Sau này cô giải thích rằng mình làm vậy vì đã “chán ngán cuộc đời”. Một chàng trai nhìn thấy cô nhảy từ cầu tàu xuống nước. Quên rằng mình không biết bơi, anh cởi áo khoác và lao xuống nước theo cô trong nỗ lực mù quáng nhằm cứu một đồng loại. Anh bắt đầu vùng vẫy dưới nước và sắp chìm đến nơi, thì cô vũ công trẻ quên ngay nỗi tuyệt vọng của mình, sải tay bơi về anh. Khi anh đang sặc nước và thở hổn hển, cô chộp lấy anh và kéo vào bờ an toàn. Thay vì kết thúc đời mình, cô lại cứu mạng một người khác.
Trong khoảnh khắc quyết định, nhìn thấy chàng trai trẻ vật lộn giành lấy sự sống, đời cô đột nhiên có được điều mà trước đây thiếu vắng: mục đích. Thế nên cái bị nhấn chìm dưới nước ở cầu cảng đó chỉ đơn thuần là nỗi tuyệt vọng chứ không phải tinh thần của cô. Trong một khoảnh khắc xúc động lóe lên, cô nhận ra sự khác biệt giữa việc không biết sống vì điều gì và có một mục đích sống, khi kéo được chàng trai lên bờ an toàn, cô cũng được đưa đến bệnh viện, được chữa trị, và ra về với niềm vui sống mới.
Không phải ai cũng gặp phải sự đối đầu khắc nghiệt hay thiếu mục đích sống như vậy. Nhưng mỗi chúng ta đều biết có những lúc cuộc đời chợt sôi nổi và đầy hứng thú vì ta đang đến nơi nào đó, và cũng có những khi hoàn toàn ngược lại, cuộc đời thật tối tăm ở cuối con đường mà chúng ta vẫn gọi là Đoạn Kết. Thành công đích thực phải luôn có một chiều hướng mục đích không đổi; nếu không thì dù có sống, người ta cũng không thể sống một cách thành công.
Thế nên, vô mục đích là kẻ thù tồi tệ nhất của thành công. Một người khó có thể cảm thấy thành công khi đang ở trong một vũng lầy. Nhưng chừng nào còn có mục đích, người đó sẽ cảm thấy những nguồn năng lượng và tư duy sáng tạo đang đưa anh ta tới nơi nào đó, và ta có được sự thỏa mãn trên hành trình đó, cũng như sẽ vấp phải nỗi tuyệt vọng bất cứ lúc nào ta cảm thấy rằng mình “chẳng đi về đâu”.
Cảm thấy hối tiếc với bản thânvà tình cảnh hiện tại không những rất phí năng lượng mà còn là thói quen tồi tệ nhất của bạn.