Cuối tháng 3.2021, nhiếp ảnh gia Thế Phong sẽ cho ra mắt tập sách ảnh thứ 10 mang tên Cười. Đây là kết quả có thể nói vô cùng mỹ mãn của anh sau quãng thời gian 10 năm miệt mài đi tìm và ghi lại những nụ cười trên mọi miền đất nước. Cười cũng là tình cảm đong đầy ấm áp của người nghệ sĩ nhiếp ảnh muốn chia sẻ tấm lòng đến những thân phận kém may mắn trong cuộc sống.
Sách ảnh của Trần Thế Phong gồm 108 ảnh được lựa chọn lọc từ hàng ngàn tấm ảnh mà anh đã chụp trong khoảng thời gian hơn một thập niên trở lại đây. Góc ảnh mang đậm tính nhân văn của nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong đã truyền đi những thông điệp yêu thương giản dị qua "nụ cười tỏa nắng" nhưng cũng khiến người xem rưng rưng bồi hồi xúc động.
Tất cả các nhân vật trong bộ sách ảnh của Trần Thế Phong lần này đều cười, mỗi người một vẻ, nhưng đằng sau nụ cười là những câu chuyện, những mảnh đời, những thân phận. Đó là nụ cười của em bé có đôi chân tật nguyền, bà mẹ trẻ bên bãi rác, bác nông dân, chị lao công, anh ngư dân... Dù nhọc nhằn đến mấy thì họ vẫn cười, lan tỏa yêu thương đến người khác.
Một trong những tác phẩm của Trần Thế Phong trong tập sách ảnh Cười
“Tôi không phân biệt nụ cười của ai đẹp hơn, không đặt lên hay hạ xuống theo địa vị. Nụ cười đơn giản nhất là khi lòng sướng vui, khi thanh tâm bình an, lòng nhẹ bẫng. Cho nên, cả tập sách ảnh 108 tác phẩm, tôi không chú thích nụ cười của ai, ở đâu, khi nào vì xúc cảm không cần phải diễn giải quá dài. Nhưng nếu người xem tò mò, hãy hỏi về nhân vật bạn cần thông tin và tôi sẽ nói cho bạn khoảnh khắc khi tôi chụp lại nụ cười của họ”, nhiếp ảnh gia Thế Phong chia sẻ.
Nụ cười của trẻ thơ qua góc nhìn của Trần Thế Phong
Trong Cười của Trần Thế Phong, người thưởng lãm ảnh có thể nhận ra một số người nổi tiếng như “quái kiệt” Tòng Sơn - nghệ sĩ có biệt tài vừa thổi hacmonica vừa ăn chuối, uống bia; diễn viên Thúy Ngân; vận động viên khuyết tật Hồng Lợi... Nụ cười của những người nổi tiếng kể trên được đặt cạnh tất cả những nhân vật đời thường khác, không có khoảng cách.
Với nhiếp ảnh gia Thế Phong, nụ cười cũng như hạnh phúc, mọi người dù giàu hay nghèo cũng có quyền được sở hữu, được tự tạo niềm vui riêng cho bản thân.
Khoảnh khắc với nụ cười đôn hậu của người nông dân qua góc nhìn của Trần Thế Phong
“Đó là những khoảnh khắc giúp tôi nhìn cuộc sống tích cực hơn, và cũng là động lực giúp tôi vươn lên, san sẻ cùng mọi người mà tôi đã gặp. Với tôi, nụ cười còn giúp chúng ta sống vị tha hơn, chia sẻ, thông cảm nhiều hơn, làm ta hạnh phúc và mở rộng trái tim với mọi người”, trích lời nói đầu của tập sách ảnh Cười.
Cùng với ra mắt, triển lãm ảnh mang tên “Cười” sẽ được khi mạc lúc 10 giờ ngày 27 kéo dài đến ngày 31.3, tại Đường Sách TP.HCM. Triển lãm chọn trưng bày 50 tác phẩm từ sách ảnh Cười.
Nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong, sinh năm 1969 tại Sài Gòn. Tính luôn tập sách và triển lãm ảnh Cười, đến nay, nhiếp ảnh gia Thế Phong đã tổ chức 16 triển lãm và ra mắt 10 cuốn sách ảnh.
Một số triển lãm ảnh trong nước và quốc tế đáng chú ý như: Hướng về miền Trung (tháng 11.2020); Sài GònCOVID-19 (tháng 10.2020); Nhịp sống Sài Gòn (9.2019); Chân dung (6.2018); Mưu sinh (6.2017); 45 ngày tại Thụy Sĩ(7.2016); Ánh sáng cuộc sống(8.2015); Vượt qua bóng tối (4.2014); Gánh (2.2011)...
Những tập sách ảnh đã xuất bản: Sài Gòn COVID-19 (10.2020); Nhịp sống Sài Gòn (8.2019); Chân dung (6.2018); Mưu sinh (5.2017); 45 ngày tại Thụy Sĩ (7.2016); Ánh sáng cuộc sống (8.2015); Vượt qua bóng tối (4.2014); Những nẻo đường tuổi thơ(5.2012); Gánh (5.2011).
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Hạt giống tâm hồn.
Dịch bệnh muộn phiền đang lan truyền trong thế giới chúng ta ngày nay. Để chữa trị có cả phương thuốc cho bệnh tật trong cơ thể, nhưng cũng có cả ‘phương thức tự nhiên” chữa trầm cảm, bằng tình yêu và sự tha thứ như một liều thuốc cho tâm hồn…
Sự buồn chán và bất an có liên quan sâu sắc với nhau. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy buồn chán, bạn cũng cảm thấy bất an. Sự bất an chính là hệ lụy không tránh khỏi của sự buồn chán.
Mình đang sống cuộc đời của ai?” của tác giả trẻ Phạm Minh Mẫn có thể xem là hành trình nhận thức và đi tìm tự do, hạnh phúc thật sự theo góc nhìn của tác giả, từ những trải nghiệm của bản thân và từ những người trẻ xung quanh của mình.
Với những nguyên tắc giao tiếp dựa trên nền tảng nghiên cứu sâu sắc về tâm lý học, Đắc Nhân Tâm chính là cẩm nang kinh điển về nghệ thuật thuyết phục lòng người mà bất kỳ ai cũng có thể ứng dụng thực hành trong cuộc sống.
Là công trình nghiên cứu trọng yếu nhất trong suốt cả sự nghiệp văn học và triết học của đại văn hào Lev Tolstoy, “Suy niệm mỗi ngày” được đánh giá là tác phẩm vĩ đại, mang lại nội lực và hạnh phúc cho mỗi người.
Trong cuốn The Body Keeps the Score, tác giả Bessel van der Kolk viết về một dạng trị liệu có tên là EMDR hay giải mẫn cảm và tái xử lý thông tin thông qua chuyển động mắt.
Không chạy theo giảm giá, không nâng cấp đồ điện tử, không sắm mới chỉ vì… hết hứng – thế hệ trẻ hiện nay đang âm thầm sống khác, tiêu khác. Họ tiết kiệm được hàng chục triệu mỗi năm nhờ những lựa chọn "ngược dòng" so với tư duy của người đi trước.
Trong cuốn The Body Keeps the Score, tác giả Bessel van der Kolk viết về một dạng trị liệu có tên là EMDR hay giải mẫn cảm và tái xử lý thông tin thông qua chuyển động mắt.
Nếu bạn đang cảm thấy mông lung về bản thân, về tương lai, hãy khoan trách mình. Bạn vẫn đang ở điểm bắt đầu của một hành trình dài - hành trình khám phá chính con người thật của mình. Và trên hành trình đó, không phải lúc nào cũng dễ chịu.
Không phải ngẫu nhiên mà tình yêu thương luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi giá trị sống, vượt qua mọi thời đại và nền văn hóa. Bởi trong thế giới nhiều bất an này, yêu thương không chỉ giúp con người tồn tại, mà còn là thứ duy nhất có thể cứu rỗi họ.
Trong cuốn sách "Đơn giản mà nói" (Simply Put), tác giả Ben Guttmann đưa ra một quan điểm tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng: giữa thế giới quá tải thông tin, thương hiệu nào càng rõ ràng, dễ hiểu, thương hiệu đó có cơ hội tồn tại.
Nhiều sinh viên đã hỏi tôi họ có thể làm gì sau khi làm việc như người phát triển phần mềm trong nhiều năm. Có nhiều con đường nghề nghiệp mà người phát triển có kinh nghiệm có thể lựa chọn. Sau đây là một số con đường:
Bạn có tham vọng thăng tiến lên vị trí lãnh đạo cấp cao hay muốn tăng lương tới mức hấp dẫn? Khả năng phán đoán chính là kỹ năng mềm quan trọng nhất quyết định thành công của bạn.