Sự mặc cảm phương Đông và tương lai nhạc cổ điển phương Tây

Theo CAND17/10/2021 14:00
Sự mặc cảm phương Đông và tương lai nhạc cổ điển phương Tây

Truyện kể rằng hồi đó, nhà soạn nhạc nổi tiếng Johann Sebastian Bach có một vị khách thường ghé chơi nhà, đó là bá tước người Nga Keyserlingk.

Vị bá tước có ba người hầu, một trong số đó là anh chàng tên Goldberg, bản thân cũng là một nhạc công đàn harpsichord. Bá tước bị căn bệnh mất ngủ kinh niên nên đi đâu cũng cho Goldberg đi theo, để mỗi đêm, anh chàng chơi những bản nhạc dịu dàng giúp ông mau vào giấc ngủ.

Vậy là có một lần, khi trú tại tư gia của Bach, vị bá tước ngỏ ý nhờ Bach sáng tác cho Goldberg một vài bản nhạc vui vẻ, nhẹ nhàng giúp ông ngủ ngon. Lời đề nghị ấy là khởi điểm cho 30 bản biến tấu Goldberg Variations mà sau này được coi như một tòa tháp sừng sững của âm nhạc cổ điển, một bộ tác phẩm mà hầu như mọi nghệ sĩ dương cầm lớn đều có tham vọng thu âm.

Lang Lang đương nhiên là một trong những nghệ sĩ dương cầm lớn của thế kỷ 21. Từ nhà hát Carnegie Hall danh giá đến đêm trao giải Grammy, từ Nhà Trắng đến sân vận động 80.000 chỗ ngồi, đi đến đâu, Lang Lang cũng là hiện tượng. Báo chí phương Tây gọi anh này là “nghệ sĩ nhạc cổ điển nổi nhất hành tinh”, “siêu sao nhạc rock trong nhạc cổ điển”, “thần sấm piano”.

Anh đương nhiên cũng không thể bỏ qua Goldberg Variations của Bach. Dù đã thuộc lòng những bản nhạc này từ khi còn là một thiếu niên, nhưng phải đến khi gần tuổi 40, anh mới cảm thấy mình đã sẵn sàng để ghi âm chúng. Và anh ghi âm chúng. Thế nhưng, giới phê bình nước ngoài không mấy hào hứng, họ chê anh “diễn quá lố trong âm nhạc”: “Sự biểu cảm của anh chuyển thành sự cường điệu, thậm chí thô thiển”, theo nhà phê bình Anthony Tommasini của tờ Thời báo New York. Cái cách mà anh giảm tốc độ, kéo giãn âm nhạc của Bach khiến cho cấu trúc bản nhạc bị suy giảm, yếu ớt, biến mất trong sự diễn cảm thừa thãi. Còn cách mà anh lim dim mắt, bày tỏ cảm xúc qua nét mặt thì bị coi là làm dáng không cần thiết.

phuongdong1.jpg

Không nhiều nghệ sĩ độc tấu châu Á được thừa nhận như nghệ sĩ dương cầm Mitsuko Uchida 

Đây không phải lần đầu tiên Lang Lang, nghệ sĩ piano đình đám đến từ Trung Quốc, bị chỉ trích như vậy. Quá phô bày kỹ thuật, quá thiếu sự tinh tế, quá nhiều màu mè phô trương, quá ít “gu” thẩm mỹ. Và anh cũng không phải nghệ sĩ Châu Á đầu tiên chịu những chỉ trích như thế, dẫu rằng, chính Châu Á chứ không phải nơi nào khác có vẻ như là miền đất hứa trong tương lai của âm nhạc cổ điển phương Tây.

“Có một thời, tất cả những nghệ sĩ độc tấu nổi tiếng đều là người Do Thái. Mọi đứa trẻ Do Thái đều muốn lớn lên trở thành một nghệ sĩ violin. Giờ thì điều này đúng với cộng đồng người Châu Á”, nghệ sĩ violin nổi tiếng Joshua Bell nói (Joshua Bell cũng là người Do Thái). Chỉ cần lên Youtube thôi, bạn sẽ thấy vô vàn những video về những thần đồng âm nhạc Châu Á nhỏ tuổi khiến người ta phải thốt lên, có phải Mozart hồi nhỏ cũng chỉ đến thế là cùng hay không? Trong một đoạn clip, một học sinh 12 tuổi người Hàn Quốc diễn tấu bản Zigeunerweisen của Pablo de Sarasate đầy điêu luyện trong sự kinh ngạc của mọi người, và bên dưới, người ta để lại bình luận rằng: “Dù bạn làm gì đi nữa thì sẽ luôn có một đứa bé Châu Á làm điều đó xuất sắc hơn bạn”.

Thế nhưng, khi nhắc tới những nghệ sĩ độc tấu Do Thái của thế kỷ 20 như Arthur Rubinstein, Vladimir Horowitz, Martha Argerich, Daniel Barenboim trên phím piano hay Yehudi Mehunin, Issac Stern, David Oistrakh cùng cây đàn violin, trái tim những người đam mê cổ điển lập tức trùng xuống với một lòng kính ngưỡng vô bờ. Những đĩa than các bản thu âm của họ được lùng sục, được lưu giữu như một kỷ vật không thể thiếu trong những bộ sưu tầm âm nhạc giá trị.

Tên họ dường như đã hòa làm một vào vẻ đẹp vĩnh viễn của thứ nhạc cụ mà họ chơi, diễn tấu của họ trở thành chuẩn mực, cách họ biểu diễn khiến ta tin rằng đó là cách mà âm nhạc của Mozart, Beethoven, Chopin, Profikiev,… nên được chơi. Nhưng những nghệ sĩ độc tấu nổi tiếng đến từ Châu Á như Lang Lang, như Lý Vân Địch, Yuja Wang, Sarah Chang, Yo-yo Ma, Lim Ji-young thì hiếm khi đạt đến vẻ thần thánh như vậy. Họ cứ việc cháy vé trong các buổi trình diễn, họ cứ việc tạo nên hiệu ứng xã hội, họ cứ việc trở thành thần tượng của công chúng trẻ tuổi, họ cứ việc kết hợp với những dàn giao hưởng uy tín nhất thế giới, nhưng không bao giờ họ được thực sự thừa nhận.

Hãy cứ nhìn biệt danh báo chí đặt cho họ thì ta sẽ thấy. Lang Lang là “nghệ sĩ dương cầm nổi nhất hành tinh” ư? Đó là lời tụng ca hay giấu sau nó là sự mai mỉa? Bản chất vẻ đẹp của một bản diễn tấu piano đâu nằm ở chỗ “nổi nhất hành tinh”? Khi so sánh với những biệt danh xưa kia của Vladimir Horowitz - “quỷ Satan của cây piano”, hay Arthur Rubinstein - “Vua Arthur”, hay Martha Argerich – “Sư tử cái”, ta sẽ thấy hiển hiện cái điều mà một nghệ sĩ violin Hàn Quốc từng chia sẻ, rằng trong mắt “họ” – người phương Tây, nghệ sĩ Châu Á chỉ là “một bầy robot máy móc”.

Đôi khi, cũng sẽ có những ngoại lệ, chủ yếu là những tên tuổi đến từ Nhật Bản. Như “Quý bà” Mitsuko Uchida chắc chắn được công nhận như một trong những người chơi Mozart và Schubert tinh tế, sang trọng và sâu sắc nhất, những bản diễn tấu piano của bà tỉnh táo mà phiêu lưu, vừa đầy sức nặng vừa đầy tự do, và tên bà được thốt lên với niềm thành kính như khi thốt lên tên của Rachmaninov. Song, trường hợp kiệt xuất như vậy thì không thể lấy làm một trường hợp điển hình của nghệ sĩ châu Á hiện đại.

Vậy mà, có lẽ chính phẩm chất đầy vẻ phô trương như những ngôi sao rock nơi các nghệ sĩ châu Á là thứ mà nhạc cổ điển hiện nay cần. Trong một thế giới luôn đòi hỏi sự chú ý, nhạc cổ điển cũng phải gây sự chú ý nếu muốn còn ở trong tầm mắt công chúng. Trong một thế giới con người luôn trong trạng thái vội vàng, hối hả, không nhiều người đủ kiên nhẫn để tìm kiếm vẻ đẹp tịch mặc, thư thái, duyên dáng, tinh vi nơi lối diễn tấu cổ điển.

Ngược lại, người ta có thể cảm được ngay lập tức cái gì bày ra ấn tượng trước mắt, kiểu như đôi bàn tay chạy phím với tốc độ chóng mặt của Yuja Wang hay điệu bộ giằng xé như bị âm nhạc nhập của Lang Lang. Với những đôi tai sành nhạc, đó có thể là những màn diễn tấu vô hồn, nhưng chúng lại “sướng mắt”, và nói cho cùng đôi tai có còn ở vị trí tối thượng đối với âm nhạc hay không? Trong nhạc đại chúng, đã từ lâu khán giả chuyển sang thời đại nghe – nhìn, thời đại của video, của MV, của Youtube, của Tiktok. Bộ trang phục của âm thanh chính là hình ảnh. Và nhạc cổ điển có thể đi chậm hơn trước những trào lưu mới, nhưng không có nghĩa nó có thể cách ly mình khỏi thời đại.

Đáng nói hơn tất thảy, nguồn năng lượng Châu Á không chỉ dồi dào trong những nghệ sĩ, mà còn trong lớp khán giả hiện đại. Nói như Joshua Bell, người đã đi lưu diễn khắp năm châu bốn bể, chỉ có ở Châu Á là ông cảm thấy mình như một siêu sao và khán giả vô cùng cuồng nhiệt. Trong khi ở chính Châu Âu, thị phần nhạc cổ điển ngày càng thu bé lại, một đĩa nhạc bán được vài ngàn bản đã được coi là bán chạy, thì ở Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, nhạc cổ điển ngày càng được ưa chuộng.

Nhà báo Hong Kong Ken Smith viết: “Trung Quốc là thị trường duy nhất mà nhạc cổ điển còn phát triển. Bạn thấy những phòng hòa nhạc mới được xây dựng khắp nơi”. Dù có thành kiến với Lang Lang đến mấy thì báo chí phương Tây cũng phải thừa nhận rằng: “Nhạc cổ điển đang hướng về Trung Quốc với niềm hy vọng” hay “Tương lai của nhạc cổ điển là Trung Quốc”.

phuongdong2.jpg

Bìa album biểu diễn các bản Goldberg Variations của Lang Lang

Kể từ lần đầu tiên Beethoven được giới thiệu ở Trung Quốc vào năm 1906 trong một bài báo với tựa đề “Nhà hiền triết của âm nhạc”, nhạc cổ điển phương Tây đã mang một ý nghĩa đặc biệt về văn hóa với người Hoa. Nó không chỉ là âm nhạc mà còn đại diện cho sự văn minh, sự khai sáng, cho tầng lớp trí thức bậc cao, cho những gia đình thượng lưu. Biết chơi một nhạc cụ như violin hay piano là biểu tượng cho sự quý tộc, hiểu biết.

Ta hẳn còn nhớ tác phẩm “Khúc Chiến Ca của Mẹ Hổ”, trong đó tác giả Amy Chua, một người phụ nữ gốc Hoa, tự hào kể lại thành tích đào tạo nên những đứa con xuất chúng, trong đó có việc buộc các con phải học chơi nhạc cụ bài bản. Tâm lý ấy cũng đúng với những nền văn hóa gần với Trung Quốc như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Sự mặc cảm thua thiệt của người Châu Á sau hàng trăm năm khiến cho ta luôn nhìn về âm nhạc cổ điển phương Tây như thành lũy cuối cùng mà nếu vượt qua đó, ta sẽ nắm bắt được tinh hoa và tư tưởng của họ.

Sự mặc cảm cũng hẳn cũng lý giải tại sao nhiều nghệ sĩ Châu Á có xu hướng làm dáng, trưng trổ, muốn tất cả đều nhận ra mình, đều trầm trồ về mình. Thái độ sùng kính mà quyết liệt này khác hẳn với sự chán chường mà giới trẻ Châu Âu dành cho di sản cha ông họ để lại, và đến một lúc, người châu Âu hẳn sẽ thấy những người viết tiếp lịch sử âm nhạc cổ điển phương Tây có khi lại là những người đến từ vùng đất mà họ từng mang tham vọng chinh phục.

Thực tế ấy có thể có nghĩa là nhạc cổ điển sẽ khác, rất khác so với những gì ta đã biết, đã yêu. Nhưng, ta cũng đâu biết thực sự thì Mozart hay Beethoven đã chơi những bản nhạc của họ ra sao và muốn những bản nhạc của họ được chơi thế nào? Ngay cả những gì ta yêu hẳn cũng rất khác so với những gì đã từng được yêu. Cho nên, dù nhạc cổ điển đổi khác theo cách nào, điều quan trọng nhất là nó vẫn đang đổi khác. Tiến về đâu cũng được, tiến về đâu cũng tốt hơn là đứng nguyên một chỗ.


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Giai điệu xoa dịu tâm hồn khiến người lớn cũng muốn được nghe hát ru

Có người nghe "Sleepsong" để tìm êm dịu cho tâm hồn mình, có người dùng để hát ru con ngủ, có người bật ca khúc lên trong những giờ phút cuối cùng của một người thân...

Nhà thiết kế Nguyễn Công Trí xuất hiện trên tạp chí Hollywood Reporter

Tờ tạp chí điện ảnh Hollywood Reporter mới đây đã đăng tải 3 nhà thiết kế thảm đỏ đang nổi hiện nay, trong đó có NTK Nguyễn Công Trí.

Từ diều sáo, nhớ thi sĩ Quang Dũng và 'Mắt người Sơn Tây'

"Cây sáo thần” ấy là niềm tự hào của người nông dân Việt, và bây giờ là niềm tự hào của cả quốc gia biết đưa nhạc sáo lên giữa trời xanh.

Báo Hàn đăng tải những lùm xùm liên quan đến hoạt động từ thiện của nghệ sĩ Việt

Tờ Asean Daily News của Hàn Quốc hôm 15.10 đã nhắc đến một số nghệ sĩ Việt với những "ồn ào" liên quan đến hoạt động từ thiện.

MV Easy on me của Adele đạt 10 triệu view sau 5 tiếng ra mắt

Hôm nay 15/10, đĩa đơn đầu tiên trong album "30" mang tên "Easy On Me" đánh dấu sự trở lại của Adele với sự nghiệp ca hát sau 6 năm nghỉ ngơi đã chính thức được trình làng.

Thổn thức với thư tình của Trịnh Công Sơn trên podcast ‘Nắng thủy tinh’

Những bức thư tình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gửi người yêu Dao Ánh được phát trong chuỗi podcast chủ đề "Nắng thủy tinh" đã làm lòng ta thổn thức.

Công chúng phản ứng vì MV Ateo nóng bỏng ghi hình trong nhà thờ

Rapper C. Tangana và nữ ca sĩ Nathy Peluso đã quay một MV nóng bỏng bên trong nhà thờ chính tòa Toledo ở thành phố Toledo, Tây Ban Nha.

Phong trào chụp ảnh cho thú cưng nở rộ tại Trung Quốc

Chụp ảnh thú cưng đang nở rộ tại Trung Quốc khi có rất nhiều người sẵn sàng trả hàng nghìn nhân dân tệ để sở hữu một bức ảnh chân dung thú nuôi của mình.

5 mẹo sử dụng ChatGPT hữu ích có thể bạn chưa biết

Kỹ năng - Sơn Vân - 21/11/2024 12:00
Nhiều người sử dụng ChatGPT để tạo công thức nấu ăn hoặc viết email công việc. Nick Turley, trưởng bộ phận sản phẩm của OpenAI, vừa chia sẻ 5 mẹo hữu ích mà người dùng ChatGPT có thể chưa biết hoặc muốn thử nghiệm.

Cuộc khủng hoảng cô đơn

Phong cách sống - Chi Chi - 21/11/2024 11:00
Sống giữa thành phố đông đúc nhưng nhiều người không thể tìm được một người để trò chuyện.

“Mẹ làm mọi thứ vì tốt cho con” là tình yêu độc hại nhất

Suy ngẫm - An Chi - 21/11/2024 10:00
Có một kiểu tình yêu độc hại của người mẹ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đứa trẻ.

Biến tiềm năng thành tài năng - Càng mắc nhiều lỗi, bạn càng tiến bộ nhanh hơn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 21/11/2024 09:00
Phần lớn chúng ta đều không thích phạm lỗi vì nỗi sợ bị đánh giá, nhưng giáo sư Adam Grant đã chỉ ra rằng để có thể phát triển, bạn phải dám mắc lỗi nhiều hơn.

Lời khuyên dành cho thầy cô – Những chiêm nghiệm tâm huyết dành cho nghề giáo từ GS John Vu

Từ sách - Phim - Quìn - 21/11/2024 08:00
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách "Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô" (Beyond Teaching) của giáo sư John Vu mang đến những suy ngẫm sâu sắc và thiết thực về vai trò của người thầy trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/11/2024 12:00
Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số

Kỹ năng - Nhật Anh - 20/11/2024 11:00
Mã QR đang ngày một trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi nhưng lại vô tình tạo điều kiện để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Gửi lời tri ân qua trang sách

Tủ sách - Đan Thanh - 20/11/2024 10:40
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đã truyền cảm hứng và dìu dắt bao thế hệ trưởng thành.

“Bạn cần - tôi tặng (SAIGONGIVE)” group Facebook “cái gì cũng cho” ở Sài Gòn

Truyền cảm hứng - Phạm Trang - 20/11/2024 10:00
Sài Gòn - dưới cái dáng vẻ ngược xuôi ồn ã của phố thị, vẫn là những con người “quá trời dễ thương”.

Biến tiềm năng thành tài năng - Bí quyết giúp nền giáo dục của Phần Lan thành công

Từ sách - Phim - TĐ - 20/11/2024 09:00
Ở các trường học của Phần Lan, có một câu thần chú phổ biến là “Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ chất xám nào”.

Chiến thắng con Quỷ bên trong - Napoleon hill và bí mật đằng sau thành công

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 20/11/2024 08:00
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, những cơ hội và thách thức mới liên tục xuất hiện, tạo nên áp lực vô hình lên con đường thành công của mỗi người.

Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/11/2024 12:00
Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt.

5 dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đã bị cài mã độc

Kỹ năng - KV - 19/11/2024 11:00
Những dấu hiệu bất thường sau trên điện thoại đang phản ánh thiết bị gặp vấn đề và có khả năng cao đã bị cài mã độc, phần mềm độc hại mà bạn không hề hay biết.

3 nguyên tắc tỷ phú Elon Musk thường xuyên áp dụng

Phong cách sống - Đoàn Giang - 19/11/2024 10:00
Những nguyên tắc này có lẽ có thể áp dụng tương tự vào bất kỳ ai, bất kỳ việc gì.

Tự do – Như chim tung cánh

Tủ sách - FN - 19/11/2024 09:00
Osho đã bàn về nhiều chủ đề: tình yêu, cảm xúc, sự sáng tạo, từ bi,… Ở tác phẩm “Tự do – Như chim tung cánh”, ông bàn đến một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với tâm thức con người: tự do.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 22/11/2024