Đời thực của cậu bé rừng xanh: Không nói được tiếng người, chết trong bệnh tật sau 20 năm rời bầy sói

17/06/2020 13:33
Đời thực của cậu bé rừng xanh: Không nói được tiếng người, chết trong bệnh tật sau 20 năm rời bầy sói

Khác với Mowgli, Dina Sanichar không có cuộc sống tuyệt vời như trong truyện, cậu bị suy nhược tinh thần sau nhiều năm cố tái hòa nhập với xã hội loài người.

Tác phẩm văn học nổi tiếng The Jungle Book (Cậu bé rừng xanh) của nhà văn Rudyard Kipling đã được sáng tác dựa trên những hồi ức của ông trong khoảng thời gian sống tại Ấn Độ. Cuốn sách viết về một cậu bé có tên là Mowgli, lang thang trong rừng Ấn Độ và được động vật hoang dã nhận nuôi.

Rất nhiều người tin rằng nguyên mẫu Mowgli chính là Dina Sanichar. Giống như Mowgli, Dina Sanichar là một cậu bé hoang dã được nuôi dưỡng bởi những con sói, mặc dù cuộc sống của cậu khác biệt hơn nhiều so với nhân vật hư cấu trong truyện. Khác với Mowgli, Dina Sanichar không có cuộc sống tuyệt vời như vậy, cậu bị suy nhược tinh thần sau nhiều năm tái hòa nhập với xã hội loài người.

Năm 1872, sâu trong khu rừng rậm Uttar Pradesh nằm ở phía bắc Ấn Độ, một nhóm thợ săn đã buộc phải dừng bước và hoang mang với những gì trước mắt. Một bầy sói đang đi cùng nhau trong rừng, theo sau là một đứa trẻ nhỏ đang bò bằng cả chân và tay. Ngay sau đó, những người thợ săn đã giết những con sói và bắt giữ cậu bé kì lạ này.

Đứa bé khoảng 6 tuổi, được bầy sói nuôi dưỡng theo đúng nghĩa đen. Nó có ngoại hình giống như thú dữ, không nói mà chỉ gầm gừ, rên rỉ. Móng tay và móng chân sắc nhọn, người bốc mùi hôi và gương mặt phủ đầy lông lá.

Những người thợ săn đã đưa đứa bé đến một trại trẻ mồ côi. Tại đây, cậu bé được rửa tội và đặt tên là Dina Sanichar, trong tiếng Urdu có nghĩa là Thứ Bảy.

Sanichar đã phải vật lộn với cuộc sống mới của mình và bị coi là một kẻ ngu ngốc.

Cha Erhardt là người cai quản và chăm sóc trại trẻ mồ côi này. Ông kể lại rằng Sanichar chỉ ăn thịt sống, không thích mặc quần áo và thích gặm xương để mài răng.

Nguyên mẫu đời thực của cậu bé rừng xanh: Không nói được tiếng người, sống như kẻ thiểu năng và chết trong bệnh tật sau 20 năm rời bầy sói - Ảnh 1.

Trẻ em thường học nói trong hai năm đầu đời. Một số trẻ biết nói những từ như "ba", "bà" khi chỉ sáu tháng tuổi và trong vòng một vài năm sẽ bắt đầu hình thành câu từ rõ ràng. Những cột mốc này trùng khớp với sự phát triển về tinh thần, cảm xúc và hành vi. Thế nhưng, bất chấp những nỗ lực của các chuyên gia, "cậu bé sói" không bao giờ biết nói hay viết bằng ngôn ngữ loài người. Thay vào đó, cậu giao tiếp bằng cách gầm gừ, hú hét như những con sói hoang.

Gặp khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng con người, Sanichar không chịu kết bạn với ai, thậm chí sẽ cắn bất kì ai lại gần. Sanichar chỉ kết bạn với một cậu bé. Đó là "con sói của vùng Krondstadt", một đứa trẻ hoang dã cũng được phát hiện ở cùng bầy sói và được đưa đến trại trẻ mồ côi này. Hai đứa trẻ dường như có một mối liên hệ kì lạ. Chúng hành động giống nhau, gần gũi và ở bên nhau, thậm chí còn dạy nhau những khả năng sinh tồn như uống nước hay bốc thức ăn.

Nguyên mẫu đời thực của cậu bé rừng xanh: Không nói được tiếng người, sống như kẻ thiểu năng và chết trong bệnh tật sau 20 năm rời bầy sói - Ảnh 2.

Sau hơn 20 năm tiếp xúc với con người, Dina Sanichar cũng đã học được cách đi bằng hai chân và mặc quần áo. Thế nhưng, Sanichar vẫn tiếp tục ngửi tất cả các loại thức ăn trước khi ăn chúng, và anh ta luôn tránh mọi thứ trừ thịt sống. Lúc này, Sanichar vẫn không nói được tiếng người và sống tách biệt không hòa nhập với bất kì ai.

Thói quen duy nhất Sanichar học được từ con người đó chính là hút thuốc, và không lâu anh trở thành một người nghiện thuốc lá. Năm 1895, anh qua đời vì bệnh lao.

Kỳ lạ thay, Dina Sanichar không phải là đứa trẻ sói duy nhất xuất hiện ở Ấn Độ vào cuối thế kỉ 19. Năm 1892, một nhà truyền giáo đã tìm thấy một đứa trẻ hoang dã ở vùng Jalpaiguri. Năm sau, một đứa trẻ ăn ếch sống được phát hiện ở Batzipur gần Dalsingarai. Năm 1898, một đứa trẻ hoang dã được phát hiện tại Sultanpur, sau 14 năm sống cùng loài người, cậu vẫn không thể hòa nhập với xã hội mới này.

Nguyên mẫu đời thực của cậu bé rừng xanh: Không nói được tiếng người, sống như kẻ thiểu năng và chết trong bệnh tật sau 20 năm rời bầy sói - Ảnh 3.

Trong nhiều năm sau đó đã có thêm rất nhiều báo cáo về những đứa trẻ hoang dã như vậy. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đây chỉ là trò lừa đảo dàn dựng để thu hút sự chú ý của dư luận. Điển hình là một vụ việc nổi tiếng liên quan đến hai cô gái tên Amala 3 tuổi và Kamala 8 tuổi được tìm thấy ở Bengal, Ấn Độ vào năm 1920 khi đang ở giữa một bầy sói. Người đàn ông tìm thấy hai đứa trẻ là Joseph Singh đã mô tả những đứa trẻ thường hú lên khi nhìn thấy mặt trăng, đi bằng cả tay chân và chỉ ăn thịt sống. Ông đã cố dạy họ cách đi lại và nói chuyện. Các nhà nghiên cứu đã bị cuốn hút bởi câu chuyện này và đã viết sách về họ. Tuy nhiên, sau đó một cuộc điều tra đã khiến sự thật được phơi bày. Các cô bé này bị khuyết tật phát triển và bị dị tật bẩm sinh. Hai cô bé không hề được nuôi dưỡng bởi đàn sói mà mọi chuyện đều do Singh sắp đặt để lừa bịp thiên hạ.

Và câu chuyện về Dina Sanichar chỉ là một chiêu trò lừa đảo hay đã thực sự được bầy sói nuôi dưỡng? Dina Sanichar là ai và chuyện gì đã xảy ra trong quá khứ của cậu? Tất cả vẫn hoàn toàn là bí ẩn. Thế nhưng, có một sự thật có thể nhìn thấy rõ rằng đa số những đứa trẻ hoang dã được tìm thấy ở Ấn Độ đều khó thích nghi được với xã hội loài người, cuối cùng đều có kết cục bi thảm và cô độc.

Trí Thức Trẻ


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Giải mã chiến thắng thuyết phục của tân Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy

Huỳnh Thị Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Việt Nam năm cô mới 20 tuổi và trở thành Hoa hậu Quốc tế ở tuổi 22. Cô cũng là đại diện đầu tiên của Việt Nam giành ngôi vị cao nhất tại Hoa hậu Quốc tế.
2

3 nguyên tắc tỷ phú Elon Musk thường xuyên áp dụng

Những nguyên tắc này có lẽ có thể áp dụng tương tự vào bất kỳ ai, bất kỳ việc gì.
3

Bí quyết nuôi con thành thiên tài của những bà mẹ Do Thái

Đây đều là cách giáo dục giúp những đứa trẻ trở nên tự lập, tự tin của người Do Thái.
4

Genz vung hàng chục triệu mua Labubu, đợi cả đêm để ‘săn’ bằng được chiếc ly hồng sapphire

Chi tiền triệu để bóc “túi mù”, xếp hàng từ đêm tới sáng để mua Labubu với giá hàng chục triệu, rồi “phát cuồng” vì chiếc ly nước màu hồng sapphire của một thương hiệu… đó là những hành vi tiêu tiền đầy khác biệt của thế hệ Gen Z.
5

Phiếu khám sức khỏe, bảng lương và điểm số của con cái... hành trình của những lựa chọn

Cuộc sống không gì khác hơn là một hành trình của những lựa chọn.

Nỗi khổ của những 'cú đêm'

Bạn là cú hay họa mi trong một công ty? Làm sao khi nhân viên của bạn là “cú”?

Đi phượt 30 tỉnh/thành bằng xe lăn, nam thanh niên 29 tuổi mong có bằng lái quốc tế để chinh phục các nước láng giềng

Không may mắc căn bệnh dị dạng mạch máu tủy sống khiến đôi chân không thể đi lại từ năm 20 tuổi, nhưng bằng nghị lực phi thường và đam mê cháy bỏng, Phan Vũ Minh đã có thể chinh phục 30 tỉnh/thành phố trên chiếc xe lăn của mình.

Lối sống thông thái nhất đúc kết từ bậc cố nhân: Ít nói, ít việc, ít suy nghĩ, ít dục vọng

Sự đơn giản tỉ lệ thuận với sự dễ chịu mà bạn sở hữu. Bạn càng ít mong muốn thì thứ bản thân có được càng nhiều.

Tiền mua được đồng hồ Rolex nhưng không mua được thời gian; mua được thuốc nhưng không mua được sức khoẻ

Tiền mua được máy tính nhưng không mua được sự sáng tạo; Tiền mua được địa vị nhưng không mua được sự kính trọng; Tiền mua được sách, bằng cấp nhưng không mua được tri thức...

Choáng ngợp bộ sưu tập 1.200 chiếc đài cassette độc nhất vô nhị Việt Nam

Hơn 1200 chiếc đài radio cassette là hơn 1200 câu chuyện trong cuộc hành trình “săn lùng” đài cổ suốt 3 năm của anh Nguyễn Xuân Thủy (Long Biên, Hà Nội).

Cưu mang chó hoang - Bài cuối: Chó như người bạn thân chia sẻ vui buồn

Từ nuôi chó, rồi cảm thấy nhớ nó khi đi xa, thấy vui khi ở cùng nhau, thấy trống vắng khi không có. Lúc đó, chó đã trở thành bạn, không khác gì người thân của chủ.

Hà Tĩnh: Sinh viên làm tranh gạo gây quỹ từ thiện

Chiều 14/6, hơn 100 bức tranh từ gạo được trưng bày và bán đấu giá tại trường ĐH Hà Tĩnh. Hoạt động nhằm gây quỹ hỗ trợ tân sinh viên nghèo trong năm 2020.

Người càng sống càng có phúc, hầu hết đều sở hữu 1 thứ này: Hãy xem bạn có hay không?

Bạn có phải là người nhiều phúc khí, càng sống phúc càng dày? Quan sát thứ này, bạn sẽ có câu trả lời

5 mẹo sử dụng ChatGPT hữu ích có thể bạn chưa biết

Kỹ năng - Sơn Vân - 21/11/2024 12:00
Nhiều người sử dụng ChatGPT để tạo công thức nấu ăn hoặc viết email công việc. Nick Turley, trưởng bộ phận sản phẩm của OpenAI, vừa chia sẻ 5 mẹo hữu ích mà người dùng ChatGPT có thể chưa biết hoặc muốn thử nghiệm.

Cuộc khủng hoảng cô đơn

Phong cách sống - Chi Chi - 21/11/2024 11:00
Sống giữa thành phố đông đúc nhưng nhiều người không thể tìm được một người để trò chuyện.

“Mẹ làm mọi thứ vì tốt cho con” là tình yêu độc hại nhất

Suy ngẫm - An Chi - 21/11/2024 10:00
Có một kiểu tình yêu độc hại của người mẹ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đứa trẻ.

Biến tiềm năng thành tài năng - Càng mắc nhiều lỗi, bạn càng tiến bộ nhanh hơn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 21/11/2024 09:00
Phần lớn chúng ta đều không thích phạm lỗi vì nỗi sợ bị đánh giá, nhưng giáo sư Adam Grant đã chỉ ra rằng để có thể phát triển, bạn phải dám mắc lỗi nhiều hơn.

Lời khuyên dành cho thầy cô – Những chiêm nghiệm tâm huyết dành cho nghề giáo từ GS John Vu

Từ sách - Phim - Quìn - 21/11/2024 08:00
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách "Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô" (Beyond Teaching) của giáo sư John Vu mang đến những suy ngẫm sâu sắc và thiết thực về vai trò của người thầy trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/11/2024 12:00
Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số

Kỹ năng - Nhật Anh - 20/11/2024 11:00
Mã QR đang ngày một trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi nhưng lại vô tình tạo điều kiện để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Gửi lời tri ân qua trang sách

Tủ sách - Đan Thanh - 20/11/2024 10:40
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đã truyền cảm hứng và dìu dắt bao thế hệ trưởng thành.

“Bạn cần - tôi tặng (SAIGONGIVE)” group Facebook “cái gì cũng cho” ở Sài Gòn

Truyền cảm hứng - Phạm Trang - 20/11/2024 10:00
Sài Gòn - dưới cái dáng vẻ ngược xuôi ồn ã của phố thị, vẫn là những con người “quá trời dễ thương”.

Biến tiềm năng thành tài năng - Bí quyết giúp nền giáo dục của Phần Lan thành công

Từ sách - Phim - TĐ - 20/11/2024 09:00
Ở các trường học của Phần Lan, có một câu thần chú phổ biến là “Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ chất xám nào”.

Chiến thắng con Quỷ bên trong - Napoleon hill và bí mật đằng sau thành công

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 20/11/2024 08:00
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, những cơ hội và thách thức mới liên tục xuất hiện, tạo nên áp lực vô hình lên con đường thành công của mỗi người.

Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/11/2024 12:00
Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt.

5 dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đã bị cài mã độc

Kỹ năng - KV - 19/11/2024 11:00
Những dấu hiệu bất thường sau trên điện thoại đang phản ánh thiết bị gặp vấn đề và có khả năng cao đã bị cài mã độc, phần mềm độc hại mà bạn không hề hay biết.

3 nguyên tắc tỷ phú Elon Musk thường xuyên áp dụng

Phong cách sống - Đoàn Giang - 19/11/2024 10:00
Những nguyên tắc này có lẽ có thể áp dụng tương tự vào bất kỳ ai, bất kỳ việc gì.

Tự do – Như chim tung cánh

Tủ sách - FN - 19/11/2024 09:00
Osho đã bàn về nhiều chủ đề: tình yêu, cảm xúc, sự sáng tạo, từ bi,… Ở tác phẩm “Tự do – Như chim tung cánh”, ông bàn đến một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với tâm thức con người: tự do.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 21/11/2024