Phim "Biệt động Sài Gòn" - tác phẩm kinh điển lập kỷ lục người xem

Hương Hồ27/12/2023 13:00
Phim "Biệt động Sài Gòn" - tác phẩm kinh điển lập kỷ lục người xem

Biệt động Sài Gòn" là bộ phim gắn liền với tên tuổi đạo diễn Long Vân. Tác phẩm kinh điển này được xem là một trong những thành công chói sáng của điện ảnh cách mạng Việt Nam.

Đạo diễn Long Vân qua đời sáng 24/12 tại Hà Nội. Sự nghiệp của ông ghi dấu ấn với nhiều tác phẩm điện ảnh kinh điển, trong đó nổi bật nhất là Biệt động Sài Gòn.

Phim Biệt động Sài Gòn - tác phẩm kinh điển lập kỷ lục người xem - 1

Đạo diễn Long Vân hưởng thọ 87 tuổi (Ảnh: Tư liệu).

Đây là bộ phim đầu tiên và duy nhất của điện ảnh Việt Nam tái hiện những sự kiện nổi bật của biệt động Sài Gòn trong chiến tranh Việt Nam. Ban đầu, đạo diễn Long Vân để tên tác phẩm là Thiên thần ra trận, nhưng cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - khi ấy là Bí thư Thành ủy TPHCM - biết được, đã góp ý đổi tên thành Biệt động Sài Gòn.

Theo cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, thiên thần chưa chắc đã lập được chiến công hiển hách như những chiến sĩ biệt động, đồng thời đặt tên là Biệt động Sài Gòn có thể lột tả chân thực được thực tế đã diễn ra. Thấy ý kiến quá chí lý, ngay sau khi làm xong tập 1, đạo diễn Long Vân đã đổi tên tác phẩm của mình.

Bộ phim gồm 4 tập: Điểm hẹn, Tĩnh lặng, Cơn giôngTrả lại tên cho em do Lê Phương và Nguyễn Thanh viết kịch bản, được bấm máy từ năm 1982 và kéo dài khoảng 4 năm.

Phim Biệt động Sài Gòn - tác phẩm kinh điển lập kỷ lục người xem - 2

"Biệt động Sài Gòn" do Lê Phương, Nguyễn Thanh viết kịch bản và được Long Vân làm đạo diễn là tác phẩm kinh điển của điện ảnh cách mạng Việt Nam (Ảnh: Tư liệu).

Biệt động Sài Gòn mô tả những cảnh chiến đấu với súng, mìn nổ, khói lửa và thương vong, nhưng chủ yếu vẫn là cuộc đấu trí căng thẳng của những chiến sĩ hoạt động bí mật trong lòng địch.

Đó là Tư Chung - Tư lệnh trưởng biệt động Sài Gòn - cùng người đồng đội Ngọc Mai phải đóng giả một cặp vợ chồng tư bản giàu có, ngày ngày chạm trán cùng kẻ thù. Họ không những phải bảo vệ an toàn tính mạng của bản thân, liên lạc với đồng đội, mà còn phải đối mặt với những tình huống vô cùng nan giải.

Trong khi đó, một nữ chiến sĩ biệt động khác - Huyền Trang - phải cải trang thành ni cô để che mắt quân địch.

Bên cạnh đó, còn có những người đồng đội gan dạ, mưu trí khác như Năm Hòa, Sáu Tâm, bà má hậu phương, em bé bán báo làm giao liên... Mỗi người một vị trí, vai trò khác nhau, cùng tạo nên sức mạnh quân dân.

Dù chỉ vỏn vẹn 4 tập nhưng tác phẩm có nhiều cảnh quay để lại ấn tượng sâu đậm. Đó là cảnh tra tấn ni cô Huyền Trang (NSƯT Thanh Loan), được đoàn phim sáng tạo nên từ lời kể của những chiến sĩ cách mạng bị giam cầm ở nhà tù Côn Đảo.

Cảnh Sáu Tâm (Thương Tín) nhảy cầu, địch bắn súng theo, được đạo diễn Long Vân khẳng định là cảnh quay rất nguy hiểm bởi dưới sông giăng thuốc nổ, mỗi lần nhảy xuống là có người giật dây cho thuốc nổ bắn tung nước lên thể hiện đạn của địch. 

Đạo diễn Long Vân cũng từng phải "mời gãy lưỡi" để con gái duy nhất của ông là diễn viên nhí Vân Dung mới chịu vào vai em bé bán báo. Cảnh phim cô bé bị địch tra tấn bằng cách thả vào thùng rắn độc khiến nhiều người không khỏi ám ảnh.

Chia sẻ về cảnh phim ấn tượng này, đạo diễn Long Vân từng kể, khi thực hiện cảnh Vân Dung bị địch tra tấn bằng cách thả vào thùng rắn độc, cô bé chỉ yêu cầu ông làm thế nào để rắn đừng thè lưỡi, trong khi ông lại cần quay rắn thè lưỡi mới gây sợ hãi.

Theo lời kể của đạo diễn Long Vân lúc sinh thời, ông đã thuê khoảng 20 con rắn của một nhà hàng chuyên bán rắn, thuê luôn cả nhân viên cửa hàng đóng vai người tra tấn để điều khiển rắn cho an toàn.

Ông giấu nhẹm chuyện những con rắn này đã bị nhổ hết răng và cắt bỏ nọc, đuôi bị cột chặt lại để Vân Dung kinh hoàng, khóc thét nhằm có được những thước phim chân thực nhất.

Phim Biệt động Sài Gòn - tác phẩm kinh điển lập kỷ lục người xem - 3

Diễn viên nhí Vân Dung thủ vai em bé bán báo trong cảnh phim cô bị địch tra tấn khiến người xem xót xa, ám ảnh (Ảnh: Chụp màn hình cắt từ phim).

Là bộ phim lấy bối cảnh chiến tranh, Biệt động Sài Gòn vẫn không thiếu đi sự thi vị được truyền tải nhẹ nhàng, khéo léo qua tình quân - dân, tình đồng đội và cả tình yêu lãng mạn của các chiến sĩ biệt động.

Xen giữa những cuộc đối đầu nảy lửa là những câu chuyện tình yêu giàu cảm xúc nhưng cũng nhiều nước mắt của các cặp đôi: Tư Chung - Huyền Trang, Ngọc Mai - Tư Chung, Sáu Tâm - Ngọc Lan…

Chính những điểm này đã giúp cho bộ phim dễ đi vào lòng người hơn so với các phim đơn thuần về đề tài chiến tranh ở thời điểm đó.

Thành công lớn nhất của phim Biệt động Sài Gòn không chỉ dừng lại ở những chiến công lẫy lừng của các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, mà còn bắt được "nhịp cầu lòng dân" từ thời chiến sang thời bình.

Những chiến sĩ biệt động không chỉ chiến đấu vì nhiệm vụ chung của tổ quốc mà còn sẵn sàng hy sinh tình cảm cá nhân vì vận mệnh của đất nước, của dân tộc.

Là đạo diễn nổi tiếng tài hoa, có nhiều tác phẩm điện ảnh rất thành công nhưng đạo diễn Long Vân lúc sinh thời vẫn nhấn mạnh rằng, Biệt động Sài Gòn luôn là một trong những "đứa con tinh thần" đặc biệt nhất trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của ông.

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã cho biết, kịch bản của phim Biệt động Sài Gòn được viết không liên tục. Sau khi trình chiếu 2 tập đầu thấy phim quá ăn khách, Cục Điện ảnh mới phát lệnh làm tiếp tập 3, rồi tập 4. Tuy nhiên, toàn bộ kịch bản vẫn rất chặt chẽ, liền mạch.

Có được điều này là nhờ biên kịch Lê Phương và đạo diễn Long Vân đã cùng nhau rà soát rất kỹ từng tình huống, từng cảnh quay trước đó để đi đến giải pháp tối ưu.

"Tôi còn nhớ, hai ông kể chuyện làm sao để diễn viên Thương Tín rời khỏi phim từ cuối tập 2 vì khi ấy nhân vật của Thương Tín đang gây ấn tượng mạnh. Để nhân vật này biến mất khỏi câu chuyện thì cần một tình huống thuyết phục, vậy là hai ông đã thống nhất để nhân vật của Thương Tín bị lộ, rồi hy sinh ở cầu Bình Lợi.

Để có tình huống này, hai ông đã lật đi lật lại các tình tiết, cài cắm lại các phân đoạn đã quay, và dẫn câu chuyện đến việc hy sinh ấy hợp lý đến mức nhiều khán giả xem đã khóc vì thương tiếc nhân vật", bà Trịnh Thanh Nhã kể.

Nữ biên kịch cũng cho rằng, trường hợp sáng tác kịch bản như vậy khá hy hữu vì có thể dẫn đến sự chắp vá, khiên cưỡng. Nhưng tài năng của các nhà làm phim đã khiến khán giả không nhận thấy bất cứ sự chắp vá, nối tiếp một cách ép uổng nào.

Phim Biệt động Sài Gòn - tác phẩm kinh điển lập kỷ lục người xem - 4

Cảnh trong phim "Biệt động Sài Gòn" (Ảnh: Tư liệu).

Nói về việc bộ phim Biệt động Sài Gòn đã trở thành hiện tượng phòng vé, lập kỷ lục người xem lúc bấy giờ, nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã chia sẻ, bà từng chứng kiến khán giả xếp hàng dài mua vé đi xem phim ở các rạp chiếu khắp từ Nam ra Bắc.

Thậm chí, có nơi, khán giả chen lấn mua vé đến đổ tường như ở rạp Cổ Nhuế (Hà Nội), tạo nên một cảnh tượng chưa từng thấy trong lịch sử của điện ảnh cách mạng Việt Nam.

Theo bà, về chất lượng của phim thì ở thời điểm ấy cũng như mãi sau này, sự chỉn chu trong dàn dựng, diễn xuất... khó phim nào đạt được.

"Những đại cảnh chiến đấu ở Đại sứ quán Mỹ, hay chiến lũy trước hãng sơn Đông Á rất thật. Cuộc càn quét của Mỹ vào Củ Chi cũng vậy. Chân dung nhân vật được chuẩn bị kỹ lưỡng, các diễn viên được lựa chọn chính xác, ai cũng có số phận, tính cách riêng không thể trộn lẫn.

Sự lựa chọn chính xác những diễn viên cho vai Tư Chung, Ngọc Mai, hay ni cô Huyền Trang đều đã giúp cho dàn diễn viên trong phim để lại dấu ấn trong lòng khán giả. Sau này, chỉ cần thấy họ là công chúng gọi tên nhân vật trong phim một cách hân hoan", bà Trịnh Thanh Nhã nói.

Đạo diễn Long Vân sinh năm 1936 tại Hà Nội, sau đó ông cùng gia đình theo kháng chiến lên Thái Nguyên. Năm 14 tuổi, đạo diễn Long Vân được gửi sang Nam Ninh, Trung Quốc học tập. Năm 1955, ông tốt nghiệp sư phạm và gắn bó với nghề dạy học cho đến sau này chuyển hướng sang điện ảnh.

Ông thuộc thế hệ đạo diễn trưởng thành trước năm 1975. Sau khi tốt nghiệp, ông mất 15 năm đi làm phó đạo diễn cho lớp đạo diễn đàn anh như Phạm Kỳ Nam, Huy Thành, Bạch Diệp, Nông Ích Đạt…

Bộ phim đầu tay do ông đạo diễn là Tiếng gọi phía trước năm 1979 do nhà văn Phù Thăng làm biên kịch, từng đoạt giải thưởng Liên hoan phim quốc tế tại Moskva, sau đó là các phim Nơi gặp gỡ của tình yêu Cho cả ngày mai.

Tuy nhiên, phải đến Biệt động Sài Gòn - bộ phim màu đầu tiên của nền điện ảnh Việt Nam được công chiếu năm 1985 thì cái tên Long Vân mới được mọi người biết đến.

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Khi cuộc đời cho bạn quả quýt: Vòng lặp của phụ nữ Hàn Quốc mang theo vết thương từ thế hệ trước

When Life Gives You Tangerines - Khi cuộc đời cho bạn quả quýt, không chỉ là bộ phim về cuộc đời của một cặp đôi mà ẩn sau đó còn là cả những câu chuyện về nhiều thế hệ phụ nữ Hàn Quốc.
2

Xem Sex Education, con gái tôi bật khóc và thú nhận với mẹ 1 việc làm sai trái của mình

Khi tôi đang chuẩn bị đi ngủ thì con gõ cửa phòng và bật khóc... thú tội.
3

'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối’ ra phiên bản đặc biệt dịp lễ 30.4

Trong dòng chảy của tháng 4 lịch sử, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, nhà đầu tư cùng ê kíp phim cho ra mắt phiên bản đặc biệt của phim điện ảnh "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối".
4

Xem Sex Education, tôi giật mình phát hiện tính xấu của con gái

Lần đầu tiên, tôi nói chuyện nghiêm khắc với con.
5

Câu thoại của phim Sex Education: Cứ ngỡ xem để giải trí mà lại thu về cả tá bài học dạy con!

Tôi đã rút ra thêm một bài học dạy con quý báu từ bộ phim này.

Jodie Foster: Một ngôi sao lạ thường

"Xinh đẹp và nổi tiếng”, có hàng trăm nữ diễn viên, “Thông minh và tài năng” cũng hàng chục người được công nhận. Nhưng “trí thức và bản lĩnh” thì chỉ dành cho một số hiếm hoi, Jodie Foster nằmtrong số đó.

Miu Lê: Từ hồn nhiên trong ‘Em là bà nội của anh’ đến gợi cảm trong ‘Chiếm đoạt’

Miu Lê trong phim “Em là bà nội của anh” là một “bà nội” với ánh mắt lé kim thơ ngây, hồn nhiên nhưng vô cùng lém lỉnh. Giờ đây, Miu Lê xuất hiện trong phim "Chiếm đoạt" của đạo diễn Thắng Vũ với hình ảnh một cô gái vô cùng gợi cảm.

Thân Thúy Hà hóa thân vào vai ác đến mức bị khán giả chửi thậm tệ

Nữ diễn viên, người mẫu đã phải thốt lên rằng: “Nhiều khán giả đã đi xa đến mức xúc phạm đến con tôi”.

Những bộ phim Việt ầm ĩ và im ắng nhất năm 2023

Điện ảnh Việt Nam một năm nhìn lại có thể thấy có những bộ phim gây ầm ĩ, cũng có những bộ phim im ắng một cách lạ thường.

Thêm một sao trong ‘Sex and the City’ qua đời

Nữ diễn viên Frances Sternhagen nổi tiếng trong vai Bunny Macdougal của loạt phim "Sex and the City" vừa qua đời ở tuổi 93.

video test

(hatgiongtamhon.vn) -

5 bộ phim đạt điểm IMDb cao nhất từ trước tới nay

Với người mê phim ảnh, IMDb là trang web được truy cập thường xuyên vì có nhiều dữ liệu và đánh giá của người dùng. Điểm số trên trang này cũng được xem là thước đo cho sự hấp dẫn của các bộ phim với đại chúng.

Cuộc chiến ngầm của Meta: Email nội bộ hé lộ căng thẳng giữa Facebook và Instagram

Thư giãn - Sơn Vân - 05/05/2025 11:00
Gia đình nào cũng có một số chuyện rắc rối, và vấn đề nội bộ của Meta Platforms đã bị đưa ra ánh sáng khi tòa án công bố các tài liệu những ngày gần đây.

Hiểu 3 quy luật đổi vận mệnh, kiếm tiền trong tầm tay

Suy ngẫm - Như Nguyễn - 05/05/2025 10:00
"Của cải trung bình 7 năm chuyển giao một lần, đằng sau mỗi một lần chuyển giao là sự điều khiển của công nghệ”, Founder một công ty lớn khẳng định.

Xu hướng sách phi hư cấu thế kỷ 21 bộc lộ bản chất con người

Từ sách - Phim - Theo Znews - 05/05/2025 09:00
Gần 1/4 thế kỷ đã qua, danh sách tác phẩm ăn khách của The Sunday Times cùng số liệu thống kê do Nielsen BookData cung cấp cho thấy văn học phi hư cấu và sở thích đọc sách của độc giả Anh phần nào đã thay đổi.

Ánh sáng trong ta - Cuốn sách thứ hai của bà Michelle Obama, top 100 sách phải đọc năm 2022

Từ sách - Phim - HỒ LAM - TTO - 05/05/2025 08:00
Ánh sáng trong ta, cuốn sách ra đời sau hồi ký bán chạy toàn cầu Chất Michelle của cựu Đệ nhất phu nhân Michelle Obama, chia sẻ những kiến thức thực tế để luôn duy trì hy vọng, sự cân bằng trong một thế giới không ngừng đổi thay.

31 câu nói của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 về tình yêu, hòa bình và lòng từ bi

Suy ngẫm - TĐ - 04/05/2025 13:00
 Đức Đạt Lai Lạt Ma là danh hiệu lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng. Trong tiếng Mông Cổ, Đạt Lai có nghĩa là “đại dương” hay “rộng lớn” và trong tiếng Tây Tạng, “Lạt Ma” có nghĩa là “bậc thầy” hoặc “đạo sư”.

Cách kiểm tra tài khoản Google có bị đăng nhập trái phép hay không

Kỹ năng - Cẩm Bình - 04/05/2025 12:00
Tài khoản Google gắn liền với công việc lẫn nhiều hoạt động trực tuyến, vì vậy ta cần định kỳ kiểm tra xem có ai ngoài bản thân đăng nhập hay không.

Vì sao Vương Trùng Dương không dám giết Âu Dương Phong?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 04/05/2025 11:00
Vương Trùng Dương, võ công cái thế, từng có cơ hội tiêu diệt Âu Dương Phong nhưng lại không ra tay.

Ông chủ KFC phá sản ở tuổi 60, trải qua 1009 lần thất bại mới nếm vị thành công

Phong cách sống - Vũ Anh - 04/05/2025 10:00
Câu chuyện thành công xây dựng từ hàng ngàn lần thất bại của "cha đẻ" KFC mãi truyền cảm hứng cho thế hệ sau.

Xem "Sex Education", tôi nhận ra 1 điều ngu ngốc khiến cuộc sống chật vật suốt 8 năm

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 04/05/2025 09:00
Sau bộ phim Sex Education đã giúp tôi chiêm nghiệm ra nhiều điều quan trọng đầy thấm thía về cuộc sống.

Tự do đầu tiên và cuối cùng - Khi hạnh phúc không còn là đích đến

Từ sách - Phim - Quìn - 04/05/2025 08:00
Giữa vô vàn thông tin, thành tựu và lựa chọn, chúng ta lẽ ra phải cảm thấy đủ đầy hơn bao giờ hết. Vậy nhưng nhiều người vẫn thấy thiếu vắng, lạc lõng.

Facebook, Instagram triển khai tài khoản cho người dùng dưới 18 tuổi

Kỹ năng - Tuấn Anh - 03/05/2025 13:00
Meta tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực bảo vệ người dùng vị thành niên bằng cách mở rộng loạt biện pháp an toàn từ Instagram sang Facebook và Messenger.

Cơn ác mộng deepfake ở Hàn Quốc: Khi hình ảnh AI giả mạo phá hủy cuộc đời thật

Suy ngẫm - Nhật Hạ (Theo CNN) - 03/05/2025 12:00
Hàn Quốc đang đối mặt với làn sóng tội phạm deepfake ngày càng gia tăng, trong đó, các công nghệ AI được sử dụng để tạo ra hình ảnh và video giả mạo, thường nhắm vào phụ nữ, bao gồm cả học sinh, giáo viên và người nổi tiếng.

Cái Bang hay Thiếu Lâm, đâu là nơi xuất phát của Hàng Long Thập Bát Chưởng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 03/05/2025 11:00
Hàng Long Thập Bát Chưởng, tuyệt kỹ võ công lừng lẫy trong thế giới võ hiệp Kim Dung, luôn là đề tài gây tranh cãi về nguồn gốc thực sự của nó.

Nhặt đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi giữa trời lạnh giá, nhiều năm sau người đàn ông nhận về một thứ

Truyền cảm hứng - Đông - 03/05/2025 10:00
Cái kết của câu chuyện này khiến ai đọc xong cũng cảm thấy ấm áp.

Gia Định là nhớ Sài Gòn là thương - Thương nhớ mảnh đất Sài Gòn - Gia Định qua từng trang ký ức

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 03/05/2025 09:00
"Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương" tập hợp những bài viết của nhà báo Cù Mai Công về TP. HCM trong hai thời kỳ: TPHCM trước năm 1975 và Gia Định thời "rừng rậm, đầm lầy", qua đó thủ thỉ với người đọc bằng những ký ức về một vùng đất nhân hậu và thân thương.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 2, 05/05/2025