Đổng Trác đưa quân vào kinh đô Lạc Dương, phế Hán Thiếu Đế, lập Lưu Hiệp lên làm vua, tức Hán Hiến Đế. Hắn ép Hán Hiến Đế phong mình làm tướng quốc, rồi ra tay cướp bóc, tàn sát nhiều dân lành. Việc làm tàn ác của hắn gây ra phẫn nộ ở khắp nơi. Mười tám lộ chư hầu nhân danh cứu nhà Hán, đã cùng nhau khởi binh diệt Đổng Trác.
Trong số các chư hầu có Tôn Kiên dũng mãnh hơn người. Ông công phá vào Hổ Lao Quan, yết hầu của Lạc Dương. Đổng Trác thấy bị uy hiếp, liền quyết định rời đô về Trường An.
Tôn Kiên binh ít, không dám tiến đánh, chờ tiếp viện từ Liên minh Quan Đông. Nhưng chờ mãi không thấy ai, chỉ thấy Tào Tháo tới. Tào Tháo đề nghị cùng Tôn Kiên hợp tác.
Vì Tôn Kiên đa phần là bộ binh, chỉ có 3000 kỵ binh, nên Tào Tháo đề nghị, Tôn Kiên dẫn bộ binh vào chiếm Lạc Dương, còn kỵ binh thì giao cho Tào Tháo truy sát Đổng Trác.
Tào Nhân trong lúc xuất binh thì thắc mắc: Tại sao Tào Tháo nhường kinh đô Lạc Dương béo bở cho Tôn Kiên, còn mình lại nhận phần nguy hiểm là truy đuổi Đổng Trác?
Trước câu hỏi của Tào Nhân, Tào Tháo đáp rằng: "Đệ thấy một tòa thành đổ nát quan trọng hơn, hay Thiên tử quan trọng hơn?"
"Lạc Dương đã thành một đống đổ nát, Thiên tử mới là báu vật thật sự. Nếu chúng ta có thể cướp được thánh giá, lập công đầu với triều đình, từ nay về sau các trấn chư hầu đều phải rửa mắt mà nhìn chúng ta. Triều đình ít nhất cũng sắc phong ta làm Tây Lương thứ sử hay là Ký Châu thái thú. Từ đó, chúng ta có thể lập nên đại nghiệp."
Lúc ấy hiếm có ai nhìn ra được điểm mấu chốt chính là Thiên tử.
Ngay cả Viên Thiệu, sau này có cơ hội đón Thiên tử, ông cũng không đón. Vì ông sợ Thiên tử phiền phức, chiếm quyền của mình.
Chỉ có Tào Tháo nhận ra, Thiên tử là báu vật trong thời loạn thế. Nếu có được Nhà vua thì sẽ có được nhiều thứ, được phong đất, phong tước.
Hơn nữa, Thiên tử ở đâu thì kinh đô ở đấy. Nếu Tào Tháo cứu Thiên tử thành công, thì bất cứ mảnh đất nào họ ở thì đấy chính là kinh đô. Tôn Kiên hay các chư hầu khác, dù ai có chiếm được Lạc Dương thì cũng chỉ là tòa thành không danh phận.
Theo môn tâm lý học tỉnh thức WECAP, cách nghĩ của Tào Tháo thể hiện tiềm năng Thành tựu (chữ A-Achievement), đó là nhìn ra cái mấu chốt để đạt được mục tiêu xây dựng đại nghiệp. Trong tình huống này, Thiên tử là mấu chốt. Có được Thiên tử thì có thể lệnh chư hầu, làm việc gì cũng chính danh, lòng dân hướng về.
WECAP là bộ môn Tâm lý học tỉnh thức giúp người học dễ dàng thấu hiểu tâm tính, động lực, điểm mạnh, điểm yếu của chính mình và người khác. WECAP là viết tắt của 5 loại tiềm năng: Wisdom: Trí Tuệ; Enrichment: Giàu có; Creativity: Sáng tạo; Achievement: Thành tựu; Power: Sức mạnh
Quay trở lại câu chuyện của Tháo Tháo, nắm được điều quan trọng nhất là Thiên tử rồi, ông tìm mọi cách để có được. Bản thân chỉ có 4000 kỵ binh, ông nói vống lên là có 1 vạn, để Tôn Kiên tin tưởng mà giao thêm 3000 kỵ binh cho ông.
Quân Đổng Trác dù rút lui, nhưng binh mã đông tới vài vạn, tướng có chiến thần Lữ Bố. Vậy mà Tào Tháo để đạt mục tiêu có Thiên tử, chỉ với 7000 kỵ binh vẫn dám xông vào.
Điều đó thể hiện tính quyết liệt, gan dạ, can trường, dùng mọi phương tiện có thể để đạt mục tiêu của người có tiềm năng Thành tựu.
Tuy Tào Tháo thất bại trong trận chiến này, nhưng ông không bao giờ từ bỏ mục tiêu. Ông vẫn tìm cách để đạt được nó. Nhờ vậy, sau này ông thực sự có được Thiên tử, dựa vào đó mà lệnh chư hầu, dần dần trở thành bá chủ một phương, trở thành thế lực lớn nhất thời Tam quốc.
Phân tích theo WECAP, điểm này của Tào Tháo rất đáng học hỏi: Khi đã hiểu được đâu là cái mấu chốt rồi, ông sẽ quyết liệt làm việc ấy đến cùng.
Trong kinh doanh, để thành công, rất cần tiềm năng Thành tựu. Người Thành tựu sống vì mục tiêu. Mặt sáng của tiềm năng Thành tựu là có khả năng nhìn ra điểm mấu chốt để đạt mục tiêu, dám sai lầm để đạt mục tiêu, kiên trì, không bỏ cuộc cho tới khi đạt được mục tiêu.
Trong quản trị, cần biết cách nhìn ra nhân viên có tiềm năng Thành tựu, tuyển dụng họ, chỉ cho họ mục tiêu đúng, trao quyền cho họ. Họ sẽ giúp bạn đạt được những kết quả không ngờ.
(Nội dung câu chuyện trích từ Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung)