Julie Lythcott-Haims - một nhà giáo dục nổi tiếng người Mỹ, trong một bài phát biểu trên TED đã từng nhắc đến cuộc nghiên cứu kéo dài 75 năm của Đại học Harvard, dựa trên đối tượng nghiên cứu là chính sinh viên của trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Sự trau dồi hàng ngày rất quan trọng để cải thiện chỉ số thông minh của một đứa trẻ. Nếu bắt đầu từ những điểm này thì con cái chúng ta sẽ trở nên thông minh hơn nhiều lần.
Julie Lythcott-Haims.
Anh Huân Ca (Trung Quốc), tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa, hiện là một chuyên gia nghiên cứu về khoa học não bộ và tâm lý học giáo dục. Anh từng là quán quân của kỳ thi tuyển sinh đại học ở tỉnh Giang Tô năm 1999.
Trong một video, vị chuyên gia này chia sẻ: "Tôi thi đỗ được Thanh Hoa đều là nhờ vào thầy hiệu trưởng thời trung học". Huân Ca cho hay, từ khi vào cấp 3, hiệu trưởng của anh đã thường xuyên đưa học sinh cùng đi tập thể dục.
Khi bắt đầu nghiên cứu khoa học não bộ, Huân Ca mới thấy rõ được thầy hiệu trưởng của mình tài giỏi như nào trong việc bồi dưỡng học sinh. Tuổi mới lớn cần tiết chế cảm xúc nhất và học sinh cần vận động nhiều để giải tỏa sự bồn chồn trong người.
Trong khi đó tập thể dục cũng rèn luyện khả năng tập trung và có thể được chuyển sang học tập. Về điều này, Giáo sư Lý Mai Cần - chuyên gia trong lĩnh vực Tâm lý tội phạm học và Nuôi dạy con cái cũng từng chia sẻ: Những đứa trẻ hoạt động trên sân chơi thường nhanh trí, thông minh hơn.
Hay John Reddy, một Phó Giáo sư tại Trường Y Harvard cũng từng viết về vấn đề này trong cuốn "Tập thể dục làm biến đổi não bộ". Cụ thể từ những năm 1970, ông đã nghiên cứu sự liên kết giữa việc tập thể dục và trí não. Sau hơn 20 năm, ông đưa ra kết luận:
"Tập thể dục không chỉ rèn luyện thể lực mà còn giúp tăng cường trí não và giúp trẻ em thông minh hơn".
Giáo sư Lý Mai Cần.
Một số trường hợp thực tế cũng chứng minh điều này. Trương Hằng Nhất (Thành Đô) mới 17 tuổi đã được nhận vào Đại học Oxford. Có thành tích học tập xuất sắc như vậy nhưng Hằng Nhất cho biết, em không phải là một học bá mà ngày thường chỉ thích vui chơi, khám phá.
Khi mới vào cấp 3, điểm xếp loại của nữ sinh này chỉ ở mức trung bình, nhưng em lại rất thích thể thao, khám phá nên luôn nỗ lực hết mình để tìm kiếm mục tiêu. Cô giáo cũng nói, có thể Hằng Nhất không có năng khiếu học tập nhưng lại có một ưu điểm hơn các bạn. Đó là có tâm hồn mạnh mẽ, có ước mơ, sự tập trung và sống có mục đích.
Hằng Nhất luôn năng động, yêu thích thể thao và biết cách sắp xếp thời gian. Trong 3 năm cấp 3, em không chỉ tận dụng thời gian để học mà còn tham gia nhiều hoạt động câu lạc bộ, hát và chơi guitar,...
Chắc chắn rằng, tập thể dục là liều thuốc bổ não tốt nhất cho trẻ. Nếu cha mẹ muốn con mình thông minh, có thể bắt đầu bằng việc tập thể dục cùng con. Hãy để trẻ em yêu thích thể thao và nhận ra vai trò của nó trong cuộc sống.
Nói đến việc con chơi game, nhiều bậc phụ huynh lập tức nổi cáu, sợ con sẽ sa đà mà ảnh hưởng kết quả học tập. Tuy nhiên, "chơi game" thực chất là bước khởi đầu của cách nuôi dạy con khoa học.
Giáo sư Hồng Lan (Trung Quốc), một nhà khoa học não bộ đã chỉ ra rằng game không phải là kẻ thù của học tập. Chúng là "đối tác" của học tập và là "chất dinh dưỡng" cho sự phát triển của não bộ.
Khi trẻ chơi game, cơ thể sẽ sản sinh ra một chất đặc biệt giúp các phân nhánh thần kinh phát triển nhanh chóng. Và game có thể giúp cải thiện sức mạnh của não bộ. Các trò chơi có thể trau dồi những khả năng cơ bản của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, tính cách,... và thúc đẩy sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.
Tất nhiên, để con sa đà vào game là không tốt, nhưng chơi game trong khoảng thời gian thích hợp lại mang đến nhiều lợi ích.
Đây chính là kết luận của các chuyên gia đến từ Đại học Harvard, Đại học MIT và Đại học Pennsylvania. Cụ thể, không phải chương trình học ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ mà là cách cha mẹ giao tiếp và tương tác với con cái.
Nhà Vật lý người Mỹ gốc Do Thái Richard Feynman - người từng đoạt giải Nobel từng chia sẻ trong cuốn tự truyện: Thành công của tôi chịu ảnh hưởng lớn từ bố.
"Bố thường dạy tôi bằng cách đưa ra nhiều ví dụ khác nhau và thảo luận về chúng. Ông không gây áp lực, chỉ là những cuộc thảo luận thoải mái, vui vẻ. Điều này đã truyền cảm hứng cho tôi trong suốt cuộc đời và cho tôi cảm nhận về mọi lĩnh vực khoa học mà tôi quan tâm. Khi còn nhỏ, tôi rất thích những cuộc trò chuyện với bố".
Có thể nói, chính khả năng trò chuyện tuyệt vời của bố đã dẫn lối cho một Richard Feynman đoạt giải Nobel Vật Lý.
Chúng ta đã nói quá nhiều về những lợi ích tuyệt vời của việc đọc sách. Charlie Munger là một tỷ phú người Mỹ, nhà đầu tư, doanh nhân và cựu luật sư bất động sản. Ông là Phó chủ tịch của Berkshire Hathaway, tập đoàn do Warren Buffett kiểm soát. Ông thường được biết đến với biệt danh "Người đàn ông đằng sau Buffett".
Vị tỷ phú này từng nói: "Tôi chưa từng gặp một người thông minh nào trong đời mà không đọc sách mỗi ngày, không một ai. Mức độ đọc sách của tôi và Warren có thể khiến mọi người ngạc nhiên đó. Đám trẻ thường cười trêu tôi, nói tôi là "một con mọt sách đi bằng hai chân".
Thực tế, một cuộc khảo sát về thói quen sinh hoạt của 177 tỷ phú cho thấy: Điểm chung lớn nhất của họ là đọc sách. Một cuộc khảo sát về thói quen hàng ngày của những học sinh đứng đầu trong kỳ thi tuyển sinh đại học cũng chỉ ra: 80% học sinh đứng đầu có thói quen đọc sách mỗi ngày.
Ngày nay, ngày càng có nhiều bậc cha mẹ chú ý đến việc trau dồi thói quen đọc sách cho trẻ. Những đứa trẻ đọc sách ngay từ khi còn nhỏ giống như đứng trên vai những người nổi tiếng để nhìn ra thế giới. Tầm nhìn và kiến thức của chúng không thể so sánh với những đứa trẻ bình thường.
https://cafef.vn/nghien-cuu-cua-dai-hoc-harvard-day-moi-la-cach-hieu-qua-nhat-khien-con-thong-minh-hon-thay-vi-nhoi-con-vao-ty-lop-hoc-them-2022012414125059.chnPháp Luật và Bạn đọc