1. Lùi một bước biển rộng trời cao, nhẫn một chút sóng yên biển lặng
Ở ngoài chợ, một người qua đường cho rằng: “Một năm chỉ có 3 mùa”. Nhà thông thái nghe thấy vậy liền nói: “Sai rồi, một năm có 4 mùa”.
Sau đó, 2 người cãi nhau hồi lâu. Nhà thông thái đâm đơn kiện lên quan huyện mong được phân xử rõ ràng. Quan huyện sau khi nghe xong liền đánh nhà thông thái 20 gậy rồi khép lại vụ kiện.
Nhà thông thái ấm ức: “Hắn sai rồi, tại sao lại đánh tôi?”. Quan huyện trả lời: “Nhà ngươi thật ngu ngốc khi cãi nhau với một người không thể phân biệt được 4 mùa”.
Hoá ra tức giận là tự trừng phạt mình. Quá nhiều người bị hiểu lầm bởi sự thông minh của họ. Cạnh tranh với người ngốc nghếch, người xấu và điều xấu giống như nắm một cây kim rồi siết chặt bàn tay của bạn. Đây không phải là làm đau chính mình hay sao? Bạn cũng có thể chọn buông tay, vứt bỏ cây kim đó.
Đối với lỗi lầm của người khác, tuy cần thiết phải uốn nắn nhưng có thể khoan dung, độ lượng với người khác từ đáy lòng thì sẽ khiến thế giới tâm hồn của chính mình trở nên phong phú và tươi đẹp hơn.
Đầu tiên, bạn nên học cách nhận lỗi sai. Con người thường không dám nhận sai, bất cứ chuyện gì cũng đều đổ lỗi cho người khác, luôn cho rằng mình đúng. Thực ra, không nhận sai mới chính là sai lầm lớn nhất. Suy cho cùng, khi nhận sai, bản thân bạn sẽ chẳng mất gì, mà ngược lại còn cho thấy sự khoan dung, độ lượng của bạn.
Thứ hai, hãy học cách nhẫn nhịn. Nếu có thể nhẫn được thì vạn sự đều có thể tiêu tan. Nhẫn chính là sẽ được xử lý, sẽ được hoá giải, dùng trí thông minh, năng lực để biến chuyển chuyện to thành nhỏ, nhỏ hoá không. Khi biết nhẫn, bạn có thể thấy rõ được tiêu chuẩn tốt xấu, thiện ác của thế gian.
Thứ ba, bạn cần học cách lắng nghe, thấu hiểu người khác. Thiếu đi lắng nghe, thông hiểu sẽ dẫn đến thị phi, tranh chấp và hiểu lầm. Điều quan trọng nhất chính là sự lắng nghe, thấu hiểu, thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau.
Thứ tư, bạn cần học cách buông bỏ. Năm tháng đời người có hạn, nhận sai, tôn trọng, bao dung mới có thể khiến người ta chấp nhận, biết buông bỏ mới có thể được tự tại. Khi chịu tổn hại về vật chất, danh lợi cá nhân hoặc lợi ích thì sẽ xảy ra mâu thuẫn. Nhưng nếu có thể khoan dung, độ lượng nhường một bước thì điều đó không phải là hèn nhát, mà ngược lại chính là thể hiện tấm lòng đại nhẫn vô cùng lớn lao.
2. Phải có đường cho xe lên núi, đừng tuyệt vọng
Một con lừa bị rơi xuống giếng. Người chủ cố gắng hết sức nhưng không kéo nổi lừa lên. Sau khi quăng đủ mọi thứ xuống với hy vọng kéo lừa lên, người chủ bực tức dùng xẻng đổ đất xuống giếng, miệng không ngừng than trách: “Nếu đã không kéo lên được, chúng ta có thể chôn ngay tại chỗ”.
Con lừa lắc mình, đất rơi xuống lòng bàn chân. Mỗi xẻng cát được hất xuống, lừa lại được đứng cao hơn một chút. Và cuối cùng, chú lừa đã thoát chết.
Hoá ra trên trời không có đường cụt. Khi chúng ta khó khăn nhất như tổn thương, bối rối, gặp điều bất hạnh, chúng ta hãy bắt tay vào làm điều gì đó. Đó là một khởi đầu mới. Còn càng tức giận, nôn nóng, bạn lại càng bị dồn vào chân tường.
Thượng đế đóng một cánh cửa và mở ra cho bạn một cánh cửa khác. Bạn nhìn cánh cửa đã đóng và phàn nàn về nó. Đừng mãi như vậy nữa, hãy bình tĩnh để tìm ra cánh cửa mới, biết đâu bạn sẽ gặp được người tốt, ngắm được phong cảnh đẹp.
3. Hãy dạy một người câu cá hơn là cho anh ta con cá, đừng nóng vội!
Thương gia muốn làm giàu nên đến xin thiền sư khai thị. Nhà sư ôn tồn hỏi: “Thí chủ muốn vàng hay bùn?”. Vị khách trả lời: “ Dĩ nhiên là tôi muốn vàng rồi”.
Nhà sư lại hỏi: “Nếu là hạt giống thì sao?” . Vị khách suy nghĩ một lúc lâu rồi lặng lẽ rời đi.
Thì ra phú quý, vinh hoa giống như chuyện “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Quá nhiều người nhìn thấy trái cây vào mùa thu nhưng họ không muốn gieo vào mùa xuân hạt mầm, không chịu tưới nước vào mùa hè. Cũng có người muốn sở hữu một khu rừng nhưng lại không muốn trồng cây.
Cha mẹ nào cũng hy vọng con cái sẽ trở nên giỏi giang, tính cách ôn hoà nhưng trong quá trình nuôi dưỡng, cha mẹ lại thường cáu kỉnh, bực tức.
Trong xã hội, mọi người đều muốn giàu có, nhưng họ lại không biết rằng họ không có khả năng làm giàu. Họ chỉ muốn bản thân gặp may mắn, làm giàu chỉ sau một đêm hoặc mơ tưởng trúng số độc đắc.
Nhưng hãy nhìn những người thực sự giàu có, họ đã học hành cẩn thận từ khi còn nhỏ. Họ có bằng cấp, có kỹ năng. Bước ra ngoài xã hội, họ từ từ khám phá, trải nghiệm, cuối cùng họ cũng đạt tới thành công.
Dành cả cuộc đời để nuôi dưỡng bản thân, rồi một ngày nào đó, bạn sẽ hưng thịnh.
4. Bạn phải từ bỏ để có được thứ gì đó, đừng ích kỷ
Thầy giáo hỏi học sinh của mình: “Khi đun nước, nước sắp sôi mà hết củi, em sẽ làm thế nào?”. Học trò trả lời: “Em sẽ đi chặt thêm củi hoặc xin củi”.
Thầy lắc đầu: “Sao em không rót nước đi? ”.
Hoá ra, từ bỏ nhiều thì được nhiều, từ bỏ ít thì được ít, không từ bỏ thì trong lòng mãi đau khổ, dằn vặt.
Mọi người đều không muốn mất đi những gì họ có và luôn hy vọng sẽ có nhiều hơn nữa. Như mọi người đều biết, bạn càng có nhiều thứ trong tay thì bạn càng thấy vô dụng. Ai cũng muốn làm giàu nhưng lại không muốn đầu tư quá nhiều, và không ai muốn mất tiền.
Trong tình yêu cũng vậy, ai cũng hy vọng có được tình yêu đích thực cả đời. Nếu đối phương không yêu nữa, họ lập tức cho rằng đối phương sai, rồi đau khổ, thở than mà không tự nhìn lại bản thân mình.
Bạn luôn tức giận bởi vì bạn tham lam muốn nhiều thứ, hoặc bạn có được quá nhiều thứ nhưng lại không thể giữ chúng. Đôi khi bằng lòng là sự giải thoát, là chừa lối đi cho bản thân.