Tết xưa 'đụng lợn' thật vui

Trịnh Viết Hiệp11/02/2024 12:00
Tết xưa 'đụng lợn' thật vui

Ngày mổ lợn, trong lúc người lớn tất bật lo toan nhiều công việc "trọng đại" thì đám trẻ con chúng tôi được phân công đun nước sôi để làm lông, rồi lo cắt những tàu lá chuối trải ra sân gạch làm chỗ ngả thịt, chia phần...

Tết cổ truyền của dân tộc sắp về, mới hôm rồi mẹ gọi điện từ quê lên nhắn tôi gắng về sớm để phụ giúp mẹ sửa soạn chuẩn bị Tết, bởi năm nay nhà sẽ nấu bánh chưng và và “ăn đụng” lợn, nhiều gia đình cùng chung nhau mổ một con lợn để ăn Tết!

Nghe mẹ thông báo vậy lòng tôi chợt chộn rộn niềm vui, bởi đã bao năm nay khi Tết tới mẹ toàn ra chợ mua thịt lợn về nấu bánh chưng, sửa soạn cỗ tết chứ có bao giờ nhà ăn đụng thịt lợn của ai đâu. Tôi nghĩ, chắc là năm nay nhà mình sẽ làm cỗ tết linh đình, vì vậy sẽ ăn đụng lợn để đãi đằng con cháu cho năm nay Tết thêm phần tươm tất, đủ đầy.

Quả thực tục lệ ăn đụng thịt lợn ngày tết đã trở lại không chỉ ở quê tôi, mà rất nhiều làng quê khác cũng đã "khôi phục" cách này. Có rất nhiều nguyên nhân để người dân quay lại với tục ăn đụng lợn ngày tết, nhưng theo tôi, có lẽ là mọi người, mọi nhà đã chú trọng tới vấn đề an toàn thực phẩm, muốn được ăn món thịt lợn tự nuôi lấy và được xem là sạch, ngon..., khi mà thịt mua bên ngoài bị mang tiếng "bẩn", ô nhiễm, không an toàn bởi chứa chất cấm, hóa chất ảnh hưởng tới sức khỏe, do có những người chăn nuôi thiếu lương tâm đã “đầu độc” người tiêu dùng, chỉ vì lợi nhuận, chạy theo đồng tiền...

Quay lại quãng thời gian ấu thơ tôi nơi quê nhà, tục đụng lợn ngày tết phổ biến cả làng cả xã, khi hầu hết gia đình ăn đụng lợn, chỉ rất ít nhà do hoàn cảnh riêng nên mua thịt ngoài chợ về ăn Tết mà thôi.

Thường là từ 3 - 5 hộ trong dòng họ, hoặc các hộ cùng xóm bàn nhau ăn đụng lợn. Chính vì việc ăn đụng lợn ngày tết đã thành tục lệ, nên từ trong năm các hộ thỏa thuận miệng, phân công nhà nào đó đảm nhận việc nuôi lợn. Cũng có khi điều "tiên quyết" này được phân bổ luân phiên từng năm, nghĩa là năm nay nhà này nuôi, sang năm sau nhà kia nuôi, cứ luân chuyển quay vòng đủ lượt các hộ ăn đụng.

Việc đụng lợn có thể hai, ba, bốn nhà ăn chung một con lợn, nhưng cũng có thể gần chục hộ, tùy theo trọng lượng của con lợn to hay nhỏ, và nhu cầu thịt của những nhà trong nhóm ăn đụng là nhiều hay ít... Nhà tôi thường ăn đụng chỉ với mấy chú bác, anh em trong gia tộc do ông bà nội tôi sinh ra. Bố tôi là trưởng nam, diện tích vườn nhà lại rộng rãi, nhiều rau nên việc nuôi lợn để mổ vào dịp tết thì các chú, cô, bác, anh chị luôn giao cho cha mẹ tôi. Thời trước, chính vì nhà luôn phải nuôi lợn để mổ ăn Tết như vậy nên mấy anh chị em chúng tôi khá vất vả, ngoài giờ học luôn phải thay nhau cắt rau, băm bèo, nấu cám, cho lợn ăn, dọn chuồng lợn...

Thỏa thuận của việc ăn đụng lợn ở quê xưa thường được trả bằng thóc, sau thì bằng tiền, hộ ăn đụng bao nhiêu thì trả bấy nhiêu. Cứ chia công bằng, không trả giá, không so đo tính toán, nhà nào cũng vui vẻ, ai cũng hài lòng.

Không khí những ngày cận Tết khi mọi nhà đều mang lợn ra mổ để làm cỗ của những ngày xưa ấy luôn rất vui nhộn. Ngay từ ngày 26, 27 Tết đã có nhà bắt lợn, rồi mổ lợn từ sáng sớm, tiếng lợn eng éc rộn rã cả làng quê. Nhộn nhịp nhất, vui nhất là sáng 30 Tết, bởi đó là ngày cuối cùng năm cũ, cũng là buổi đầu tiên làm cỗ cúng 3 ngày tết, vì vậy mọi nguyên liệu, thực phẩm phải được mua sắm, chuẩn bị đủ đầy, trong đó không thể thiếu thịt lợn.

Ngày mổ lợn, trong lúc người lớn tất bật lo toan nhiều công việc "trọng đại" thì đám trẻ con chúng tôi được phân công đun nước sôi để làm lông, rồi lo cắt những tàu lá chuối trải ra sân gạch làm chỗ ngả thịt, chia phần... Thời khắc từng phần thịt của con lợn được xẻ ra chia đều cho các hộ ăn đụng là lúc bọn trẻ con ngóng nhất, chộn rộn nhất, bởi đứa nào đứa nấy đều chỉ muốn thịt được chia nhanh để mang về nấu cỗ. Tôi còn nhớ, hồi đó vì nhà tôi đảm nhận việc nuôi lợn nên bao giờ đụng lợn, nhà tôi cũng nhận được phần hơn so với những hộ ăn đụng, đó là hai lá mỡ, và cái đuôi. Cái đuôi được mấy anh em tôi luộc chín ăn liền, còn số mỡ mẹ tôi đem rán, để dành để ăn dần thời gian sau Tết...

Năm nay về nhà đón Tết, tôi lại được hòa mình vào không khí rộn rã của làng quê như thuở ấu thơ ngày trước, lại được nghe tiếng lợn kêu eng éc, hồi tưởng những ký ức về cảnh đụng lợn của những ngày ấu thơ tưởng như chỉ còn trong hoài niệm. Chợt nghĩ, vào dịp tết ở quê, ngày nay tục đụng lợn được khôi phục và phát triển rộng rãi, sẽ mang thêm niềm vui cho mọi người mọi nhà…

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Nhớ Tết xưa

Mấy chục năm xa quê và sống ở thành phố, tâm hồn, tính cách của người Nam Bộ đã là một phần máu thịt trong tôi. Thế nhưng, vào những ngày cuối năm khi không khí tết tràn về trên các nẻo đường, tôi lại nhớ da diết Tết xưa ở xứ Bắc.

Chúa Nguyễn Hoàng - Người khai phá cõi trời nam

Dân gian xưa nay vẫn lưu truyền “Lời Trạng dạy: Hoành Sơn nhất đái. Thuận Hóa miền vạn đại dung thân. Từ khi Chúa Nguyễn dời chân. Trời Nam một cõi dần dần mở mang”.

Trở về ký ức tuổi thơ với những phiên chợ quê ngày tết

Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê ngoại thành, chính vì thế ký ức tuổi thơ tôi luôn đầy ắp những kỷ niệm, những hình ảnh thân thuộc, mộc mạc và bình dị ngày thường cũng như ngày tết.

Những kiêng kỵ ngày tết ở một số nơi miền Bắc nước ta

Trong những ngày Tết Nguyên đán, tại không ít nơi ở miền Bắc nước ta, người dân vẫn giữ một số tập tục kiêng kỵ khá đặc biệt.

Chiều 30 Tết xưa ở miền Tây

Vào những năm 1960 của thế kỷ trước, tết ở miền Tây rất êm đềm và nhiều kỷ niệm.

Những phong tục đón năm mới trên khắp thế giới

Mặc dù phần lớn thế giới tổ chức lễ hội mừng năm mới vào ngày 31.12, nhưng cách đón năm mới thì rất đa dạng.

'Quảng Ngãi trăm nhớ ngàn thương’ qua ảnh

Vẽ đẹp của thiên nhiên, con người Quảng Ngãi đã hiện ra khá rõ trong triển lãm ảnh "Quảng Ngãi trăm nhớ ngàn thương” được tổ chức tại TP.HCM.

Đưa quan họ cổ lên sân khấu, nghệ sĩ Vượng râu khiến khán giả thích thú với 'Tết vạn lộc'

Đến hẹn lại lên, chương trình "Tết vạn lộc" mang đến cho khán giả những tiết mục hấp dẫn chào mừng năm mới 2024 với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ.

Xã hội tri thức - 4: Bài học rút ra

Blog GS John VU - GS John Vu - 27/07/2024 12:00
Ngày nay châu Á đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh công nghệ cao.

Nhiều người sẵn sàng bỏ việc nếu có thể kiếm sống từ mạng xã hội, song đời không như là mơ

Kỹ năng - Sơn Vân - 27/07/2024 11:00
Tạo nội dung trực tuyến hấp dẫn hơn công việc truyền thống với nhiều người, theo dữ liệu mới của nền tảng IZEA.

Tỷ phú Rockefeller ‘vạch mặt’: Kết giao với 2 KIỂU người này giống như nạp chất kịch độc

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 27/07/2024 10:00
Sở dĩ con cháu của Rockefeller có thể tiếp nối vinh quang và thành công cho đến ngày nay là nhờ sự giáo dục của gia đình.

Bộ sách Để con chăm sóc cha – mẹ: Hiếu thảo là bông hoa rực rỡ trong hành trình cuối đau thương

Từ sách - Phim - Lan Phương - 27/07/2024 09:00
"Để con chăm sóc cha” – “Để con chăm sóc mẹ” là câu chuyện cảm động và mang tính “chữa lành” cho không chỉ riêng những người chăm sóc mà còn là cơ hội để mỗi chúng ta nhìn nhận trong mối quan hệ với gia đình – những người thân yêu nhất.

Những điều tôi học được về phương pháp thiền từ Krishnamurti

Từ sách - Phim - Quìn - 27/07/2024 08:00
Thiền, theo Krishnamurti, không chỉ là một kỹ thuật hay phương pháp cụ thể mà là một trạng thái của tâm trí vào thời điểm hiện tại. Dưới đây là những bài học sâu sắc tôi đã rút ra được từ triết lý thiền của ông:

Xã hội tri thức - 3: Thế giới phẳng

Blog GS John VU - GS John Vu - 26/07/2024 12:00
Mấy hôm trước, tôi thấy một bài báo hay về công nghệ thông tin ở Nairobi, Kenya như sau:

Chàng trai Việt chinh phục mục tiêu đi 200 nước: Hành trình chông gai và thành quả đầy ấn tượng

Phong cách sống - Hạ Linh - 26/07/2024 11:00
Hành trình chinh phục các miền đất khắp nơi trên thế giới của travel blogger Kẻ Du Mục khiến cho nhiều người phải trầm trồ và ngưỡng mộ.

Ngoài 40 tuổi, những người có được mọi thứ trong tay đều dùng chung một công thức

Suy ngẫm - Diệu Đan - 26/07/2024 10:00
Khi đến tuổi trung niên, biết cách từ bỏ sự liều lĩnh, đối đầu và học cách chấp nhận và thích nghi, biết thời cơ, nắm bắt vận may và chấp nhận số phận là sự tỉnh táo hiếm có.

Bộ sách Để con chăm sóc cha mẹ - Những trang sách tràn đầy tình thương và hiếu thảo

Từ sách - Phim - TĐ - 26/07/2024 09:00
Cuốn sách này dành cho: Tất cả chúng ta, những người đã, đang và sẽ trải qua hành trình chăm sóc cuối đời cho những người thân yêu nhất.

Tài chính cho mọi người - 3 khái niệm đầu tư bạn cần nắm bắt 

Từ sách - Phim - Quìn - 26/07/2024 08:00
“Tài chính cho mọi người”: Top sách đáng đọc năm 2022 (theo Fortune). Top 15 best-seller hạng mục Education Funding trên Amazon sẽ mang đến cho bạn những khái niệm này.

Xã hội tri thức - 2

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/07/2024 12:00
Trong tương lai gần, xã hội tri thức sẽ yêu cầu mọi người học tập, tự tin vào khả năng học, sẵn lòng học điều mới, và sẵn sàng đối diện với thách thức của toàn cầu hoá.

Bạn nhìn thấy điều gì đầu tiên - bài test sẽ tiết lộ tính cách cùng sức mạnh tiềm ẩn bên trong

Thư giãn - Nguyệt - 25/07/2024 11:00
Bài trắc nghiệm có thể hé lộ nhiều điều bạn chưa biết bên trong nội tâm của mình.

Tỷ phú Rockefeller: Đừng lúc nào cũng nói ‘thất bại là mẹ thành công’, nhớ rằng con lợn có thể trèo cây nếu được ngợi khen!

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 25/07/2024 10:00
Bí quyết giàu có, giúp khối tài sản tăng lên nhanh chóng hoá ra không phải điều gì đó cao xa, mà đã được "ông vua" dầu mỏ thế giới đúc kết trong 4 điều.

Bộ sách ‘Để con chăm sóc cha – mẹ’ - Gánh nặng kép của người phụ nữ

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 25/07/2024 09:00
Tại nhiều quốc gia châu Á, phụ nữ không chỉ gánh phần lớn trách nhiệm chăm sóc gia đình mà còn phải nỗ lực làm việc để san sẻ kinh tế gia đình.

Từ mẹ đơn thân từng phải chăn bò, đến nữ tỷ phú giàu nhất nước Mỹ

Phong cách sống - Băng Băng - 25/07/2024 08:00
Câu chuyện đầy nghị lực của một người mẹ đơn thân phải đi làm bồi bàn nuôi con đến nữ đại gia giàu nhất nước không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 27/07/2024