01
Tự biết mình
Sống ở đời, quan trọng nhất chính là biết mình muốn gì, chứ không phải để bộ não của mình biến thành đường đua cho những suy nghĩ của người khác.
Một nhà văn người Trung Quốc có tên Trương Lương Kế từng kể một câu chuyện như này: Anh ấy quen một bậc thầy về xoa bóp, rất nhiều nghệ sỹ nổi tiếng cũng là khách hàng của người này.
Có một lần, anh ấy hỏi đối phương vì sao không mở rộng quy mô của phòng trị liệu. Trong mắt của mọi người, cứ nhận nhiều đồ đệ, mở thêm nhiều cửa hàng chi nhánh, ắt sẽ kiếm được nhiều tiền.
Tuy nhiên, bậc thầy về xoa bóp ấy lại có suy nghĩ của riêng mình. Với anh ấy, kỹ năng của mình là không thể sao chép, dù có nhận dạy cho người khác, họ cũng chưa chắc đã đạt được tới cái tinh tế của mình. Sau cùng, khách hàng không hài lòng, công việc kinh doanh chịu ảnh hưởng, ngược lại lại làm hỏng danh tiếng của anh ấy.
Anh ấy còn nói, sư huynh của anh ấy cũng đã mở vài cửa hàng, nhưng tiền kiếm được lại không bằng mình.
"Phải hiểu rõ chuyện gì nên làm và chuyện gì không nên làm."
Có bao nhiêu bản lĩnh thì làm chuyện lớn bấy nhiêu, đây chính là trí tuệ của những người "biết mình". Rất nhiều khi, có trải qua nhiều rồi mới hiểu ra được rằng, để "biết mình" nó khó tới như nào.
Sống ở đời, trước hết phải thật hiểu mình đã, rồi sau đó làm gì cũng cần có cái "độ". "Biết mình" không phải là để giới hạn bản thân, cũng không phải là để khoa trương, mà là để hiểu rõ giới hạn trong năng lực, để chịu trách nhiệm với cuộc đời của chính mình.
Paulus nói: "Sự vĩ đại thực sự của một người nằm ở chỗ anh ta nhận ra sự tầm thường của chính mình"
Khách quan nhìn nhận bản thân, tỉnh táo tiếp nhận bản thân, rồi hãy nỗ lực tiến về phía trước.
02
Tự suy xét
Cổ nhân nói: "Hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỉ". Ý muốn nói, phàm là chuyện gì, nếu không đạt được mục tiêu, phải tìm nguyên nhân từ chính mình.
Trong cuộc sống, có không ít người luôn quy mọi nguyên nhân thất bại về cho ngoại cảnh, luôn luôn ca thán, phàn nàn, tuyệt đối không bao giờ hướng ánh mắt soi xét vào chính bản thân mình.
Cô bạn D. là một người thích phàn nàn, mỗi lần gặp bạn bè là một lần than thở cuộc sống mình không thuận lợi ra sao. Hồi đầu năm khi mới đi làm, cũng hay phàn nàn với bạn bè, nào là nói quy định công ty quá nghiêm, không có nhân tính, "đồng nghiệp phụ trách bên thanh toán cứ làm khó tớ".
Xong đâu đó lại nói đồng nghiệp ở bộ phận khó tính, làm dự án không ai chọn cô ấy làm cùng. Ngay cả những quy định và tiêu chuẩn được cả ngành công nhận cũng bị cô bạn phê bình thẳng tay.
Một người bạn tốt khéo léo nhắc nhở cô ấy: "Chắc là cậu chưa thích ứng được thôi."
Ngụ ý nói D. tự điều chỉnh lại suy nghĩ và thay đổi bản thân. Nhưng D. lại không nghĩ vậy, vẫn cứ cảm thấy cả thế giới đều đứng về phía đối diện của cô ấy.
Cách đây không lâu có một người bạn khác nói D. dạo đó không qua được thời gian thử việc, giờ vẫn đang tìm việc làm.
Không khó để tưởng tượng, nếu D. vẫn không chịu tìm nguyên nhân từ chính mình thì dù có tìm tới sang năm, hay năm sau nữa, kết quả có lẽ cũng đều chỉ có vậy.
Trên mạng có người đặt ra câu hỏi như này: Có cách nào giúp giảm thiểu khả năng mắc sai lầm trong cuộc sống không? Có một câu trả lời nhận được rất nhiều lượt like như này: Học cách tự suy xét lại bản thân.
Không ai hiểu rõ hành trình tinh thần đằng sau mỗi quyết định hơn bạn, và cũng không ai hiểu rõ ưu nhược điểm của từng thời điểm quan trọng hơn bạn. Tự suy xét lại bản thân cũng giống như việc soi gương, được mất, thành bại, hỉ nộ ái ố, tất cả đều được sáng tỏ trong nháy mắt.
Người ta thường nói người ngoài cuộc là những người khách quan nhất, tự suy xét lại bản thân, chính là đang cho mình một cơ hội vượt qua câu đố với tư cách là một người ngoài cuộc.
Kazuo Inamori từng nói: "Cuộc đời cũng giống như hành trình vượt qua một bãi mìn đầy sức hấp dẫn, khi bước vào bãi mìn ấy, ít nhiều gì cũng sẽ đều phải chạm vào đủ các loại "mìn", đây là chuyện khó tránh khỏi."
Khi chúng ta "chạm phải mìn", phản ứng của chúng ta khi ấy mới là chìa khóa.
Tự suy xét lại chính là bản thân chính là tự cứu mình, tự cường và tự hoàn thiện bản thân.
03
Tự giác kỷ luật
Nhà văn Nhật Bản Atsushi Nakajima đã nói: "Mỗi một cá nhân đều là một người huấn luyện thú, và con thú ấy, chính là bản tính của mỗi người."
Muốn chế ngự được bản chất của con người, tự giác kỷ luật là điều không thể thiếu.
Không biết từ bao giờ, nhắc tới kỷ luật tự giác, phản ứng đầu tiên của rất nhiều người chính là "dậy sớm", "giảm cân", "chạy bộ". Trông thấy có bạn học dậy sớm liền quyết tâm cũng dậy sớm, tới được thư viện lúc sáng sớm thì lại gục xuống bàn ngủ.
Thấy người bên cạnh liên tục nói phải "giảm cân" cũng kích động làm một chiếc thẻ tập gym, mua đủ các thể loại trang thiết bị, kết quả chưa tới một tuần, tất cả đều vứt xó.
Thấy trang cá nhân của bạn bè đăng ảnh dậy sớm chạy bộ, chiều đi chạy bộ, cũng lên tinh thần mua quần áo thể thao, quyết tâm chạy bộ thể dục thể thao… cuối cùng chạy chưa được hai cây than thở mệt rồi dừng…
Rất nhiều người không bao giờ dừng lại suy nghĩ xem những hành động ấy là sự thao túng bởi những âm thanh bên ngoài hay là sự thay đổi mà bản thân chủ động muốn.
Tự giác kỷ luật thực sự không phải là hành động xảy đến vì phong trào, vì mọi người đều làm vậy, vì truyền thông đều tung hô như vậy, mà là sự theo sát mục tiêu của bản thân, theo đuổi một cách có mục tiêu, từ bỏ một cách có mục tiêu.
Quá trình này chắc chắn là một quá trình dài, nhưng cũng chính vì dài mà sự kỷ luật tự giác mới càng đáng quý.
Xuất phát điểm của tự giác kỷ luật luôn luôn là chính bản thân. Khi chúng ta bỏ ngoài tai những âm thanh tới từ thế giới bên ngoài, chỉ đơn giản muốn bản thân trở nên tốt hơn, mạnh mẽ hơn, tự giác kỷ luật mới có thể phát huy được tác dụng tích cực của nó.
Immanuel Kant từng nói: "Nếu chúng ta giống như động vật, nghe theo dục vọng, trốn tránh đau khổ, chúng ta không phải đang đưa ra lựa chọn, chúng ta đang phục tùng."
Tự biết mình, tự suy xét và tự giác kỷ luật, trông thì có vẻ nghiêm khắc, nhưng sau cùng, nó đem lại cho chúng ta quyền lựa chọn trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị