Lật lại giai thoại xung quanh 'Con nai vàng ngơ ngác' của Lưu Trọng Lư

Anh Tú23/08/2022 23:30
Lật lại giai thoại xung quanh 'Con nai vàng ngơ ngác' của Lưu Trọng Lư

Càng nhiều giai thoại xung quanh bài thơ "Tiếng thu" với Con nai vàng ngơ ngác, thì càng chứng tỏ bài thơ này thành công. Đơn giản vì chỉ một tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thì mới có những giai thoại về nó, xung quanh nó.

Sáng nay, trang Facebook của nhà báo Lưu Trọng Văn có dẫn lại bài viết của nhà thơ Trần Đăng Khoa trên báo Thể thao văn hóa cách đây 11 năm để giải oan cho giai thoại văn chương liên quan đến bài thơ Tiếng thu của cố thi sĩ Lưu Trọng Lư.

Bài viết trên Thể thao văn hóa được Lưu Trọng Văn (con trai thi sĩ Lưu Trọng Lư) dẫn lại đã đặt vấn đề với hoài nghi “Tiếng thu là bài thơ Lưu Trọng Lư đã sao chép của Nhật Bản”, trong đó ông Khoa khẳng định: “Thật là oan cho Lưu Trọng Lư. Ông đã mất lâu rồi, nên không thể thanh minh được. Và nếu còn sống, tôi nghĩ Lưu Trọng Lư có lẽ cũng chả thèm thanh minh, bởi ông chấp gì cái lý sự đó. Tác phẩm của ông sẽ thay ông mà sống. Chỉ có điều, cái sự ngang trái ấy vẫn tiếp tục diễn ra. Bắt đầu là một người vu lên, không biết do lòng đố kỵ hay hiềm khích cá nhân gì đó, hoặc đơn giản hơn, có thể vì một cách hiểu đơn giản nào đó, thế rồi sau đó, bao nhiêu người hùa theo, nói theo, rồi nói mãi, đến nỗi cái sai dần dần thành có lý. Ai nói khác đi thì hùa nhau mạt sát, quy chụp về chính trị, thậm chí đẩy luôn người ta sang phía “địch” để dễ đối xử”.

Đồng thời, ông Trần Đăng Khoa không ngần ngại khẳng định: “Người đầu tiên vu cho Lưu Trọng Lư cái việc làm rất không lấy gì làm đẹp này là ông Nguyễn Vỹ trong cuốn Văn thi sĩ tiền chiến. Cứ như ông Nguyễn Vỹ thì Tiếng thu chính là bài Tanka của thi sĩ Nhật Bản nổi tiếng Sarumaru ở thế kỷ 7”.

Cuối cùng, ông Khoa kết luận: “Mới hay Tiếng thu của Lưu Trọng Lư và Tanka của nhà thơ Nhật Bản Sarumaru là hai tác phẩm hoàn toàn khác nhau. Chúng chẳng có họ hàng gì với nhau cả. Vậy mà suốt nửa thế kỷ nay, người ta cứ a dua nhau, người nọ nói theo người kia, cho rằng Lưu Trọng Lư đã sao cóp của nước ngoài. Cái nghi án văn chương rất oan khuất ấy cứ bám riết lấy Lưu Trọng Lư, cho cả đến khi ông đã nằm dưới ba thước đất. Đó là một điều rất đỗi đau xót.

Người khảo sát văn bản này, một nhà thơ trẻ biết tiếng Pháp không dám tin ở khả năng ngoại ngữ của mình, đã tìm đến nhà thơ Tế Hanh nhờ thẩm định lại. Khi ấy, Tế Hanh vẫn còn khỏe mạnh. Tế Hanh là một thi sĩ tài đức, người rất giỏi tiếng Pháp, ông đã dịch nhiều thơ thế giới từ bản tiếng Pháp, cũng là người cùng thời với Lưu Trọng Lư. Tế Hanh đã kinh ngạc kêu lên: “Ô lạ nhỉ. Bài thơ này chẳng có gì liên quan đến Tiếng thu. Sao lại đổ vấy cho anh Lư sao cóp?”. Sở dĩ có nghi án ấy, là vì Nguyễn Vỹ. Sau khi phê phán Lưu Trọng Lư lấy thơ Nhật Bản, Nguyễn Vỹ đã đưa ra bằng cớ là bản dịch của mình, nhưng thực ra, Nguyễn Vỹ đâu có dịch, ông lấy luôn bài thơ Lưu Trọng Lư tráo vào rồi kêu ầm lên là bắt được kẻ gian. Những người nhẹ dạ, u mê tin theo thì chúng ta chả trách làm gì, nhưng những nhà thơ từng giỏi tiếng Pháp, những nhà phê bình nghiên cứu có tiếng là uyên thâm, cũng tin theo, rồi nói theo, mà cứ nói đi nói lại mãi”.

Tuy nhiên, Giáo sư Trần Văn Thọ đang sinh sống tại Nhật lại có góc nhìn khác về câu chuyện này. Trong bài viết đăng trên ấn phẩm Xuân 2021 báo Đà Nẵng, Giáo sư Thọ cho biết “Trong tủ sách của tôi cũng có cuốn Văn thi sĩ tiền chiến và chắc đã đọc phần tác giả viết về Lưu Trọng Lư nhưng không hiểu sao tôi không nhớ gì về nghi vấn này”.

Đồng thời, Giáo sư Thọ cung cấp thông tin: “Ở đây có rừng thu, có con nai đạp trên lá vàng và trong bài Tiếng thu cũng có những hình ảnh này. Nhưng cảm nhận về con nai của hai thi sĩ thì khác. Lưu Trọng Lư nghe tiếng nai ngơ ngác đạp trên lá vàng, trong khi Sarumaru Dafu nghe tiếng kêu của con nai trong mùa gọi tình, vang vọng từ rừng sâu. Nguyễn Vỹ trong cuốn sách nói trên cứ khăng khăng rằng Lưu Trọng Lư đã bắt chước bài thơ tanka của Nhật và nói như thế trước mặt tác giả cùng người bạn chung (Nguyễn Xuân Huy) tại nhà trọ của Lưu Trọng Lư ở phố Hàm Long. Cũng theo Nguyễn Vỹ, hôm đó Lưu Trọng Lư đã phản luận rằng bài thơ của mình có phần đầu (hình ảnh kẻ chinh phu trong lòng người cô phụ) nên không thể nói là giống hoàn toàn. Tôi nghĩ tác giả Tiếng thu chỉ trả lời cho qua chuyện vì cách đặt vấn đề của Nguyễn Vỹ trong buổi gặp của 3 người bạn không có vẻ gì nghiêm túc”.

Như vậy, thông tin từ Giáo sư Trần Văn Thọ cho thấy nghi án văn chương liên quan bài Tiếng thu cũng chỉ là chuyện bông đùa chứ không nặng nề như cách diễn giải của nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Và cuối cùng, Giáo sư Trần Văn Thọ nêu ý kiến cá nhân của ông: Theo tôi, nếu Lưu Trọng Lư đọc được bài tanka của Sarumaru (qua bản tiếng Pháp) và mượn hình ảnh “rừng thu, con nai vàng” để sáng tác thì bài thơ của ông vẫn là một kiệt tác trong văn chương Việt Nam. Trong âm nhạc hay thơ văn, người sau lấy cảm hứng từ người xưa để làm nên những tác phẩm mới có giá trị mới là chuyện thường thấy.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, quan hệ giữa nhà thơ Nguyễn Vỹ và Lưu Trọng Lư là bạn bè, ít nhất là trong bối cảnh câu chuyện nêu trong cuốn Văn thi sĩ tiền chiến. Trong suốt cả phần kể về Lưu Trọng Lư ở cuốn ấy, ông Nguyễn Vỹ luôn kể về nhà thơ Lưu Trọng Lư với góc nhìn của người bạn. Ngay cả phần liên quan đến bài thơ Tiếng thu thì những trao đổi, nghi vấn của ông Nguyễn Vỹ đều trao đổi trong nhóm bạn với sự có mặt của ông Lưu Trọng Lư và dường như họ bông đùa bỡn cợt nhau nhiều hơn. Thậm chí, ông Lư còn nói: “Huy, mầy thấy thằng Vỹ có điên không?” rất vui đùa cùng nhau. Do đó, chúng tôi cho là rất khó dùng chi tiết trong cuốn Văn thi sĩ tiền chiến để quy chụp rằng ông Nguyễn Vỹ vu oan cho người bạn của mình.

Càng nhiều giai thoại xung quanh Tiếng thu với Con nai vàng ngơ ngác, càng chứng tỏ bài thơ này thành công. Đơn giản vì chỉ một tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thì mới có những giai thoại xung quanh, giai thoại ăn theo sự nổi tiếng đó. Do vậy, hãy tự hào về một tác phẩm nếu có nhiều giai thoại xung quanh.

Bài "Tiếng thu" của Lưu Trọng Lư:

Em không nghe mùa thu

Dưới trăng mờ thổn thức

Em không nghe rạo rực

Hình ảnh kẻ chinh phu

Trong lòng người cô phụ

Em không nghe rừng thu

Lá thu kêu xào xạc

Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô

Và đây là bài thơ cổ tanka, viết năm 893, được cho là của Sarumaru Dafu (không rõ năm sinh, năm mất):

奥山に(Oku yama ni)
紅葉踏み分け(Momiji fumi wake)
鳴く鹿の(Naku shika no)
こえ聞く時ぞ(Koe kiku toki zo)
秋は悲しき(Aki wa kanashiki)

Có thể dịch nghĩa như sau:

“Nghe tiếng nai kêu và đạp trên lá phong rẽ lối đi trong rừng sâu, mùa thu buồn làm sao!”

Bản tiếng Nhật

Bản dịch thứ hai là của nhà thơ Karl Petit, in trong cuốn La poésie japonaise (Ed. Seghers), mà theo ông Nguyễn Vỹ, Karl Petit đã dịch đảo ngược, nhưng lại đúng với nguyên văn bản tiếng Nhật:

Aux profondeus de la Montagne

Ecartant et foulant les feuilles d’ e’rable

Le cerf  brame

Et  à  l’entendre ainsi

Ah! que l’ automne m’ est lourdement triste!

Bản tiếng Pháp


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Sách giả, sách lậu bán trên Shopee: Đâu chỉ mình First News điêu đứng

Thông tin Công ty First News chuẩn bị kiện sàn thương mại điện tử Shopee Việt Nam vì bán sách giả, sách lậu đang nhận được sự chú ý của nhiều độc giả.
2

Hà Nội: Quán cà phê rộng 1.600m2 với 3 tấn sách đặt trên chiếc kệ khổng lồ

Quán cà phê mới mở nằm tại 348 Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội, thu hút phần lớn khách hàng trẻ tới chụp ảnh và trải nghiệm nhờ không gian giếng trời độc đáo có kệ sách khổng lồ chứa khoảng 3 tấn sách.

Lễ tưởng niệm 1 năm ngày nhà văn Lê Văn Nghĩa đi xa

Buổi tưởng niệm 1 năm ngày mất của nhà văn Lê Văn Nghĩa diễn ra trong không khí vô cùng xúc động.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025