữ vệ sinh tưởng sẽ đơn giản nhưng té ra không phải. Mỗi anh chị một kiểu, bày biện, giăng mắc, phơi phóng, che màn gió-ri đô, góc học tập, nhìn vào phòng chung cư con con chưa đầy hai chục thước vuông cứ ngốt cả mắt. Anh Bùi Trọng Cường sang chơi với bạn gái học bên trường ngoại ngữ về tủm tỉm kể, để vào được tới giường cái Phương (bạn gái anh) cứ phải liên tục đi lom khom bởi trên đầu là đám coọc sê, xì líp treo lủng lẳng, có lần dây coọc sê mắc luôn vào cổ. Nghe kể, đứa nào cũng xuýt xoa, rồi sao, rồi sao nữa… Cùng lớp với tôi có thằng Thư người Hà Tĩnh, nó nhát như cáy, rất sợ ma. Đêm mắc tiểu, nó không dám xuống đất, cứ lén nửa đêm về sáng chờ mọi người ngủ say liền mò ra tè ngoài hành lang hoặc cầu thang. Bị khủng bố kéo dài, cả bọn để ý, sau phát hiện được cu cậu, nó hứa chừa, còn việc ban cán sự xử lý bị can thế nào thì tôi không rõ lắm.

Một trong những điều tệ nhất của đám sinh viên ở chung cư-ký túc xá là nạn đổ nước. Những đứa ở tầng trên thỉnh thoảng lại giở trò nghịch ngợm, thấy khách hoặc đám trai lạ vào tán bọn con gái lớp mình, liền múc sẵn ca nước đứng chờ, đợi anh chàng vừa dợm bước lên bậc thềm là trận mưa ụp xuống, xong chạy biến vào phòng. Cũng may chúng chỉ dùng nước sạch, chứ nếu nước bẩn, gặp khách khó tính, chưa biết chuyện gì xảy ra tiếp theo.

Ở chung nhau trong khu tập thể, sự nhường nhịn, biết điều, ý thức văn hóa cá nhân cực kỳ quan trọng. Chỉ một ai đó ích kỷ, tùy tiện, bừa bãi, mất vệ sinh, bo bo lo cho nhà mình mặc kệ cộng đồng là sinh chuyện ngay, hoặc cả tập thể sống rất căng thẳng, nặng nề. Đám sinh viên tuy nghịch ngợm nhưng tếu táo, xuề xòa, dễ quên nên mọi chuyện dễ được bỏ qua. Bạn tôi ở Hà Nội kể gia đình bạn sống trong chung cư nhỏ yên tĩnh ở phố Quang Trung gần hồ Gươm. Điều không may là nhà hàng xóm rất ích kỷ, hằng ngày quét nhà, cứ lừa lúc mình không để ý liền hất rác sang hàng lang cửa nhà hàng xóm. Biết chỉ có họ thủ phạm nhưng nói mãi, góp ý mãi vẫn thế. Năm này qua năm khác, chịu không nổi, đành phải bán nhà chuyển đi chỗ khác, chỉ cốt thoát khỏi nạn bom rác.

Nguyễn Thông


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Chuyện chung cư (kỳ 2): Cuộc sống của những vị giáo sư khả kính

Thú thực, chứng kiến cảnh các thầy cô ở khu tập thể, nhiều lúc rùng mình, nghĩ mai sau mình ra trường, “tung cánh chim bay vào cuộc sống”, mình cũng chẳng khác gì, biết đâu còn tệ hơn.

Chuyện chung cư

Chung cư hiện nay khác với chung cư hồi xưa một trời một vực. Các căn hộ chung cư ngày xưa đúng nghĩa chỗ chui ra chui vào, giản tiện hết mức, thậm chí rất nhiều chung cư chỉ có phòng ở và cầu thang, hành lang, chứ không được thiết kế nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp.

Những trích dẫn ý nghĩa cho Ngày của Mẹ

HGTH - Với những trích dẫn hay và ý nghĩa dành cho Ngày của Mẹ, mong rằng một người con nào đó còn chưa đủ thông suốt để hiểu mẹ, hay có chút hiểu lầm và hờn dỗi với mẹ sẽ nhanh chóng thấu hiểu được tình yêu của mẹ.

Đừng sợ bị tổn thương

HGTH - Có một số người, vì đã từng chịu đựng nỗi đau nào đó trong quá khứ, mà trở nên khép kín và vô cảm với cuộc đời này. Họ tin rằng khi co rúc trong vỏ ốc của riêng mình, không còn quan tâm đến tình yêu thì sẽ được an toàn.

Võ Văn Kiệt trong con mắt người viết hồi ký về ông

Nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất (11.6.2008) của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Một Thế giới xin giới thiệu bài phỏng vấn nhà văn Hoàng Lại Giang, người được nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đề nghị viết hồi ký về ông. Nhưng, vì một số lý do, cho đến nay cuốn hồi ký vẫn chưa ra mắt độc giả. Tuy nhiên, ông Hoàng Lại Giang nói cuốn hồi ký đã được “bật đèn xanh” để xuất bản, hy vọng là trong năm nay.

Nguyễn Hướng Dương vẫn ở lại trên cuộc đời này

Nguyễn Hướng Dương, người sáng lập ra thư viện sách nói đầu tiên ở Việt Nam, đã về với cõi vĩnh hằng, nhưng những gì chị để lại cho cuộc đời này là mãi mãi.

Phim Sex Education: vì sao cha mẹ không nhận ra điều con muốn để rồi phải sống trong ân hận

Từ sách - Phim - Ứng Hà Chi - 22/02/2025 13:00
Chỉ 1 câu nói ngắn nhưng nó khiến tôi thức tỉnh và nhận thức sâu sắc về sai lầm của mình vẫn đang mắc trong hành trình nuôi dạy con trưởng thành nên người.

Làn sóng sa thải trở lại, liệu AI có đang "cướp việc" của con người?

Kỹ năng - Cẩm Hà - 22/02/2025 12:00
Đầu năm nay, làn sóng cắt giảm diễn ra toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là liệu AI đang dần thay thế con người hay đây chỉ là một bước chuyển đổi tất yếu của nền kinh tế?

Võ công của Trương Tam Phong tuy phá vỡ giới hạn võ học nhưng có người khiến ông bại trận hoàn toàn

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 22/02/2025 11:00
Trương Tam Phong được biết đến là cao thủ số một trong tiểu thuyết "Ỷ Thiên Đồ Long Ký" của Kim Dung.

Travel blogger Lý Thành Cơ: Khi những hành trình xa xôi dẫn ta về với chính mình

Phong cách sống - YÊN VŨ - 22/02/2025 10:00
Tại sự kiện Have a Sip Book Club, giữa sự háo hức của những độc giả, travel blogger Lý Thành Cơ không chỉ kể về những chuyến đi đầy cảm hứng, mà còn chia sẻ những chiêm nghiệm sâu sắc về cách cân bằng giữa công việc, đam mê và cuộc sống cá nhân.

Con đường chính trực - Từ bỏ tình trạng chối bỏ thực tại

Từ sách - Phim - TĐ - 22/02/2025 09:00
Tình trạng chối bỏ thực tại là một cơ chế sinh tồn giúp chúng ta tránh khỏi cái chết do sốc bằng cách ngăn chúng ta nhận thức về những điều quá đáng sợ đến mức chúng ta không thể đối diện.

Chăm sóc bản thân thật sự - 4 nguyên tắc giúp phụ nữ chăm sóc bản thân đúng nghĩa

Từ sách - Phim - Quìn - 22/02/2025 08:00
Trong nhịp sống hối hả, nhiều phụ nữ quen đặt nhu cầu của người khác lên trước, quên đi chính mình. Nhưng chăm sóc bản thân không phải là một sự nuông chiều nhất thời – đó là cách để bạn duy trì sự cân bằng, hạnh phúc và sức mạnh nội tâm.

Kịch bản '7 ngày đốn tim' của đường dây tội phạm chuyên nhắm vào phụ nữ cô đơn

Kỹ năng - Minh Đức - 21/02/2025 13:00
Lời khai ban đầu của các đối tượng khiến không ít người giật mình về kịch bản tinh vi  “7 ngày xây dựng lòng tin” đánh vào tâm lý, lòng tham của nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ độc thân.

Trào lưu diện chiếc váy hồng hot nhất mạng khiến nhiều người lo kẻ xấu lợi dụng

Thư giãn - Hoàng Hà - 21/02/2025 12:00
Trong khi nhiều người đua nhau dùng app BeautyCam tạo ảnh mình mặc "chiếc váy hồng hot nhất cõi mạng", nhiều người lo bị kẻ gian lợi dụng khi đua theo trào lưu này.

Trước ‘câu hỏi muôn thuở’ AI có tiêu diệt con người không: Deepseek đưa câu trả lời gây bão mạng

Suy ngẫm - Tiểu Lam - 21/02/2025 11:00
Câu trả lời của ứng dụng AI này khiến nhiều người phải bất ngờ.

Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong - Không phải vì người khác, mà vì chính bạn

Từ sách - Phim - Ngọc Thúy - 21/02/2025 10:00
Tôi đã từng nghĩ rằng, khi lớn lên, quá khứ cũng chỉ là một câu chuyện cũ kỹ không còn ảnh hưởng. Nhưng khi cầm cuốn “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” (Healing Your Lost Inner Child) của Robert Jackman, tôi nhận ra mình đã nhầm.

Con đường chính trực – Học cách xuyên qua nỗi đau và thoát ra ở cuối con đường

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 21/02/2025 09:00
Năm tháng trôi qua, tôi bắt đầu bớt bám giữ những niềm tin gây đau khổ cho mình. Tôi đặt nghi vấn về chúng. Tôi nghi ngờ chúng.

Quên hôm qua - Sống cho ngày mai: Học cách buông bỏ và tha thứ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 21/02/2025 08:00
Ở lần tái bản này, First News đã làm mới hình thức cuốn sách “Quên hôm qua - Sống cho ngày mai”, từ việc thiết kế bìa cho đến thay đổi khổ sách, nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn mới mẻ và gần gũi hơn với những điều mà Tiến sĩ Tian Dayton đã chia sẻ.

Chuyên gia tâm lý “đọc vị” vì sao hầu hết người mượn tiền đều không muốn trả lại

Phong cách sống - Trang Đào - 20/02/2025 13:00
Tại sao hầu hết những người vay tiền không muốn trả lại? Đây là câu trả lời hay nhất mà bạn từng nghe!

Trò chuyện với AI: Câu trả lời của DeepSeek 'chấn động' đến mức nào khiến cộng đồng mạng rơi lệ

Suy ngẫm - Minh Nguyệt - 20/02/2025 12:00
Một cô gái đã chia sẻ cuộc trò chuyện đầy cảm xúc với DeepSeek lên MXH, tiết lộ rằng cô đã bật khóc trước những câu trả lời của AI này.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 23/02/2025