Năm 1939, Tra Lương Dung, khi đó đang học lớp 8 đã cùng bạn học của mình cùng biên soạn ra một cuốn sách tham khảo hướng dẫn các bạn học sinh mới vào cấp 2, tên của cuốn sách là "Dành cho nhưng học sinh chuẩn bị vào cấp 2". Đây là lần đầu tiên thể loại sách này được xuất bản tại Trung Quốc, và cũng là cuốn sách được xuất bản đầu tiên của Tra Lương Dung. Khi ấy, cậu bé Tra Lương Dung không hề biết rằng sau này mình sẽ trở thành một tác gia mà người người đều biết đến tên tuổi. Tới năm 1955, Tra Lương Dung cùng với Lương Vũ Sinh và Trần Phàm cho ra đời "Tam Kiếm lầu tùy bút".
Cùng năm, ông đặt cho mình một bút danh, bắt đầu sáng tác tiểu thuyết võ hiệp đầu tiên có tên "Thư kiếm ân cừu lục". Bút danh của ông chính là Kim Dung. Bắt đầu từ đây, thời đại của tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, Cổ Long… được mở ra. Kể từ khi bắt đầu sáng tác cho tới khi qua đời, Kim Dung đã sáng tác ra 15 bộ tiểu thuyết, bộ nào cũng đều trở thành kinh điển khiến người đọc mê mẩn. Cùng với sự phát triển của thời đại, hầu hết những tác phẩm văn học hấp dẫn một thời của ông đều đã được đưa lên màn ảnh.
Nhà văn Kim Dung
Có những tác phẩm thậm chí đã được làm lại rất nhiều lần, chẳng hạn như Lộc Đỉnh Kí, tính tới thời điểm hiện tại cũng đã có 8 phiên bản truyền hình khác nhau, Tiếu ngạo giang hồ 8 bản, Thiên long bát bộ 6 bản, Ỷ thiên đồ long kí 8 bản, Thần điêu đại hiệp 9 bản…
Cứ cách vài năm, người ta lại dựng lại các tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung một lần. Tuy nhiên, nếu quan sát tỉ mỉ những tác phẩm của Kim Dung, bạn sẽ phát hiện ra một điều khá kì lạ, bởi trong vô số những tác phẩm được làm đi làm lại nhiều lần, có duy nhất một bộ kể từ sau năm 1986, trong suốt 35 năm, không ai dám chuyển thể thành phim.
Cô cô Lý Nhược Đồng và Dương quá Cổ Thiên Lạc kinh điển trên màn ảnh nhỏ
Khi chuyển thể lại các tác phẩm võ hiệp của Kim Dung, rất nhiều nhân vật được cho là đã được sống lại bởi các diễn viên, chẳng hạn như Vi Tiểu Bảo do Lương Triều Vỹ đảm nhận, hoặc vai diễn Hoàng Dung của Ông Mỹ Linh hay Châu Tấn, Cô Cô Lý Nhược Đồng và Dương Quá Cổ Thiên Lạc, Kiều Phong do Hồ Quân đảm nhận, Vương Ngữ Yên của Lưu Diệc Phi…
Không ít diễn viên trở nên nổi tiếng nhờ đóng các bộ phim kiếm hiệp của Kim Dung.
Tuy nhiên, trong mười mấy bộ tiểu thuyết của Kim Dung, có một bộ khá đặc biệt đó là bộ "Việt nữ kiếm", đây là bộ duy nhất chỉ được chuyển thể duy nhất đúng một lần vào năm 1986 nhưng cũng không gây được nhiều tiếng vang.
Cốt truyện trong "Việt nữ kiếm" chứa đựng rất nhiều những ngữ liệu lịch sử, chẳng hạn như "Ngô Việt xuân thu", tiểu thuyết cổ điển "Kiếm hiệp truyện", "Đông Châu liệt quốc chí diễn nghĩa" … một vài nhân vật trong những tác phẩm này đều được đưa vào tiểu thuyết "Việt nữ kiếm".
Lý do vì sao tác phẩm này mới chỉ được chuyển thể đúng một lần mà chưa có lần thứ hai, đó là bởi lẽ ngay từ khâu chọn diễn viên thôi đã đủ để làm khó đạo diễn.
Ở "Việt nữ kiếm", các tình tiết hay câu chuyện đều có sự chuyển biến, tác giả Kim Dung đã dùng một góc độ rất mới mẻ để biểu đạt cái oán hận tình thù và sự nóng lạnh của nhân gian vào thời kì Đông Hán. Ông đã dùng một phương pháp vô cùng mới lạ để luận giải tinh thần hào hùng "tam thiên Việt giáp khả thôn Ngô" (có khó khăn tới đâu cũng không lùi bước, Việt quốc dù quân ít nhưng vẫn có thể đánh bại được nước Ngô). Tác phẩm cũng nhận được rất nhiều lời khen ngợi như những người anh em của nó.
Vậy thì, một tác phẩm xuất sắc như vậy, vì sao không được chuyển thể nhiều lần như những bộ truyện khác?
Ở góc độ sản phẩm phim truyền hình, "Việt nữ kiếm" có thể nói là chỉ thuộc vào thể loại tiểu thuyết ngắn, tình tiết không đủ để đáp ứng độ dài mấy chục tập phim của phim truyền hình, các tiểu thuyết khác đều là ân oán tình thù võ lâm qua các thế hệ, nhưng nội dung của "Việt nữ kiếm" chỉ gói gọn trong hơn mười năm.
Đứng từ góc độ của đạo diễn mà nói, không gian phát huy mà "Việt nữ kiếm" đem lại cho các đạo diễn là không nhiều, hơn nữa, để biểu đạt một cách thật tinh tế câu chuyện này cũng không phải là dễ dàng.
Bản chuyển thể "Nữ việt kiếm" duy nhất năm 1986
Về mặt chọn diễn viên, đây cũng là một bài toán khó với các đạo diễn.
Nữ chính của truyện là A Thanh, một cô nương tràn đầy tinh thần anh hùng phóng khoáng, nhưng cũng không thiếu đi nét đẹp thuần khiết của một thiếu nữ xinh đẹp. Một nữ chính gần như là cực phẩm như này quả thực làm khó các đạo diễn.
Các diễn viên đều có những kĩ năng diễn xuất khác nhau, có người đi theo hướng các vai thuần khiết, có người lại đi theo hướng nữ cường bá đạo, nhưng để hòa quyện cả hai nét tính cách này vào một nhân vật, điều này không phải là dễ dàng.
Ngoài ra, truyện còn xuất hiện nhân vật Tây Thi, một trong tứ đại mỹ nhân thời cổ đại của Trung Quốc. Chưa nói tới diễn xuất, một hình tượng nhân vật kinh điển như vậy căn bản là không có ai dám diễn. Hơn nữa, giả sử nhân vật Tây Thi quá xinh đẹp lại lấn át độ phổ biến của nữ chính A Thanh, vậy thì đó cũng là một vấn đề.
Từ góc độ của đạo diễn cho tới diễn viên, thậm chí cả nhà đầu tư, không một ai có thể gánh vác việc chuyển thể "Việt nữ kiếm". Hơn nữa nếu lỡ quay rồi, nhân vật, cốt truyện làm không tới nơi sẽ có thể bị nói là "phá vỡ kinh điển".
Như đã nói, cuốn tiểu thuyết "Việt nữ kiếm" đã từng được chuyển thể lên màn ảnh nhỏ vào năm 1986 bởi hãng truyền hình ATV của Hồng Kông với độ dài 20 tập, nữ chính A Thanh do nữ diễn viên Lý Thái Phụng thủ vai.
Nhân vật A Thanh duy nhất trên màn ảnh do nữ diễn viên Lý Thái Phụng thủ vai
Lý Thái Phụng có một vẻ ngoài xinh đẹp dịu dàng, nhưng cũng rất hào sảng, rất thích hợp cho vai diễn A Thanh. Nhưng chỉ có diễn viên hợp thôi chưa đủ, nội dung và cốt phim cũng rất quan trọng. Bản phim năm 1986 không gây được nhiều tiếng vang cũng là một minh chứng và là một nhân tố khiến bộ "Việt nữ kiếm" không được làm lại thêm bất cứ một lần nào nữa dù đã 35 năm trôi qua.