Cuốn sách “Sếp tồi” không phải là một tuyển tập những lời phàn nàn về các lãnh đạo xấu xa hay một bộ sưu tập những câu chuyện tiêu cực về những người sếp tồi tệ. Thay vào đó, đây là một bản hướng dẫn để bạn nghiêm túc xem xét vai trò của bạn trong guồng máy của tổ chức và chủ động làm những gì cần thiết để cải thiện các mối quan hệ tại nơi làm việc.
Cơ quan toàn cầu về văn hóa nơi làm việc The Great Place To Work Institute nhận thấy một đặc điểm nổi bật của các tổ chức được liệt kê trong danh sách “100 nơi làm việc tốt nhất” hằng năm là ở đó có tồn tại sự tin tưởng giữa các nhà quản lý với nhân viên của họ. Đồng thời, một nghiên cứu của Alex Edmans, giáo sư môn tài chính của Trường Kinh doanh London, đã chỉ ra rằng những công ty hàng đầu trong danh sách trên đã đạt được mức tăng trưởng giá trị cổ phiếu lên đến 50%.
Bất kể bạn đứng ở vị trí nào trong hệ thống cấp bậc của tổ chức, bạn đều có một người sếp (có thể là quản lý, giám đốc điều hành hoặc thành viên hội đồng quản trị), và mối quan hệ của bạn với sếp tác động đến năng suất làm việc mức độ hài lòng triển vọng nghề nghiệp và sức khỏe thể chất cũng như sức khỏe tâm thần của bạn theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.
Vì vậy, việc nuôi dưỡng các mối quan hệ tích cực ở nơi làm việc sẽ mang lại lợi ích chung cho tất cả mọi người. Đó cũng chính là điều mà tác giả Michelle Gibbings hướng tới trong cuốn sách “Sếp tồi: Làm gì khi bạn có một người sếp tồi phải quản lý sếp tồi, hay chính bạn là sếp tồi?”
Tác giả Michelle Gibbings là một chuyên gia về môi trường công sở, một người tận tâm muốn tạo ra những môi trường làm việc nơi cả cấp lãnh đạo lẫn các nhân viên đều có thể phát triển mạnh mẽ và đem đến những kết quả tích cực. Bằng niềm đam mê và sự ủng hộ tích cực dành cho các phương pháp làm việc cũng như phương pháp lãnh đạo, cô đã xây dựng được sang tiếng đáng chú ý với tư cách là diễn giả chủ chốt, nhà tư vấn và cố vấn điều hành được các doanh nghiệp hàng đầu và các tổ chức hàng đầu săn đón.
"“Sự thật là người ta không rời bỏ công việc, họ rời bỏ sếp của họ.”
Cuốn sách “Sếp tồi” không phải là một tuyển tập những lời phàn nàn về các lãnh đạo xấu xa hay một bộ sưu tập những câu chuyện tiêu cực về những người sếp tồi tệ. Thay vào đó, đây là một bản hướng dẫn để bạn nghiêm túc xem xét vai trò của bạn trong guồng máy của tổ chức và chủ động làm những gì cần thiết để cải thiện các mối quan hệ tại nơi làm việc.
Trong cuốn sách này, bạn sẽ được đọc những câu chuyện đời thực về các nhân viên đã thay đổi hoàn cảnh của họ, các vị sếp đã thay đổi phương pháp lãnh đạo của họ và các nhà lãnh đạo cao cấp hơn đã nhận ra vai trò mà họ cần đảm nhận nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo hướng tốt hơn.
Theo đó, cuốn sách mang đến ba góc nhìn, tương ứng với ba phần nội dung, để bạn hiểu rõ và cải thiện mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới trong tổ chức của mình.
Góc nhìn 1: Làm gì khi bạn có một người sếp tồi?
Với tư cách là một nhân viên, có lẽ bạn không quản lý người khác nên có thể có khuynh hướng chỉ muốn đọc phần nội dung này.
Có thể sếp đã không ghi nhận những đóng góp của bạn hoặc đánh cắp ý tưởng của bạn và nói với cấp trên rằng đó là ý tưởng của chính họ. Có thể bạn cảm thấy sếp phớt lờ hoặc không đánh giá cao nỗ lực của bạn. Có thể bạn thấy sếp quan tâm và khen thưởng quá mắc đối với những nhân viên mà bạn cho là được sếp “ưu ái”. Có thể bạn đã phải dành suốt mấy tiếng để hoàn thành một bản báo cáo nhưng chỉ nhận được những phản hồi tiêu cực từ sếp. Và bạn cảm thấy sếp đang tạo ra một môi trường làm việc tệ hại mà ở đó bạn bị buộc phải đối đầu với các thành viên khác trong nhóm.
Từ đó, bạn bắt đầu tự hỏi tại sao họ lại nói và làm như vậy, điều đó cho thấy họ nghĩ gì về bạn, điều đó thật không công bằng, bạn tin rằng họ là một người sếp tồi…
Nhưng theo tác giả Gibbings, đó chỉ là những cái nhìn chủ quan, bạn có thể quyết định điều gì là thực tế và điều gì là hư cấu. Bạn sẽ có cách diễn giải của riêng mình về những gì đang diễn ra, và rất có thể sếp của bạn lại nhìn nhận mọi việc theo cách khác. Từ quan điểm đó, tác giả giúp bạn tự đánh giá lại vị trí của bản thân và tìm ra được chiến lược hành động cho mình.
Bằng cách đặt những câu hỏi như:
Khi trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ biết đã phát huy hết khả năng của mình trong công việc hằng ngày hay chưa. Bởi vì trước khi đánh giá sếp, bạn cần nhìn nhận lại bản thân mình trước, xem liệu bạn có phải là kiểu người mà chính bản thân bạn cũng muốn làm việc cùng hay bạn vẫn cần phải cải thiện.
Để giúp bạn đánh giá bản thân một cách hiệu quả, tác giả đã đưa ra những bảng tiêu chí đánh giá, từ đó hiểu rõ hơn bản thân và hiểu rõ hơn lý do sếp mình cư xử và hành động như vậy.
"“Tìm cách trả thù sếp không phải là một chiến lược hiệu quả để cải thiện tình hình ở nơi làm việc.”
Tiếp đến, để cải thiện tình hình, cuốn sách sẽ giúp bạn lập chiến lược theo các bước để tái định hình vai trò của bạn.
Góc nhìn 2: Khi bạn phải quản lý sếp tồi
Nếu bạn nhận thấy mình đang lãnh đạo một nhà quản lý làm việc không hiệu quả thì phần nội dung này là góc nhìn dành cho bạn. Nếu cấp dưới của bạn đang quản lý nhân viên không hiệu quả thì nghĩa là bạn đang gặp vấn đề và bạn phải có trách nhiệm giải quyết vấn đề đó.
Trước hết, các nhà lãnh đạo cần đánh giá tình hình thực tế và đánh giá chính mình vì nếu bản thân bạn cũng lãnh đạo yếu kém thì mọi lời góp ý bạn đưa ra cho các lãnh đạo cấp dưới đều giống như chuyện “chó chê mèo lắm lông”. Tác giả Gibbings đã chỉ ra có 2 khía cạnh cần đánh giá trong vấn đề này:
"“Trước khi đánh giá hiệu quả làm việc của các lãnh đạo cấp dưới, hãy tự đánh giá và suy ngẫm về tình hình thực tế trong công tác lãnh đạo của chính bạn.”
Một nhà lãnh đạo phải nhận thức rõ được vấn đề, có trách nhiệm phải tự tìm hiểu vấn đề và có thể phải thay đổi góc nhìn về sự việc. Tác giả đã đưa ra dấu hiệu để các lãnh đạo có thể nhận thức tình hình. Chẳng hạn như những quản lý tồi thường có các biểu hiện: Họ có hành vi bất nhất; họ không bao giờ nhận lỗi; họ không thỏa hiệp; họ không quan tâm nhóm của họ…
Là sếp của sếp, bạn có thể chọn phớt lờ những vấn đề xảy ra nhưng vấn đề sẽ không thể tự biến mất nếu bạn không giải quyết.
Tác giả sẽ giúp các nhà lãnh đạo xác định chiến lược hành động để giải quyết các vấn đề dựa vào nguyên nhân cốt lõi.
Tác giả sẽ giúp bạn xem xét cả 3 yếu tố để có thể giải quyết vấn đề một cách toàn diện và có cách tiếp cận đa chiều.
Góc nhìn 3: Khi chính bạn là sếp tồi
Nếu bạn đang quản lý con người, thậm chí dù chỉ một người, thì tức là bạn đang giữ vai trò lãnh đạo. Phần 3 của cuốn sách sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hành vi lãnh đạo của mình và xác định xem bạn đã đạt tiêu chuẩn hay chưa.
Với cương vị là một người sếp hoặc lãnh đạo, có thể bạn:
không được trang bị đầy đủ kỹ năng để làm tốt vai trò này
đang làm việc cho một người sếp luôn đặt ra những đòi hỏi vô lý đối với bạn
không tự nhận thức được khả năng lãnh đạo của bản thân
không nhân thấy tác động mình gây ra cho các nhân viên và đồng nghiệp
gặp khó khăn trong việc đối phó với áp lực
đang làm việc trong môi trường tệ hại
không biết thế nào là một nhà lãnh đạo giỏi
Tác giả Gibbings nhận định rằng bạn không thể cải thiện năng lực lãnh đạo của mình cho đến khi xác định được những yếu tố căn bản hoặc yếu tố bên ngoài góp phần ảnh hưởng đến nó. Vì thế, tác giả mang đến cho bạn 7 tiêu chí lãnh đạo, bao gồm:
Đối với mối tiêu chí, bạn sẽ tự đánh giá bản thân, tự xác định bất kỳ thiếu sót nào đang cần cải thiện. Trong mỗi tiêu chí, tác giả cung cấp cho bạn những bảng câu hỏi và các mức độ “thẻ vàng”, “thẻ xanh” và “thẻ đỏ” tượng trưng cho các hành vi tích cực để giúp xác định xem bạn có đang phát huy tối đa khả năng lãnh đạo của bạn hay chưa.
Từ những đánh giá ấy, tác giả sẽ giúp nhà lãnh đạo tạo ra cẩm nang lãnh đạo của riêng mình dựa trên các tiêu chí lãnh đạo trước đó. Cuốn cẩm nang mà tác giả giúp các nhà lãnh đạo tạo nên bao gồm những bước hành động chi tiết. Cụ thể:
Bên cạnh đó, tác giả cũng hướng dẫn bạn thiết lập và nuôi dưỡng các thói quen của nhà lãnh đạo để bạn thể hiện bản thân tốt nhất trong công việc, như là: tránh xa các khuôn mẫu, phát huy điểm mạnh của nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên…
Qua các phần của nội dung cuốn sách, có thể kết luận rằng bất kể bạn đang ở cấp bậc nào trong hệ thống phân cấp của tổ chức, mỗi ngày bạn đều có cơ hội thể hiện khả năng lãnh đạo, và thường thì người mà bạn cần lãnh đạo nhất chính là bản thân bạn.
Không ai muốn mình bị gắn mác “sếp tồi”. Đó là lý do xuyên suốt cuốn sách, bạn sẽ tìm thấy nhiều phần “Phút tự vấn” để giúp bạn suy ngẫm về một vài câu hỏi có liên quan đến các vấn đề.
Việc định hình các mối quan hệ các mối quan hệ là nỗ lực của cá nhân lẫn tập thể. Và có thể môi trường làm việc có những khía cạnh mà chúng ta không thích hoặc không thấy tự hào về nó, nhưng mỗi người phải chịu trách nhiệm nhìn nhận vai trò của mình, học hỏi từ trải nghiệm của chính mình và cởi mở với sự phát triển cũng như thay đổi.