Xem Sex Education, tôi nhớ lại tuổi thơ đầy cay đắng, đến giờ tôi vẫn chẳng muốn về nhà

Thanh Hương28/05/2025 13:00
Xem Sex Education, tôi nhớ lại tuổi thơ đầy cay đắng, đến giờ tôi vẫn chẳng muốn về nhà

Tôi quyết tâm không bao giờ lặp sai lầm này lên 2 đứa con của mình.

Tôi năm nay 39 tuổi, có 2 đứa con, một gái, một trai. Thời điểm con gái lớn bước vào tuổi dậy thì, tôi cũng tìm hiểu tư liệu để giáo dục giới tính cho con. Trong những bộ phim, cuốn sách đã xem, tôi nhớ mãi về bộ phim Sex Education. Không phải vì những kiến thức giáo dục giới tính được truyền tải trong bộ phim, mà vì một chi tiết khiến tôi nhớ lại thời thơ ấu của mình.

Michael Groff là một nhân vật gây ấn tượng trong phim. Ông ta là một hiệu trưởng hà khắc với học sinh, một người chồng hà khắc với vợ, một người cha hà khắc với con. Nhưng hóa ra sâu bên trong nhân vật này lại có rất nhiều tổn thương.

Những năm tháng thơ ấu, ông ta bị chính bố đẻ và anh trai bắt nạt. Bố ông ta thiên vị người con trai lớn một cách rõ ràng. Và rồi sau này, khi có con, ông ta cũng phạm phải sai lầm giống bố, có sự thiên vị với các con. Michael tỏ ra yêu quý con gái hơn con trai rõ rệt. Rất may là sau này, ông ta cũng nhận ra được sai lầm và sau đó dũng cảm bày tỏ tình thương của mình với con trai.

Xem phim Sex Education, tôi bật khóc nhớ lại tuổi thơ đầy cay đắng của mình: Đến tận bây giờ, tôi vẫn kinh hoàng, chẳng muốn về nhà- Ảnh 1.

Michael Groff lúc nhỏ đã bị thiên vị, bắt nạt trong chính gia đình mình.

Xem những phân cảnh thiên vị trong phim, tôi đã rùng mình, rơi nước mắt nhớ lại chính gia đình mình. Tôi có một người chị gái, học giỏi, xinh đẹp hơn tôi nhiều. Từ nhỏ, chị đã là ngôi sao ở nhà và ở trường. So với chị, tôi như một "sản phẩm lỗi" vậy.

Vì sao tôi nghĩ vậy? Vì chính cha mẹ đã khiến tôi nghĩ như vậy. Cha mẹ tôi thiên vị chị vô cùng, lúc nào cũng dành lời ngợi khen, đi đâu cũng dắt chị theo, trong khi tôi thì bị bỏ bê. Khi gặp người ngoài, cha mẹ cũng chỉ nói suốt ngày về chị, trong khi tôi thì bị lờ đi, chẳng đả động tới. Nếu chị mắc lỗi sai, cha mẹ sẽ nhắc nhở nhẹ nhàng, cười xòa cho qua. Ngược lại là tôi, dù một lỗi nhỏ cũng tưởng như chuyện động trời.

Dù tôi có cố gắng ngoan ngoãn, hiếu thảo với bố mẹ đến cỡ nào thì cũng chẳng bì được với chị. Thời điểm mẹ ốm phải vào viện, dù tôi là người kề bên cơm bưng nước rót, đổ bô chăm sóc suốt một tháng trời. Nhưng trong một lần nghe lỏm được mẹ nói chuyện với người ngoài, tôi chỉ thấy mẹ khen cô con gái lớn giỏi giang, có quan hệ tốt, giúp mẹ được nằm phòng bệnh tốt, được bác sĩ tốt điều trị. Tuyệt nhiên không nhắc đến con út một lời.

Chính điều đó khiến sau khi mẹ khỏe mạnh lại hoàn toàn, tôi đã ít trở về nhà. Bởi mỗi lần trở về, tôi lại cảm giác như mình là một người vô hình.

Những trải nghiệm này khiến tôi luôn tự thề với lòng, đối với 2 đứa con của mình, tôi sẽ luôn yêu thương một cách công bằng.

Cha mẹ thiên vị con cái - Chuyện xảy ra ở nhiều gia đình

Thực tế, trong nhiều gia đình, chuyện cha mẹ thiên vị một đứa con hơn một đứa con khác không phải điều hiếm. Có nhiều lý do dẫn đến sự thiên vị này, bao gồm ảnh hưởng từ văn hóa, tư tưởng truyền thống như trọng nam khinh nữ hoặc ưu ái con trưởng, con út. 

Ngoài ra, sự khác biệt về tính cách, hoàn cảnh đặc biệt như con bị bệnh, con sinh non hoặc con nuôi cũng khiến bố mẹ vô thức dành nhiều tình cảm hơn cho một đứa trẻ. 

Một số phụ huynh có xu hướng thiên vị do cảm thấy hợp tính với một đứa con hơn hoặc đặt kỳ vọng lớn vào một đứa con nhất định. 

Dù lý do là gì, thiên vị con cái có thể gây tổn thương cho đứa trẻ bị bỏ rơi, khiến chúng cảm thấy mặc cảm, thiếu tự tin, thậm chí xa lánh gia đình. Đồng thời, đứa con được ưu ái cũng có thể trở nên kiêu ngạo, ích kỷ hoặc ỷ lại. Về lâu dài, sự thiên vị có thể làm rạn nứt mối quan hệ giữa anh chị em và ảnh hưởng đến sự gắn kết gia đình. 

Để tránh tình trạng này, bố mẹ cần nhận thức rõ hành vi của mình, hiểu rằng công bằng không có nghĩa là đối xử giống hệt nhau mà là đáp ứng nhu cầu của từng đứa trẻ một cách hợp lý. Giao tiếp cởi mở, lắng nghe cảm xúc của con cái, không so sánh giữa các con và khuyến khích tình cảm anh chị em là những cách giúp duy trì sự công bằng. 

Ngoài ra, cả bố và mẹ nên cùng chia sẻ trách nhiệm nuôi dạy con cái để đảm bảo không có sự thiên vị do sự gắn bó với một đứa trẻ hơn đứa khác. 

Dù việc thiên vị đôi khi là vô thức, điều quan trọng nhất vẫn là bố mẹ cần tỉnh táo nhận ra và điều chỉnh, tạo ra một môi trường gia đình yêu thương, bình đẳng, nơi tất cả con cái đều được trân trọng và đối xử công bằng.


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Xem ‘Sex Education’, tôi lập tức răn dạy con gái phải tỉnh táo ‘chọn bạn mà chơi’

Nhờ bộ phim "Sex Education", tôi nhận ra được nhiều bài học trong việc giáo dục con cái.

Xem "Sex Education", tôi nhận ra mình đang dạy con sai cách, khiến con 'hận mẹ'

Tôi luôn nghĩ rằng mình rất thương con, mình đã hi sinh tất cả vì con. Nhưng con gái tôi lại nghĩ khác.

Xem "Sex Education", ký ức đau thương 10 năm trước hiện lên và cái giá cho sự tự ti, yếu đuối

Giờ đây, tôi đã tìm lại giá trị của bản thân, mạnh mẽ bước tiếp và sống một cuộc đời trọn vẹn hơn.

'Lật mặt 8: Vòng tay nắng' - bước trưởng thành đáng giá

Lật mặt 8: Vòng tay nắng” chinh phục khán giả bằng câu chuyện giàu cảm xúc về tình thân, truyền tải thông điệp nhân văn lay động về sự thấu hiểu, tha thứ và trưởng thành sau tổn thương.

Xem "Sex Education", tôi nhận ra mình sai trong việc dạy con khiến con "sợ bố hơn sợ cọp"

Tôi cứ nghĩ mình là một ông bố tốt, dạy con đúng hướng. Nhưng sự thật đã chứng minh điều ngược lại.

Xem "Sex Education", tôi nhận ra mình là một bà mẹ tồi: Thương con nhưng khiến con phải hét lên "Hận mẹ"

Tôi đã nghĩ mình rất thương yêu con, đang dạy con đúng cách. Cho đến khi con hét lên "Hận mẹ" thì mọi chuyện mới vỡ lẽ.

Xem “Sex Education”, tôi nhận ra yêu con sai cách, biến con thành người '2 mặt'!

Một bộ phim giải trí nhưng khiến tôi giật mình và thay đổi cách làm cha.

Đại địa chấn kinh tế - Vì sao một đồng tiền có thể sụp đổ chỉ sau một đêm?

Chúng ta thường nghĩ đồng tiền quốc gia là thứ vững chắc, được chống lưng bởi cả một chính phủ. Nhưng thực tế, có những lúc chỉ một động thái bán tháo ồ ạt của giới đầu cơ cũng đủ khiến đồng tiền mất giá, thị trường hoảng loạn, người dân rơi vào khủng hoảng.

Đại địa chấn kinh tế - Vì sao một đồng tiền có thể sụp đổ chỉ sau một đêm?

Từ sách - Phim - Quìn - 12/07/2025 09:00
Chúng ta thường nghĩ đồng tiền quốc gia là thứ vững chắc, được chống lưng bởi cả một chính phủ. Nhưng thực tế, có những lúc chỉ một động thái bán tháo ồ ạt của giới đầu cơ cũng đủ khiến đồng tiền mất giá, thị trường hoảng loạn, người dân rơi vào khủng hoảng.

Hạnh phúc tuổi trẻ - Khủng hoảng 1/4 cuộc đời, khi tuổi trẻ không giống những gì ta tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 12/07/2025 08:00
Tuổi đôi mươi, ai cũng từng nghĩ đó sẽ là những năm tháng rực rỡ nhất: mình sẽ sống hết mình với đam mê, tự do theo đuổi điều mình yêu thích, và thành công sẽ đến nếu cố gắng đủ nhiều. Nhưng rồi, khi thực sự bước vào đời, mọi thứ lại khác xa.

Vì sao "Hồng Tỷ" lừa tình được gần 1.700 trai đẹp: Câu trả lời khiến người ta hoảng hốt nhưng "không thể cãi"

Suy ngẫm - VV - 11/07/2025 13:00
Câu trả lời nằm ở tâm lý học xã hội và nhu cầu cảm xúc bị đánh trúng tâm lý nam giới hiện đại.

Nhờ phim Sex Education mà tôi kịp bình tĩnh khi phát hiện kho tàng nhạy cảm của con trai

Điện ảnh - Thanh Hương - 11/07/2025 12:00
Con trai tôi đã khen bố mẹ văn minh và tinh tế.

Tra cứu mã vùng điện thoại cố định của 34 tỉnh thành

Kỹ năng - PT - 11/07/2025 11:00
Theo đó, mã vùng điện thoại cố định của 11 tỉnh, thành phố không thay đổi. Các quy định về định tuyến, quay số và tính cước giữ nguyên như hiện hành.

Google Maps vô tình ghi lại chuyện tình 10 năm cuối đời của đôi vợ chồng già khiến hơn 391.000 người dừng bước

Suy ngẫm - Phạm Trang - 11/07/2025 10:00
Mới đây, một bài đăng cảm động đang lan truyền nhanh chóng, ghi lại cuộc sống của một cặp vợ chồng lớn tuổi ở Philippines qua ống kính Google Maps đã chạm đến trái tim của hàng trăm nghìn người.

‘Nơi vết thương ánh sáng rọi vào’ - Cuốn sách tiên phong về Sang chấn Phức tạp

Từ sách - Phim - FN - 11/07/2025 09:00
Sẽ ra sao nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?

Hạnh phúc tuổi trẻ - “Điều tốt cũng có thể hủy hoại bạn”, nghe vô lý nhưng chính bạn đang làm điều đó mỗi ngày

Từ sách - Phim - Quìn - 11/07/2025 08:00
Chúng ta lớn lên với niềm tin rằng phải giữ lấy điều tốt và loại bỏ điều xấu, như thể đó là cách duy nhất để sống hạnh phúc. Nhưng vì sao càng chạy theo những lựa chọn ấy, tâm trí lại càng mệt mỏi, càng đầy xung đột và lo lắng?

Mẹo nhỏ khi kết hợp tệp âm thanh với OpenAI

Kỹ năng - Anh Tú - 10/07/2025 13:00
Việc sử dụng các dịch vụ AI của OpenAI một cách nhanh chóng có thể khiến bạn tốn kém. Tuy nhiên, có một mẹo hữu ích giúp tiết kiệm chi phí: sử dụng API để tổng hợp các bản ghi âm.

Xem 'Sex Education', tôi học được hoá ra sống không vì chính mình sẽ khiến cuộc đời lao dốc

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 10/07/2025 12:00
Thông qua bộ phim, tôi nhận ra bấy lâu nay mình luôn sống một cuộc đời tẻ nhạt, thiếu ý nghĩa cuộc sống.

ChatGPT có bao nhiêu mô hình và bạn nên chọn loại nào là 'chân ái'?

Kỹ năng - Anh Tú - 10/07/2025 11:00
Lần đầu tiên, OpenAI cung cấp một bảng so sánh toàn diện 6 mô hình hiện có và đưa ra khuyến nghị rõ ràng về việc nên dùng mô hình nào trong từng trường hợp.

Bí ẩn người phụ nữ kể vanh vách chuyện "kiếp trước", gần 100 năm khoa học vẫn chưa thể lý giải

Suy ngẫm - Mộc Miên - 10/07/2025 10:00
Khi mới 4 tuổi, cô bé Shanti Devi ở New Delhi, Ấn Độ, đã bắt đầu kể chi tiết về cuộc đời " kiếp trước" của mình tại một thị trấn cách nhà hơn 100km.

Không còn bệnh tim - "Một quyển sách quý, rất đáng quý"

Từ sách - Phim - Chân Diệu Mỹ - 10/07/2025 09:00
Đọc xong cuốn sách "Không còn bệnh tim" (No More Heart Disease) của Tiến sĩ Louis J. Ignarro tôi nhận thấy đây là một quyển sách quý, rất đáng quý. Quý bởi vì tác giả đoạt giải Nobel về Y học sau 24 năm nghiên cứu về một thứ mà lúc khởi đầu chưa ai biết gì về nó...

Quán quân Olympia có sự nghiệp rộng mở ở nước ngoài vẫn từ chối lương cao để về nước

Phong cách sống - Kim Linh - 10/07/2025 08:00
Sau khoảng thời gian học tập và làm việc tại Úc và Anh, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 9 quyết định về nước công tác tại ĐH Huế.

AI có đang âm thầm làm suy thoái ngôn ngữ của chúng ta?

Kỹ năng - Anh Tú - 09/07/2025 13:00
Liệu AI có đang làm suy thoái ngôn ngữ của chúng ta? Không nhất thiết phải như vậy. Chuyên gia tư vấn ngôn ngữ Anne-Kathrin Gerstlauer chia sẻ những mẹo giúp người dùng cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 12/07/2025