Sau kim chi và hanbok, Trung - Hàn lại tranh chấp quyết liệt một nhà thơ

Anh Tú21/02/2021 21:00
Sau kim chi và hanbok, Trung - Hàn lại tranh chấp quyết liệt một nhà thơ

Sau kim chi và hanbok, Trung Quốc và Hàn Quốc lại có tranh chấp quyết liệt liên quan một nhà thơ là Yun Dong-joo hay Doãn Đông Trụ.

Bộ ngoại giao Hàn Quốc đã liên hệ với Bắc Kinh để giải quyết tranh chấp trên mạng giữa công dân hai bên về cố nhà thơ Yun Dong-joo, người sinh ra ở Mingdong, một ngôi làng ở phía đông bắc Trung Quốc ngày nay.

Yun - con trai của một người theo đạo Thiên chúa Hàn Quốc đã rời bán đảo Triều Tiên vào cuối thế kỷ 19 để thoát khỏi nạn đói. Ông tham gia vào cuộc đấu tranh chống lại đế quốc Nhật Bản khi cả bán đảo và đông bắc Trung Quốc, trong lịch sử được gọi là Mãn Châu, bị Nhật Bản chiếm đóng.

Vào năm 2012, chính quyền ở làng Mingdong - nằm ở thành phố Long Tỉnh, tỉnh Cát Lâm của Trung Quốc - đã chuyển ngôi nhà của tổ tiên nhà thơ thành một điểm thu hút khách du lịch. Một tấm bảng gần lối vào đã mô tả Yun, người mà người Hàn Quốc gọi là Yoon, là "nhà thơ yêu nước dân tộc Triều Tiên thuộc Trung Quốc" (nguyên văn Trung Quốc dân tộc Triều Tiên ái quốc thi nhân).

yun-1.jpg

Nhưng tấm bảng này, cũng như mô tả về Yun trên trang web Baidu Baike (dạng Wikipedia của Trung Quốc), đã bị Seo Kyoung-duk, một giáo sư tại Đại học Sungshin ở Seoul, chỉ trích là "xuyên tạc lịch sử". Bài chỉ trích rất dài được giáo sư Seo đăng trên Facebook về chủ đề này vào tuần trước.

Seo nói, vấn đề bắt nguồn từ việc Baidu Baike sử dụng từ chaoxianzu (Triều Tiên tộc) - thuật ngữ chính thức chỉ người dân tộc Triều Tiên sống ở Trung Quốc - để mô tả không chỉ Yun, mà còn một danh sách dài những người Triều Tiên đáng chú ý khác, gồm cả nhà hoạt động độc lập Lee Bon-chang và Yoon Bong-gil; Thậm chí, danh sách còn có cả Vua Sejong của triều đại Josean trong lịch sử Triều Tiên (1392–1897); và cả những người nổi tiếng sinh ra ở Hàn Quốc thời hiện đại như vận động viên trượt băng nghệ thuật Kim Yuna và nữ diễn viên Lee Young-ae.

Một quan chức từ Bộ Ngoại giao Hàn Quốc giấu tên xác nhận rằng họ đã liên hệ với Trung Quốc để thảo luận về "vấn đề nhạy cảm liên quan đến tinh thần dân tộc".

Vị quan chức này cho biết: nền tảng tiếng Trung (Baidu Baike) có lịch sử mô tả sai về người Triều Tiên nổi tiếng là chaoxianzu. Thậm chí, Seoul đã phải yêu cầu sửa chữa các trang nói về cựu tổng thống, nhà hoạt động độc lập Kim Ku và ngôi sao K-pop Psy.

Giáo sư Seo trong bài phỏng vấn với This Week In Asia, đã đề cập đến sự gia tăng phổ biến của văn hóa Hàn Quốc trên toàn cầu trong những thập kỷ gần đây gây cảm giác khó chịu đối với người Trung Quốc. Trước sự trỗi dậy của làn sóng Hàn, lòng yêu nước của Trung Quốc bị tổn thương. "Tôi thực sự nghi ngờ Bắc Kinh đứng sau tất cả."

Người dùng internet Trung Quốc và các truyền thông nhà nước Trung Quốc đều nhanh chóng phản bác quan điểm của Seo khi ông nêu quan điểm trên mạng xã hội.

Trên nền tảng Weibo, thẻ bằng tiếng Trung Quốc "Giáo sư Hàn Quốc yêu cầu Nhà thơ dân tộc Triều Tiên được đổi thành người Hàn Quốc" đã được sử dụng hơn 490 triệu lần trong tuần qua.

Trong khi đó, tờ Global Times (phụ san của Nhân dân nhật báo) cáo buộc Seo cố gắng thu hút sự nổi tiếng bằng cách kích động tranh chấp văn hóa.

Seo - người gần đây đã viết bài PR trên The New York Times để quảng bá kim chi như một món ăn thuần túy của Hàn Quốc, phản bác lại việc truyền thông Trung Quốc coi món ăn này với pao cai (phao thái – món đồ chua ở Tứ Xuyên). Seo trong bài đăng trên Facebook cho biết đã đệ đơn khiếu nại với Baidu Baike lần đầu tiên vào 30.12 năm ngoái nhân dịp sinh nhật của Yun và lại vừa khiếu nại một lần nữa vào ngày 16.2, ngày mất của nhà thơ. Chỉ có điều, không có thay đổi nào diễn ra.

Tranh chấp về nguồn gốc của Yun đã không làm nổi sóng dư luận trên Internet Hàn Quốc như vụ kim chi, mặc dù một số vẫn lên các cổng thông tin của Hàn Quốc để bày tỏ cảm xúc của họ.

"Nếu Yoon là người Trung Quốc, ông ấy sẽ viết thơ bằng tiếng Trung", một người dùng viết. Ngay cả hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc, cho biết nhà thơ hầu như chỉ viết bằng tiếng Hàn.

"Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu người Trung Quốc tuyên bố Hangeul (bảng chữ cái Hàn Quốc) cũng thuộc về họ", một người dùng khác nêu quan điểm

Về phía Trung Quốc, Global Times trích dẫn Lu Chao, giám đốc Viện nghiên cứu Borderland thuộc Học viện Khoa học Xã hội Liêu Ninh, nói rằng Yun “nên trở thành cầu nối để tăng cường giao tiếp văn hóa ở cả hai quốc gia thay vì được sử dụng để chia rẽ nhau".

Nhưng một nhà nghiên cứu Hàn Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh, người yêu cầu giấu nói với This Week In Asia rằng gọi Yun là "người Trung Quốc" là không chính xác, vì khu vực nơi ông và hàng nghìn người Hàn Quốc khác sinh sống cũng là thuộc địa của Nga và Nhật Bản vào thời điểm đó.

“Tôi nghĩ rằng chỉ nên sử dụng là 'dân tộc Triều Tiên' để mô tả Yun vốn không phải thuộc một phần của những gì ngày nay được gọi là Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên hay Hàn Quốc," nhà nghiên cứu nói. Đồng thời, ông cũng đề cập đến thực tế là cả ba thực thể trên đều ra đời sau khi Yun chết trong nhà tù Nhật Bản năm 1945 khi mới 27 tuổi.

Tác phẩm của Yun, được xuất bản sau khi được xuất bản trong thi tập có tựa đề “The Heavens, the Wind, the Stars and Poet” (Trời, gió, sao và thơ), vẫn được sử dụng rộng rãi trong sách giáo khoa ở Hàn Quốc.

Trung Quốc là nơi sinh sống của khoảng 2 triệu người dân tộc Triều Tiên, những người được chính thức công nhận là thành viên của một trong 55 nhóm dân tộc thiểu số Trung Quốc.

Nhiều người sống ở Yanbian, một quận tự trị của tỉnh Cát Lâm, nơi gàn đây các trường học có các lớp học bằng tiếng Quan Thoại và tiếng Hàn. Một phán quyết của cơ quan lập pháp hàng đầu của Bắc Kinh vào tháng 1 năm ngoái đã tuyên bố hành vi này là vi hiến.

Yun Dong-ju sinh ra ở Long Tỉnh, Cát Lâm, Trung Quốc. Ông là con cả của gia đình có bốn đứa con, bố là Yun Yeong-seok và mẹ là Kim Yong. Năm 1932, ông vào trường trung học ở Long Tỉnh, sau đó trở về Triều Tiên, năm 1936 ông tiếp tục học trung học ở Bình Nhưỡng. Sau khi trường bị đóng cửa, ông trở về Long Tỉnh và vào học tại Học viện Gwangmyeong. Năm 1941 ở tuổi 23, ông tốt nghiệp trường Kỹ thuật Yonsei (nay là Đại học Yonsei). Thời gian này ông đã viết nhiều bài thơ và đem tập hợp 19 bài để xuất bản với tên gọi là “Trời, gió, sao và thơ” . Tuy nhiên, cuốn sách đã không được in ra vì sự kiểm duyệt.

Năm 1942, Yun Dong-ju đi sang Nhật và vào học khoa Văn học Anh tại Đại học Rikkyo ở Tokyo. Sáu tháng sau, ông chuyển đến Đại học Doshisha ở Kyoto. Ngày 14 tháng 7 năm 1943 ông bị cảnh sát Nhật Bản bắt giữ và bị giam tại Đồn cảnh sát Kamogawa ở Kyoto. Năm sau, tòa án khu vực Kyoto kết án ông hai năm tù về tội đã tham gia vào Phong trào Độc lập của Triều Tiên. Ông bị giam ở Fukuoka, nơi ông qua đời vào tháng 2 năm 1945.

Thơ của ông cuối cùng đã được công bố vào năm 1948, khi ba tập bản thảo viết tay đã được xuất bản dưới một tên gọi chung là “Trời, gió, sao và thơ”. Với sự ra đời của cuốn sách này Yun Dong-ju được công nhận là một nhà thơ kháng chiến ở vào giai đoạn cuối của sự chiếm đóng.

Tháng 11 năm 1968, Đại học Yonsei với sự tham gia của một số tổ chức khác, đã thành lập quỹ để cung cấp tài chính cho Giải thưởng thơ Yun Dong-ju.
Thơ của Yun Dong-ju được dịch nhiều sang tiếng Anh. Tiếng Việt có bản dịch của Nguyễn Viết Thắng với khoảng 20 bài.
Theo Wikipedia

Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Kịch ‘Tiếng chim vườn ngọc’: Áp lực trên vai diễn viên trẻ

"Tiếng chim vườn ngọc" là tên mới của vở "Tiếng chim vườn ngọc lan" - vở kịch từng thành công vang dội tại sân khấu 5B Võ Văn Tần (TP.HCM) cách đây 25 năm.
2

Chuyện về đàn khỉ tinh khôn ở núi Két, An Giang

Núi Két, còn gọi là Anh Vũ Sơn, nằm trong dãy Thất Sơn của tỉnh An Giang và ẩn chứa nhiều huyền tích rất ly kỳ. Nơi đây, còn có câu chuyện về một đàn khỉ tinh khôn đã tồn tại hàng chục năm và đang quậy phá tưng bừng.

Tâm nguyện của nữ kiến trúc sư Việt giành lại sân chơi cho trẻ

Bản tin quốc tế cuối năm loan báo kiến trúc sư Chu Kim Đức được chương trình thường niên BBC 100 Women 2020 vinh danh trong Top 100 phụ nữ có ảnh hưởng và truyền cảm hứng trên khắp thế giới năm 2020. Điều này như một dòng suối mát lành chảy tràn trên những sa mạc hy vọng của một năm điêu tàn vì dịch

Chỉ vài tháng sau sinh Hồ Ngọc Hà đã lấy lại vóc dáng thon gọn, đâu là bí quyết?

Mới đây, hình ảnh ca sĩ Hồ Ngọc Hà mặc áo tắm đỏ khoe dáng trước biển lại một lần nữa khiến dân mạng chú ý. Điều đáng nói là bằng cách nào mà bà mẹ 3 con đã lấy lại vóc dáng nhanh sau lần sinh đôi vào tháng 11.2020.

NSND Trà Giang: Ngôi sao điện ảnh nức tiếng một thời tuổi U80 ra sao?

Hơn 20 năm từ ngày chồng mất, NSND Trà Giang tìm về niềm đam mê hội họa để quên đi nỗi buồn. Dù không còn xuất hiện trên màn ảnh nhưng bà vẫn luôn dõi theo các hoạt động của Hội Điện ảnh.

Tuần lễ thời trang New York ngày càng xa rời New York

Tuần lễ thời trang New York (New York Fashion week) là sàn diễn chính của các nhà thiết kế Mỹ, thế nhưng quan niệm này đã không còn đúng khi một số nhà thiết kế (NTK) chọn trình diễn ở nơi khác. Đại dịch COVID-19 càng khiến xu hướng này phát triển.

Đám tang tiễn biệt NSND Hoàng Dũng

Tại lễ tang của cố NSND Hoàng Dũng, gia đình đã chuẩn bị hoa cho người tới viếng. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên các nghệ sĩ và khách viếng đều ý thức đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn.

Mỹ Tâm chính thức lên tiếng về tin hẹn hò Mai Tài Phến

Cuộc đời mình, thứ mình không muốn công khai nhất đó là chuyện tình cảm. Cho đến khi nào mình lấy một ai đó thì mình sẽ thông báo rõ ràng chứ không phải là câu chuyện chắp vá lập lờ như hôm nay", nữ ca sĩ khẳng định!

Cô gái từng tuyệt vọng vì mọc lông ở ngực học cách yêu bản thân trở lại

Esther Calixte-Bea (24 tuổi), một cô gái đến từ Montreal, Canada, từng cảm thấy tuyệt vọng khi bị mọc lông trên ngực do những vấn đề liên quan tới hoóc-môn.

'Cô Xuyến' Hoàng Yến 'Về nhà đi con' nói gì về việc "tuyển phi công" sau khi ly hôn chồng?

Nữ diễn viên phim "Về nhà đi con" lên tiếng về phát ngôn "tuyển phi công" đang gây ồn ào sau khi công khai thông tin ly hôn người chồng thứ tư, kém tuổi.

Công nghiệp Ấn Độ

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/04/2024 12:00
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cảnh báo ngành công nghiệp CNTT của Ấn Độ đang đi tới sự thiếu hụt nhân công có kĩ năng cao. Họ nói Ấn Độ sẽ không thể đạt tới tỉ lệ tăng trưởng đúng với mục tiêu nếu vấn đề này không được giải quyết ngay tức khắc.

Việt Nam, dân tộc gầy nhất thế giới đang béo lên nhanh nhất

Phong cách sống - Thanh Long - 25/04/2024 11:00
Những đứa trẻ đang ăn kem và bim bim trước cổng trường, và đó là lúc 7 giờ sáng, trước giờ vào học của chúng.

35 tuổi là một cột mốc: Để thoát khỏi lo lắng và sống một cuộc sống ung dung tự tại

Suy ngẫm - Diệu Đan - 25/04/2024 10:00
Không lo lắng, không sợ hãi, thuận theo tự nhiên, mới có thể ung dung mà sống.

Người đàn bà trong tôi – Lệnh giám hộ, án tử đối với khả năng sáng tạo của Spears

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 25/04/2024 09:00
Tôi biết bên trong mình có một nội lực nào đó, nhưng tôi cảm nhận được nó đang dần yếu đi mỗi ngày. Theo thời gian, ngọn lửa trong tôi đã lụi tàn. Ánh mắt tôi không còn tia sáng nào nữa.

Sát-na này là thiên thu - Cái giá của cơn giận

Từ sách - Phim - Quìn - 25/04/2024 08:00
Thời gian chính là thứ vô thường nhất trên đời. Chúng ta không thể khiến thời gian dừng lại, càng không thể điều khiển thời gian tiến hay lùi. Thời gian vì thế rất quý báu. Chớp mắt, có khi chạm đến ngưỡng cuối của cuộc đời.

40 tác giả nổi tiếng nói gì về việc đọc sách

Kỹ năng - TĐ tổng hợp - 24/04/2024 11:00
Bất kỳ nhà văn vĩ đại nào cũng cần phải là một người ham đọc sách. Dưới đây là những câu nói của 40 tác giả nổi tiếng khi nói về việc đọc.

Nếu giỏi chụp ảnh bằng điện thoại và có kỹ năng photoshop, đây sẽ là công việc giúp giới trẻ kiếm bộn tiền

Phong cách sống - Nguyễn Phượng - 24/04/2024 10:00
Điện thoại thông minh không chỉ để giải trí, nó còn là phương tiện giúp nhiều bạn trẻ kiếm được một khoản thu nhập không nhỏ nhờ vào ứng dụng chụp ảnh.

Thích Đồng Tâm, 'từ bỏ' học vị, xuất gia viết sách giúp người an yên

Từ sách - Phim - Lưu Đình Long - VNN - 24/04/2024 09:00
“Mỗi một tác phẩm mang dấu ấn riêng về sự trải nghiệm Pháp (cuộc sống) vận hành theo từng giai đoạn khác nhau của quá trình tu học và chiêm nghiệm của bản thân tôi”, Đại đức Thích Đồng Tâm chia sẻ.

Nỗi đau này không thuộc về bạn - Khi nỗi đau cũng là một liều thuốc chữa lành

Từ sách - Phim - Quìn - 24/04/2024 08:00
Bởi nỗi đau cũng là một trong số những chất xúc tác giúp bạn kết nối với thế giới và trước khi bước vào kết nối rộng lớn ấy, bạn cần học cách kết nối với chính mình.

Phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/04/2024 12:00
Hiện nay phần mềm không còn là sản phẩm đem bán ra thị trường nữa mà là nhân tố bản chất chi phối cuộc sống của mọi người và ảnh hưởng chủ chốt cho nền kinh tế toàn cầu.

Ông Hoàng Nam Tiến: Đại học không phải cấp 4, hãy biến trí tuệ nhân tạo thành 'con sen', 'osin'

Kỹ năng - Ứng Hà Chi - 23/04/2024 11:00
Sinh viên cần bộc lộ khả năng làm chủ trí tuệ nhân tạo, tạo ra sự khác biệt chứ không phải dùng trí tuệ nhận tạo để tạo ra bài giải...

5 bí quyết giúp cuộc sống tiến vào trạng thái "ổn định"

Suy ngẫm - Trung Hạ - 23/04/2024 10:00
Sự thật về “ổn định” là gì? Gia đình có tài sản nhất định, cho dù gặp phải vấn đề gì cũng có thể giải quyết bằng số tiền này.

Bộ sách “Đủ duyên ta lại tương phùng” - Tìm bình yên trong từng ý niệm

Từ sách - Phim - Lan Phương - 23/04/2024 09:00
Những câu chữ trong bộ sách Đủ duyên ta lại tương phùng sẽ giúp độc giả có những phút dừng lại, chiêm nghiệm, từ đó, nhen lên trong lòng một chút ấm áp, thắp lên một chút bình an.

Người đàn bà trong tôi - Cô đơn trong chính gia đình mình

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 23/04/2024 08:00
Danh tiếng tạo nên thần tượng lớn và cũng chính danh tiếng khiến Britney Spears chìm trong khổ đau...

Sự phân chia công nhân công nghệ lớn lao

Blog GS John VU - GS John Vu - 22/04/2024 12:00
Với tấm bằng cử nhân về Khoa học máy tính, Rennie Sawade có thể kiếm việc làm dễ dàng trong ngành công nghệ phần mềm. Nhưng anh ta chỉ tìm được việc tạm thời, ngắn hạn kiểu như hợp đồng 5 tháng mà anh ta hiện đang làm tại một công ti ở Seattle.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 26/04/2024