Vĩnh biệt "Copy/Paste", "AI/Regenerate" đang cách mạng hóa việc học tập của sinh viên

Thanh Long16/04/2025 11:00
Vĩnh biệt "Copy/Paste", "AI/Regenerate" đang cách mạng hóa việc học tập của sinh viên

"AI/Regenerate" được ví như Người Nhện, như thuốc thông minh, như người khuân vác kiến thức. Nhưng hãy coi chừng, AI cũng có thể gây nghiện.

Bạn còn nhớ mình đã trải qua thời sinh viên của mình như thế nào chứ? Chỉ mới vài năm trước đây thôi, khi phải viết một bài luận, việc đầu tiên mà các sinh viên thế hệ cũ cần làm là mở Google và tìm kiếm mọi thứ họ có thể thấy về chủ đề đó trên internet.

Bước tiếp theo khá đơn giản - ít nhất là với những sinh viên lười biếng - họ chỉ cần "Copy/Paste". Góp nhặt một vài đoạn văn, một vài ý tưởng ở bài viết này, gắn vào phần mở bài và kết luận của một bài viết khác là bạn đã có ngay một bài luận "chống cháy" để nộp cho giáo viên.

Nhưng bây giờ, mọi chuyện đã thay đổi, sau sự bùng nổ của các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT.

Vĩnh biệt

Vĩnh biệt "Copy/Paste".

Vĩnh biệt

Bây giờ là thời đại của "AI/Regenerate".

Kiểm tra điện thoại hoặc máy tính của một học sinh bất kỳ, bạn sẽ thấy ai cũng đã có sẵn các ứng dụng AI như Chat GPT. Để khi cần làm một bài luận, họ chỉ cần gõ đề bài và AI tạo sinh sẽ tự động làm tất cả mọi việc.

Không cần phải dành cả tiếng đồng hồ, căng mắt đọc để góp nhặt nội dung trên World Wide Web nữa. Đối với các học sinh bây giờ, "Copy/Paste" đã trở thành dĩ vãng. Bởi đây là thời đại của "AI/Regenerate".

AI được ví như Người Nhện

Vì nó đang thay học sinh lướt web. Như một chiếc xe tự lái bởi nó sẽ tự động đưa sinh viên tới đích. Như một giáo viên vì nó cũng có thể hướng dẫn họ từng bước giải bài tập theo cách rất cụ thể.

Trong một nghiên cứu mới trên tạp chí Computer & Education, các nhà khoa học đến từ Khoa Sư phạm, Đại học Hồng Kông, đã hỏi hơn 200 sinh viên đến từ 14 quốc gia về cái nhìn của họ với AI tạo sinh. Nếu phải sử dụng một hình ảnh ẩn dụ để gọi các công cụ AI này, họ sẽ so sánh nó với gì?

Một phần kết quả là những gì bạn đã thấy, các sinh viên trên khắp thế giới đang ví AI như Người Nhện, như bản đồ Marauder ở trường phù thủy Hogwarts, như một chiếc phi thuyền, như xe tự lái, như thuốc thông minh…

Nhưng ở khía cạnh còn lại, một số cũng ví AI tạo sinh như đồ ăn nhanh. Thậm chí có những sinh viên coi chúng như ma túy, vì trong một số trường hợp AI tạo sinh cũng có thể gây hại và gây nghiện.

Vĩnh biệt

AI được ví như Người NhệnVì nó đang thay các học sinh, sinh viên lướt web.

"AI tạo sinh đã thay đổi giáo dục một cách sâu sắc", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Chin-Hsi Lin, tác giả chính của nghiên cứu, đồng thời là chuyên gia về công nghệ giáo dục tại Đại học Hồng Kông cho biết. "Vì vậy, chúng tôi muốn lắng nghe chính các sinh viên của mình chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của họ về cách mà họ sử dụng AI".

Để làm được điều này, tiến sĩ Lin và các đồng nghiệp của mình đã thực hiện một cuộc khảo sát trên 227 sinh viên đến từ 14 nền giáo dục khác nhau, từ Trung Quốc, Mỹ, Đức cho đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Nigeria…

Những sinh viên này đang sử dụng ChatGPT-4 phiên bản trả phí để hỗ trợ việc học tập của mình. Các sinh viên được yêu cầu điền vào chỗ trống trong một câu hỏi:

"Việc sử dụng AI tạo sinh để làm bài viết học thuật bằng Tiếng Anh của tôi giống như (1)… bởi vì (2)…".

Ở chỗ trống đầu tiên, sinh viên được yêu cầu chỉ nêu một hình ảnh ẩn dụ duy nhất (có thể là một từ hoặc cụm từ) có khả năng truyền tải cảm xúc, ý tưởng và niềm tin của họ về AI tạo sinh.

Ở vị trí chỗ trống thứ hai, sinh viên được yêu cầu giải thích lý do tại sao họ chọn hình ảnh ẩn dụ đó, không giới hạn độ dài hay hình thức câu trả lời.

Vĩnh biệt

Một sinh viên đã ví AI với JARVIS của IronMan, nhưng ẩn dụ đó lại bị loại.

"Định dạng mở này cho phép người tham gia tự do suy ngẫm xem mình nghĩ thế nào về AI tạo sinh", các nhà nghiên cứu cho biết. Sau đó, họ sẽ còn một bước nữa, kiểm tra tính hợp lý của lời tự thuật, bằng cách yêu cầu sinh viên chụp một số màn hình gần nhất mà họ sử dụng ChatGPT-4 cho mục đích học tập.

Ví dụ, nếu một lý do được đưa ra chỉ là sự cường điệu đơn thuần, so sánh AI với một công nghệ khác mà không đưa ra được mối liên hệ sâu sắc, hoặc họ sử dụng AI với mục đích khác so sánh của mình, hình ảnh ẩn dụ đó sẽ bị loại.

"Có một sinh viên tham gia đã so sánh AI tạo sinh với Jarvis, trợ lý ảo trong bộ phim Iron Man. Điều này đã bị loại vì đó không phải phép so sánh ẩn dụ, mà chỉ là sự cường điệu", các tác giả cho biết.

AI như giày cao gót, như họa sĩ hạng ba hay như người khuân vác kiến thức?

Sau khi kiểm tra toàn bộ 227 hình ảnh ẩn dụ mà các sinh viên so sánh với AI tạo sinh, tiến sĩ Lin và các cộng sự nhận thấy chúng có thể được gộp vào 4 nhóm chính. Họ gọi đó là Mô hình kim tự tháp 4T.

Nhóm thứ nhất coi AI tạo sinh là một công cụ hỗ trợ về mặt kỹ thuật (Technical Support). Trong nhóm này, AI được các sinh viên dùng để thực hiện các công việc đơn giản như kiểm tra ngữ pháp của một đoạn văn bản, mà họ đã viết sẵn bằng Tiếng Anh.

Những người này đã ví nó với thước dây, máy đóng gói thực phẩm, một biên tập viên, một giáo viên chính tả. Cá biệt có một sinh viên Trung Quốc ví AI tạo sinh với một hình ảnh rất thú vị, đó là giày cao gót.

"Nó khiến bài viết của tôi trông sang trọng và tinh tế hơn, nhưng nếu đi giày cao gót mà vụng về thì tôi có thể bị ngã sấp mặt", cô ấy viết.

Vĩnh biệt

Mô hình 4T trong nhận thức về AI tạo sinh.

Nhóm thứ hai là những người coi AI như một công cụ dành riêng cho việc phát triển văn bản (Text Development). Trong đó, AI tham gia sâu hơn vào quá trình viết, và thường được dùng để sắp xếp logic bài viết. Một sinh viên đã ví ChatGPT-4 với chế độ tự lái của xe Tesla, vì nó giúp họ "giữ đúng hướng" trong bài luận của mình.

Số khác tận dụng AI để đánh giá các tài liệu, họ so sánh nó với trợ lý – một hình ảnh quen thuộc trong quảng cáo AI – hoặc một người quản gia, một người giúp họ đi mua sắm. Những người dùng chatbot để "brainstorm" ý tưởng thì gọi nó là "hướng dẫn viên", với các ẩn dụ như la bàn, bạn đồng hành, tài xế xe buýt, hay bản đồ Marauder ở trường phù thủy Hogwarts, trong bộ phim Harry Potter.

Nhóm thứ ba cho thấy sinh viên sử dụng AI để chuyển đổi (Tranformative Potential) quá trình viết và sản phẩm cuối cùng của họ một cách sâu sắc hơn. Họ gọi AI là "cây cầu", "giáo viên bản địa", vì chỉ những đối tượng này mới giúp họ vượt qua giới hạn của bản thân để chuyển đổi, hay nâng bài viết Tiếng Anh của mình lên tầm cao mới.

Đây chính là nơi những hình ảnh ẩn dụ thú vị nhất về AI xuất hiện. Có tới 3 người gọi AI tạo sinh là tàu vũ trụ, vì nó giúp họ bay qua hằng hà sa số những thông tin trên mạng. Hai người khác cùng ví AI như Người Nhện, vì nó giúp họ đu qua ma trận các tòa nhà World Wide Web.

Một số lượng lớn, 8 người ví AI như một nhà ảo thuật biết đọc suy nghĩ, vì nó giúp họ diễn tả được đúng suy nghĩ của mình mà chính họ không thể nào viết ra được. Ngoài ra, AI tạo sinh còn được ví như đầu bếp, như một nhà ngoại giao, như chuyên gia tư vấn, như một nhà cách mạng, như động cơ hơi nước. Có 12 người ví AI như một tấm gương phản chiếu.

Vĩnh biệt
 

Nhóm cuối cùng tập trung vào mặt trái tiềm ẩn của AI (Threat). Các nhà khoa học cho biết một số sinh viên cảm thấy khó chịu khi sử dụng AI, vì nó có thể làm giảm sự sáng tạo của họ. Những người này đã ví AI tạo sinh chỉ như một họa sĩ hạng ba, một người khuân vác kiến thức. AI cũng có thể được ví như một cái giường vì nó khiến sinh viên trở nên lười động não hơn.

Đặc biệt, có 3 sinh viên đã gọi AI như thức ăn nhanh vì nó cho ra kết quả rất nhanh nhưng kết quả đó cũng có thể "kém dinh dưỡng", hay kém chính xác. Một số lượng lớn 12 người ví nó như ma túy, 7 người ví AI với chất kích thích vì chúng có thể gây nghiện.

Một câu trả lời rất ấn tượng so sánh AI với steroid trong thể thao: "Trong môi trường cạnh tranh, không ai muốn bị tụt lại chỉ vì không dùng AI", sinh viên này viết.

Những so sánh này có ý nghĩa thế nào?

Trong bối cảnh các công cụ AI đang bùng nổ và được sử dụng phổ biến trong môi trường học đường, mô hình 4T mà tiến sĩ Lin và các cộng sự đã xây dựng, dựa trên hình ảnh ẩn dụ mà sinh viên gán cho AI, sẽ giúp các nhà nghiên cứu và cả công chúng có được cái nhìn tổng quát và rõ ràng hơn về thực trạng này.

"Ẩn dụ đóng vai trò rất quan trọng, chúng định hình cách công chúng nhìn nhận các công nghệ mới. Những so sánh này không chỉ hé lộ suy nghĩ của chúng ta về cách công nghệ hoạt động mà đôi khi còn bộc lộ những điểm mù khó có thể thấy được", Emily Weinstein, một chuyên gia công nghệ tại Trung tâm Phát triển Kỹ thuật Số của Đại học Harvard nhận xét.

Ví dụ, trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện một mô hình phân cấp rất rõ ràng trong mục đích sử dụng AI. Phần lớn mọi người coi nó là một công cụ hỗ trợ kỹ thuật ở mức cơ bản. Ở một cấp độ cao hơn, một số sẽ dùng nó như một công cụ phát triển văn bản chuyên sâu và chỉ tập trung vào xử lý văn bản- thứ mà AI giỏi nhất.

Ở đỉnh kim tự tháp 4T, AI sẽ được sử dụng để chuyển đổi giúp người dùng vượt ra khỏi giới hạn của bản thân mình.

Vĩnh biệt

Một sinh viên ví dùng AI giống như đi giày cao gót. Nó có thể đẹp, nhưng cũng rất dễ ngã.

Một số ẩn dụ rất tinh tế, vừa chỉ ra được mặt lợi của AI, nhưng cũng chỉ ra được các mối đe dọa tiềm ẩn. Ví dụ, ví AI như một chiếc xe tự lái, mặc dù nó tiện dụng, nhưng đôi khi có thể gây tai nạn.

Nếu AI như máy đọc tâm trí hay bản đồ ma thuật, nó không hoạt động theo khoa học mà chủ yếu chỉ dựa trên niềm tin. Điều này đặc biệt đúng với ẩn dụ giày cao gót. Một sinh viên chỉ ra đi giày cao gót có thể đẹp, nhưng nó rất dễ ngã. Trong môi trường học thuật, việc AI tạo sinh có thể bịa ra số liệu là rất nguy hiểm.

Tuy nhiên, Weinstein nhấn mạnh rằng không có một ẩn dụ duy nhất nào hoàn toàn đúng cho một công nghệ mới. Chẳng hạn, ẩn dụ "ma túy" thường được dùng cho mạng xã hội và có vẻ rất phù hợp – các ứng dụng như TikTok hay Instagram có thể gây nghiện, đặc biệt với thanh thiếu niên.

Nhưng nếu chỉ gắn một hình ảnh cho công nghệ, ta có thể bỏ qua cả lợi ích lẫn rủi ro của nó. "Nếu bạn chỉ nghĩ mạng xã hội như 'ma túy', sẽ rất khó để bàn về việc kiểm soát nó một cách hợp lý," Weinstein nói.

Một điều thú vị là các sinh viên ngành khoa học nhân văn thường nhìn ra mặt hại của AI nhiều hơn là các sinh viên ngành kỹ thuật, những người thường coi AI là công cụ tiện dụng.

Vĩnh biệt
 

Việc thiếu thống nhất trong cách nhìn nhận AI hiện nay là vì đó là một công nghệ tương đối mới. "Cách chúng ta nhìn nhận AI tạo sinh còn khá mơ hồ. Chúng ta thiếu ngôn ngữ để nói chi tiết và cụ thể về nó", Weinstein nói.

Trong bối cảnh đó, mô hình 4T và các ẩn dụ mà nhóm tiến sĩ Lin chỉ ra cũng giống như một la bàn, một bản đồ định hướng giúp chúng ta hiểu cụ thể hơn về AI tạo sinh, về điều mà chúng ta thực sự muốn khi sử dụng công nghệ này.

Vậy còn bạn, bạn tưởng tượng AI tạo sinh là gì? Bạn muốn dùng nó như Người Nhện, người khuân vác kiến thức hay một ảo thuật gia đọc suy nghĩ?


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

TP.HCM đóng Cổng Dịch vụ công

Trung tâm Chuyển đổi số TPHCM vừa thông tin chính thức về việc đóng Cổng Dịch vụ công thành phố. Kể từ 21h ngày 18/6, Cổng Dịch vụ công trực tuyến TPHCM được đóng để hợp nhất với Cổng Dịch vụ công quốc gia từ ngày 19/6.
2

Một tính năng cực hữu ích trên VNeID mà người dùng không nên bỏ qua

Hành khách bay nội địa hiện nay có thể hoàn tất toàn bộ thủ tục từ mua vé, check-in, qua cửa an ninh đến lên máy bay mà không cần xuất trình giấy tờ tùy thân, nhờ ứng dụng nhận diện khuôn mặt qua VNeID.
3

Địa chỉ, điện thoại bộ phận một cửa ở 168 phường, xã, đặc khu của TP.HCM

UBND TP.HCM vừa có thông báo về địa điểm, số điện thoại đường dây nóng của bộ phận một cửa tại các phường, xã, đặc khu của TPHCM (mới).
4

Địa chỉ, điện thoại bộ phận một cửa cấp tỉnh của các sở, ngành TP.HCM

UBND TP.HCM vừa có thông báo về địa điểm, số điện thoại đường dây nóng của bộ phận một cửa tại các sở, ngành, phường, xã, đặc khu của TPHCM mới.
5

Thời đại SEO liệu có kết thúc và quảng cáo bằng AI tạo sinh có đang lên ngôi?

Với SEO, nội dung thường được xây dựng theo công thức, bắt đầu từ việc chọn từ khóa, triển khai nội dung, chờ Google index, rồi điều chỉnh dần. Nhưng với AI tạo sinh, nội dung không chỉ là văn bản mô tả sản phẩm.

Nhóm nạn nhân đầu tiên của DeepSeek - Chuyên gia chỉ cách sống sót trong thời đại AI

AI có thay thế công việc của chúng ta không?" - đó là câu hỏi đặt ra khi DeepSeek ra đời, đánh dấu bước tiến mới của công nghệ AI.

7 thói quen của nhiều người có thể "hạ đo ván" sức khỏe bất cứ lúc nào

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn vô tình hình thành một số thói quen nhỏ và có thể bạn đang đắm chìm trong những thói quen đó. Nhưng những hành động nhỏ giúp bạn cảm thấy sảng khoái trong chốc lát thực chất có thể tiềm ẩn những rủi ro sức khỏe.

Google thử nghiệm "Chế độ AI": Hỏi đáp phức tạp, đa chiều như ChatGPT

Google đang thử nghiệm một tính năng mới đầy tham vọng cho công cụ tìm kiếm của mình mang tên "Chế độ AI" (AI Mode).

Cú hích mới của Amazon trong cuộc đua ứng dụng tạo video bằng AI

Amazon vừa công bố bản nâng cấp mới nhất cho Nova Reel, mô hình AI tạo video đầu tiên của hãng, với khả năng tạo ra các đoạn phim dài tới hai phút, gồm nhiều cảnh quay liên tục và phong cách nhất quán.

Người dùng iPhone không nên bỏ lỡ 13 bước bảo mật an toàn được chia sẻ bởi chuyên gia an ninh mạng

Trên trang cá nhân của mình, anh Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC), chuyên gia an ninh mạng đã chia sẻ cho người dùng iPhone cách sử dụng điện thoại an toàn.

Trí tuệ nhân tạo đổ bộ, nhưng nếu làm 8 điều này, bạn sẽ vẫn sống nhẹ tênh chẳng lo âu

Công ty không phải là nhà, đồng nghiệp không phải là anh em. Môi trường làm việc chỉ quan tâm đến lợi ích, không phải tình cảm. Chừng nào bạn thấu suốt điều đó, bạn mới trụ vững giữa cơn khủng hoảng sa thải - thất nghiệp vì AI và bản thân chậm tiến.

Người dùng Zalo nếu Không muốn trở thành nạn nhân thì hãy thực hiện 7 thao tác này

Nếu không cảnh giác, tài khoản của bạn có thể là “miếng mồi ngon” cho kẻ gian.

Thủ đoạn thao túng tâm lý người trẻ để bắt cóc online, tống tiền qua mạng

Kỹ năng - An Huy - 29/06/2025 11:00
Kẻ gian không dùng súng hay dao, mà dùng tâm lý để khiến nạn nhân tự mở két”, Thượng tá Đào Trung Hiếu cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo mới, khi nạn nhân bị thao túng tâm lý như bị “bắt cóc tinh thần”.

Cô gái Việt làm trợ lý đạo diễn phim người lớn tại Nhật, tiết lộ quá trình thực hiện mỗi set quay

Phong cách sống - Nguyễn Phượng - 29/06/2025 10:00
"Nếu bạn thấy trải nghiệm tình dục của mình khác xa porn, thì đó là vì chúng tôi đã rất cố”, nữ trợ lý đạo diễn khẳng định về tính dàn dựng trong mỗi bộ phim không hề giống ngoài đời.

Ánh sáng trong ta - Chúng ta là ai trong chính ngôi nhà của chính mình?

Từ sách - Phim - Quỳnh - 29/06/2025 09:00
Ai trong chúng ta cũng từng mơ về một gia đình lý tưởng, nơi luôn đầy ắp tiếng cười và những buổi cơm đầy ắp yêu thương. Nhưng khi bước vào đời sống hôn nhân, không ít người bàng hoàng nhận ra rằng, những điều đẹp đẽ ấy không tự nhiên mà có.

Chiến lược dữ liệu - Khai phá “mỏ vàng” dữ liệu trong thời đại AI

Từ sách - Phim - Quìn - 29/06/2025 08:00
Trong thế giới ngày nay, dữ liệu đã vượt xa khái niệm những con số khô khan. Nó chính là “nhiên liệu” nuôi dưỡng những bước tiến vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI).

Xem phim Sex Education, tôi nhận ra sai lầm, giúp mối quan hệ với con cái từ "thù hẳn" trở nên vui vẻ

Điện ảnh - Thanh Hương - 28/06/2025 13:00
Sau khi tôi thay đổi, cả gia đình đều hạnh phúc!

Một tính năng cực hữu ích trên VNeID mà người dùng không nên bỏ qua

Kỹ năng - Nhật Hạ - 28/06/2025 12:00
Hành khách bay nội địa hiện nay có thể hoàn tất toàn bộ thủ tục từ mua vé, check-in, qua cửa an ninh đến lên máy bay mà không cần xuất trình giấy tờ tùy thân, nhờ ứng dụng nhận diện khuôn mặt qua VNeID.

Trương Vô Kỵ, Dương Quá và Quách Tĩnh giao chiến, cao thủ nào giỏi nhất?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 28/06/2025 11:00
Trương Vô Kỵ, Dương Quá và Quách Tĩnh, ai mới thực sự là người mạnh nhất?

Làm MC, viết tự truyện bán 2 triệu bản, nhưng nữ diễn viên Ai Iijima vẫn không thoát khỏi tấn bi kịch từ quá khứ

Phong cách sống - Nguyễn Phượng - 28/06/2025 10:00
Ai Iijima là ngôi sao phim cấp 3 hiếm hoi được khán giả yêu thích. Đến khi qua đời, cô vẫn làm chuyện có ý nghĩa khiến ai cũng thương xót và tiếc nuối.

Học cách giữ gìn ngọn lửa yêu thương qua những cuốn sách viết về gia đình

Tủ sách - Đan Thanh - 28/06/2025 09:00
Nhân Ngày Gia đình Việt Nam, những cuốn sách viết về gia đình không chỉ nhắc nhở người đọc trân trọng tình thân, mà còn gợi mở những phương pháp gìn giữ mái ấm giữa dòng đời biến động.

Con đường chuyển hóa - Khổ đau không đến từ người thân, mà từ cách ta thương yêu họ

Từ sách - Phim - Quìn - 28/06/2025 08:00
Chỉ vì một câu nói không vừa ý, một ánh nhìn vô tâm, hay một lần không được lắng nghe – mà ta tổn thương. Mà đau nhất không phải vì người ngoài, mà là vì người mình thương nhất lại vô tình làm mình buồn nhất.

AI có thực sự sáng tạo?

Suy ngẫm - Thạc sĩ Võ Thị Mỹ Duyên - 27/06/2025 13:00
Câu hỏi “Liệu AI có thể thật sự sáng tạo?” không chỉ là một thắc mắc về công nghệ, mà còn là lời mời gọi suy ngẫm về giới hạn của trí tuệ con người, vai trò của cảm xúc và định nghĩa thực sự của sáng tạo trong thời đại mới.

Địa chỉ, điện thoại bộ phận một cửa ở 168 phường, xã, đặc khu của TP.HCM

Kỹ năng - PV - 27/06/2025 12:10
UBND TP.HCM vừa có thông báo về địa điểm, số điện thoại đường dây nóng của bộ phận một cửa tại các phường, xã, đặc khu của TPHCM (mới).

Xem 'Sex Education' tôi nhận ra lỗi lầm của cha mẹ khiến con tổn thương nặng nề

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 27/06/2025 12:00
Tôi cứ nghĩ rằng con sẽ tuân theo quyết định của mình. Nhưng không, con đã làm ngược lại.

Địa chỉ, điện thoại bộ phận một cửa cấp tỉnh của các sở, ngành TP.HCM

Kỹ năng - PV - 27/06/2025 11:45
UBND TP.HCM vừa có thông báo về địa điểm, số điện thoại đường dây nóng của bộ phận một cửa tại các sở, ngành, phường, xã, đặc khu của TPHCM mới.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 29/06/2025