Designer kể chuyện nghề thời công nghệ: Không làm đồng nghiệp với AI thì ... thất nghiệp!

Kim03/04/2025 11:00
Designer kể chuyện nghề thời công nghệ: Không làm đồng nghiệp với AI thì ... thất nghiệp!

AI trong ngành thiết kế: Cộng sự sáng tạo hay kẻ thách thức “cơm áo gạo tiền”?

Nếu bạn từng bước vào một studio thiết kế những năm trước đây, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh quen thuộc: những bảng moodboard dán kín tường, các bản phác thảo nằm rải rác đó đây, và một designer cặm cụi tinh chỉnh từng điểm ảnh trên màn hình. Nhưng giờ đây, khung cảnh ấy đang thay đổi chóng mặt, khi các designer có thêm "cộng sự" mới: trí tuệ nhân tạo (AI).

AI không còn đơn thuần là một phần mềm hỗ trợ công việc, mà đang trở thành một "đồng nghiệp" thực sự trong ngành thiết kế. Từ các thuật toán tạo hình ảnh như Midjourney, DALL-E cho đến những công cụ hỗ trợ dựng layout tự động trong Adobe Firefly, AI đã giúp rút ngắn thời gian thử nghiệm ý tưởng, tối ưu hóa quy trình sáng tạo.

designer nói gì về AI 1.jpg
 

Nhưng liệu sự tiện lợi này có đi kèm với cái giá nào không? Khi AI có thể nhanh chóng tạo ra hình ảnh, phối màu và thậm chí "học" phong cách của từng designer, nó cũng đặt ra một thách thức lớn: liệu con người có đang đánh mất đi tính độc đáo trong tư duy sáng tạo? Nếu một tác phẩm được "đồng sáng tác" bởi AI, liệu đâu là ranh giới giữa cảm hứng của con người và sản phẩm của máy móc.

Để hiểu rõ hơn về cách AI đang thay đổi ngành thiết kế, cũng như góc nhìn của những người trong cuộc, tôi đã có cuộc trò chuyện với hai designer - anh V.H và anh T.D tới từ công ty V - những người trực tiếp chứng kiến bước chuyển mình của ngành thiết kế, và cũng hiểu rõ cách ứng dụng AI vào sáng tạo thị giác.

Nhưng trước khi anh V.H trả lời những câu hỏi của chúng tôi, anh có mấy lời như thế này về ngành thiết kế cũng như những tác động mà trí tuệ nhân tạo mang tới:

Trước khi đánh giá về AI với ngành thiết kế, mình nghĩ cần phải hiểu thế nào là một thiết kế tốt, và nhiệm vụ của designer trong các lĩnh vực thiết kế là gì. Từ đấy mới đánh giá được ảnh hưởng của AI.

Đối với mình thì thiết kế tốt là một thiết kế giải quyết được một nhu cầu tạo hình trong cuộc sống. Ví dụ đối với một cái poster, thì nhiệm vụ của người thiết kế đồ họa là làm sao để lấy được sự chú ý của người x em , và truyền đạt thông tin và cảm giác đến người xem để họ hiểu đúng về thứ mà poster đó muốn nhắc tới.

Hay với thiết kế nội thất thì trước hết, công năng món đồ phải đáp ứng được đã (cái ghế thì phải ngồi được, cái bàn phải đủ cao để người dùng không bị cúi chẳng hạn...). Sau đó là yếu tố thẩm mỹ để cái ghế cái bàn đó thể hiện được phong cách, tính cách của người mua, người sở hữu.

Với đa số các mô hình AI hiện nay, việc huấn luyện đa phần qua hình ảnh, nghĩa là chúng sẽ nắm được cơ bản mọi thứ trông như thế nào, màu sắc ra sao, bố cục một bức hình thế nào là vừa mắt.

designer nói gì về AI 2.jpg
 

Sau khi giãi bày một vài suy nghĩ của mình về AI và ngành thiết kế, designer V.H. tiếp tục cung cấp những góc nhìn rất riêng, rất sâu về một lĩnh vực nhận những tác động mạnh mẽ từ trí tuệ nhân tạo.

***

Các bạn cảm nhận thế nào khi AI ngày càng có khả năng tạo ra thiết kế đẹp và phức tạp, điều mà trước đây chỉ con người mới làm được?

Mình thấy AI có khả năng vẽ tốt, có lẽ vì phần nhiều data mà chúng được học là từ các họa sĩ. Còn đối với công việc thiết kế, mình thấy khả năng của AI vẫn dừng lại ở việc bắt chước hình thức, chứ chưa giải quyết được bài toán chi tiết.

Theo các bạn, lợi thế lớn nhất mà AI mang lại cho ngành thiết kế là gì?

designer nói gì về AI 3.jpg
 

Sự ngẫu nhiên của mỗi lần prompt vừa là điểm mạnh - khi bản thân mình chưa có hình dung rõ ràng về ý tưởng của mình, lại vừa là điểm yếu - khi rất khó để tinh chỉnh chi tiết mọi thứ, nhất là sau khi ý tưởng đã được chốt và mình đã có hình dung về kết quả của sản phẩm.

Các bạn có sử dụng các công cụ AI như Midjourney hay DALL-E trong quy trình sáng tạo của mình không? Nếu có, chúng hỗ trợ hay cản trở các bạn như thế nào?

Có, khi không thì tìm được hình ảnh giống với tưởng tượng của mình thì bọn mình sẽ dùng AI để tạo ra nó. Nhưng thời gian để tìm cách đặt prompt cho AI để cho ra kết quả đúng ý khá hên xui, nên đối với các dự án gấp thì khó mà sử dụng được. Hoặc nếu dùng, thì sẽ phải chấp nhận chất lượng sản phẩm không quá tốt.

Tuy nhiên, nhóm mình vẫn chưa thể dùng AI để làm 1 sản phẩm thiết kế hoàn chỉnh, chủ yếu là dùng để tạo nguyên liệu thôi.

Một số người lo ngại rằng AI sẽ thay thế hoàn toàn designer trong tương lai. Các bạn nghĩ sao về nhận định này?

Có thể, nếu như có thể đào tạo AI suy nghĩ và giải quyết vấn đề giống như cách đào tạo một designer. Điều đó nghĩa là cho AI học các nguyên lý thiết kế, lịch sử mỹ thuật, thiết kế v.v…, thì mình nghĩ là được. Tuy nhiên cái gì nhiều quá, dễ quá thì sẽ không còn hiệu quả.

designer nói gì về AI 4.jpg
 

Con người sẽ tìm cách phá bỏ sự rập khuôn máy móc đó bằng việc tạo ra các thiết kế dị biệt, phá bỏ nguyên tắc v.v... miễn sao thu hút được sự chú ý của người x em . Mình nghĩ cái đó là cái mà AI chưa thể làm.

Khi AI ngày càng tiên tiến, các bạn có cảm thấy mình cần học thêm kỹ năng mới để thích nghi không? Nếu có, đó là gì?

Có. Mình coi AI là công cụ, do đó mình sẽ phải học cách làm chủ, sử dụng công cụ đó. Mình luôn tưởng tượng ra viễn cảnh mỗi designer có thể là một art director, làm việc với khách hàng, nghĩ idea, định hướng thiết kế để giải quyết vấn đề được yêu cầu, sau đó để các "nhân viên" AI thực hiện công việc thiết kế.

Có ý kiến cho rằng AI sẽ cho phép nhiều người không chuyên tham gia ngành thiết kế. Các bạn thấy đây là cơ hội hay thách thức?

Mình thấy đây là cơ hội, nhiều người có thể làm nghĩa là cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, càng cạnh tranh thì sản phẩm càng tốt thôi. Còn đương nhiên với ai không thể cạnh tranh thì sẽ tự đào thải.

Nếu AI trở thành tiêu chuẩn trong ngành thiết kế, các bạn dự đoán điều gì sẽ xảy ra với những designer không muốn sử dụng công cụ này?

Mình không nghĩ AI là tiêu chuẩn ngành, AI là công cụ hỗ trợ công việc sáng tạo thì đúng hơn.

***

Để có một cái nhìn bao quát hơn về suy nghĩ của designer về AI trong ngành thiết kế, chúng tôi tiếp tục đặt câu hỏi cho bạn T.D, một designer đang công tác tại công ty V, người trực tiếp chứng kiến sự trỗi dậy của những công cụ như Midjourney hay DALL-E.

Các bạn cảm nhận thế nào khi AI ngày càng có khả năng tạo ra thiết kế đẹp và phức tạp, điều mà trước đây chỉ con người mới làm được?

Thú thật, ban đầu em thấy hơi bị shock vì tốc độ phát triển của AI nhanh quá. Những thứ như layout phức tạp hay hình ảnh siêu thực mà trước đây phải ngồi mò mẫm hàng giờ, AI nay đã có thể làm trong vài giây.

Dần dần, em thấy nó cũng thú vị, vì nó mở ra nhiều khả năng sáng tạo mới. Dù vậy, em vẫn nghĩ cái hồn, cái ý tưởng gốc của thiết kế vẫn cần con người - AI giỏi bắt chước và tối ưu, nhưng để kể một câu chuyện qua thiết kế thì nó chưa đủ "deep" đâu.

Theo các bạn, lợi thế lớn nhất mà AI mang lại cho ngành thiết kế là gì?

Chắc chắn là tiết kiệm thời gian. Những công đoạn lặp đi lặp lại như chỉnh màu, resize, hay tạo mockup giờ AI xử lý nhanh gọn, để designer tập trung vào phần sáng tạo cốt lõi.

Ngoài ra, nó còn giúp thử nghiệm ý tưởng siêu nhanh. Ví dụ, muốn x em 10 biến thể của một concept thì AI "đẻ" được ra ngay, thay vì designer phải ngồi vẽ tay từng cái.

Các bạn có sử dụng các công cụ AI như Midjourney hay DALL-E trong quy trình sáng tạo của mình không? Nếu có, chúng hỗ trợ hay cản trở các bạn như thế nào?

Có chứ, mình dùng Midjourney khá nhiều để brainstorm. Nó giống như một trợ thủ đắc lực, giúp trực quan hóa ý tưởng thô thành hình ảnh cụ thể. Nhưng đôi khi nó cũng "cứng đầu" - kiểu mình muốn một "vibe" cụ thể mà nó cứ generate ra mấy thứ lệch tông, làm em phải liên tục viết thêm prompt sửa ảnh.

Nó hỗ trợ được nhiều việc, nhưng để kiểm soát được nó thì người dùng vẫn cần biết cách "nói chuyện" với nó.

Một số người lo ngại rằng AI sẽ thay thế hoàn toàn designer trong tương lai. Các bạn nghĩ sao về nhận định này?

Em không tin AI sẽ thay thế hoàn toàn đâu. Nó có thể làm tốt các tác vụ kỹ thuật, nhưng cảm xúc, sự đồng cảm, và khả năng hiểu ngữ cảnh văn hóa - mấy thứ làm nên giá trị của một designer - thì AI chưa chạm tới được.

designer nói gì về AI 5.jpg
 

Khi AI ngày càng tiên tiến, các bạn có cảm thấy mình cần học thêm kỹ năng mới để thích nghi không? Nếu có, đó là gì?

Chắc chắn rồi! mình đang mày mò thêm về cách viết prompt hiệu quả để "điều khiển" AI, rồi cả kỹ năng phân tích dữ liệu - vì sau này AI có thể giúp nghiên cứu thị hiếu khách hàng tốt hơn. Ngoài ra, em cũng muốn học thêm storytelling và chiến lược thương hiệu, mấy thứ mà AI chưa thể tự làm, để giữ lợi thế của bản thân.

Có ý kiến cho rằng AI sẽ cho phép nhiều người không chuyên tham gia ngành thiết kế. Các bạn thấy đây là cơ hội hay thách thức?

Cả hai luôn. Cơ hội là vì nó mở rộng thị trường, tạo ra nhiều nhu cầu thiết kế hơn khi người không chuyên cũng có thể làm ra sản phẩm cơ bản. Nhưng thách thức là designer chuyên nghiệp sẽ phải cạnh tranh với đám đông đó.

Em nghĩ designer cần nâng tầm mình lên, làm những thứ phức tạp và độc đáo hơn để không bị "hòa tan".

Nếu AI trở thành tiêu chuẩn trong ngành thiết kế, các bạn dự đoán điều gì sẽ xảy ra với những designer không muốn sử dụng công cụ này?

Họ sẽ khó sống sót, thẳng thắn luôn. Khi AI thành tiêu chuẩn, tốc độ và hiệu quả sẽ được ưu tiên. Designer không dùng AI có thể vẫn làm được sản phẩm chất lượng, nhưng nếu không theo kịp nhịp độ của ngành thì sẽ bị bỏ lại, nhất là trong các dự án thương mại cần giao hàng nhanh.

Nhìn về tương lai 5-10 năm nữa, các bạn hình dung vai trò của designer trong thời đại AI sẽ thay đổi như thế nào?

Em nghĩ designer sẽ giống như "nhạc trưởng" hơn - điều phối AI, định hướng ý tưởng, và tập trung vào chiến lược lớn thay vì chỉ ngồi làm tay chân.

designer nói gì về AI 6.jpg
 

Lời kết

Hai designer, hai luồng ý kiến về liệu AI có phải "tiêu chuẩn ngành", nhưng họ đều đồng tình ở một quan điểm: AI là công cụ không thể thiếu của lĩnh vực thiết kế, và cũng trở thành "lối tắt" cho bất cứ ai muốn thử sức với công việc vốn yêu cầu sức sáng tạo cũng như gu thẩm mỹ.

AI sẽ giúp hạ thấp tiêu chuẩn đầu vào của ngành thiết kế, nhưng đồng thời cũng nâng mức trần lên cao. Sẽ chỉ những designer thực sự có tài, có đầu óc mới đẩy được mức trần ấy lên cao nhất có thể. Tựu chung lại, thì với AI, ai cũng có thể tham gia thiết kế, nhưng không phải ai cũng có thể trụ vững trước sóng gió trong ngành nghề đặc thù này.

Nếu có sức, có tài và biết dùng AI, bạn sẽ có lợi thế lớn khi tham gia lực lượng lao động, dù là ngành thiết kế, lập trình hay ngành nào đi chăng nữa.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

ChatGPT tạo ảnh AI theo phong cách Studio Ghibli có vi phạm bản quyền?

Hình ảnh trí tuệ nhân tạo (AI) bắt chước phong cách tinh tế của Hayao Miyazaki (người sáng lập hãng Studio Ghibli) làm nhiều người thích thú, nhưng ChatGPT đã được huấn luyện những gì để tạo ra chúng?
2

3 bước biết ngay ai đang chụp màn hình tin nhắn Messenger

Tính năng này sẽ giúp hỗ trợ người dùng bảo vệ các thông tin riêng tư mà không lo người nhận chụp màn hình hay chia sẻ thông tin ra bên ngoài
3

Xem xét 17 gia đình có con bị bắt cóc, tôi nhận ra rằng họ đều bỏ qua 5 lỗ hổng chết người sau

Đến tận bây giờ, vẫn còn nhiều gia đình đang đau đáu tìm kiếm con mình. Nhiều phụ huynh khóc lóc, hối hận vô cùng vì bỏ qua những lổ hổng này!
4

ChatGPT thêm tính năng chỉnh sửa ảnh dễ hơn, tạo biểu đồ và infographic cho công việc tốt hơn

Các tính năng mới này có sẵn cho cả người dùng ChatGPT miễn phí và trả phí thông qua mô hình GPT-4o của OpenAI.
5

Bạn sẽ bị đánh giá là EQ thấp nếu trang cá nhân xuất hiện 3 thứ này

Những gì bạn đăng tải trên trang cá nhân có thể phản ánh khá nhiều điều đó.

OpenAI, Google, Anthropic với các động thái AI mới gây bất ngờ

Tuần qua là một tuần sôi động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) khi các công ty hàng đầu giới thiệu hàng loạt công cụ, mô hình và nghiên cứu mới.

Gemini lại "vượt mặt" ChatGPT với tính năng mới

Gemini AI vừa có một tính năng mới mà ChatGPT chưa thể sánh kịp.

ChatGPT tạo ảnh AI theo phong cách Studio Ghibli có vi phạm bản quyền?

Hình ảnh trí tuệ nhân tạo (AI) bắt chước phong cách tinh tế của Hayao Miyazaki (người sáng lập hãng Studio Ghibli) làm nhiều người thích thú, nhưng ChatGPT đã được huấn luyện những gì để tạo ra chúng?

DeepSeek ra bản nâng cấp cho mô hình V3, cạnh tranh với ChatGPT

DeepSeek vừa công bố bản nâng cấp quan trọng cho mô hình ngôn ngữ lớn V3, đẩy mạnh cạnh tranh với các hãng công nghệ hàng đầu Mỹ như OpenAI và Anthropic.

Facebook có tính năng mới, cho phép chọn bạn bè để xem tin tức, tương tác!

Từng một thời là nơi chỉ để kết nối với bạn bè và gia đình thân thiết, Facebook theo thời gian đã dần trở nên phức tạp hơn với vô số tính năng và nội dung gợi ý.

Xem xét 17 gia đình có con bị bắt cóc, tôi nhận ra rằng họ đều bỏ qua 5 lỗ hổng chết người sau

Đến tận bây giờ, vẫn còn nhiều gia đình đang đau đáu tìm kiếm con mình. Nhiều phụ huynh khóc lóc, hối hận vô cùng vì bỏ qua những lổ hổng này!

ChatGPT thêm tính năng chỉnh sửa ảnh dễ hơn, tạo biểu đồ và infographic cho công việc tốt hơn

Các tính năng mới này có sẵn cho cả người dùng ChatGPT miễn phí và trả phí thông qua mô hình GPT-4o của OpenAI.

10 chiêu cứu mạng mà bố mẹ nào cũng phải dạy, giúp con luôn an toàn trong mọi tình huống khẩn cấp

Những kỹ năng tự vệ này nhất định phải dạy cho con. Đừng để "mất bò mời lo làm chuồng".

Designer kể chuyện nghề thời công nghệ: Không làm đồng nghiệp với AI thì ... thất nghiệp!

Kỹ năng - Kim - 03/04/2025 11:00
AI trong ngành thiết kế: Cộng sự sáng tạo hay kẻ thách thức “cơm áo gạo tiền”?

Giải mã “Peter Pan” không chịu lớn, sợ chịu trách nhiệm, còn gì nữa?

Phong cách sống - Mini - 03/04/2025 10:00
Peter Pan Syndrome là hội chứng trong tâm lý học dùng để chỉ những người trưởng thành không muốn "lớn", sợ chịu trách nhiệm.

Đừng sợ lỡ cuộc chơi – ‘ViruSs drama tình ái’ và nỗi sợ bị bỏ lỡ

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 03/04/2025 09:00
Phát sinh nhu cầu được biết, hiệu ứng sợ bị bỏ lỡ, sợ bị mất thông tin, thích cập nhật những gì "hot" của giới trẻ, khiến không ít bạn trẻ bị dắt mũi bởi các drama tiêu cực về người nổi tiếng lan truyền trên mạng trong những ngày gần đây.

Con đường chính trực - Chúng ta không phải là những bức tượng vô tri

Từ sách - Phim - Quìn - 03/04/2025 08:00
Có bao giờ bạn cảm thấy cuộc đời mình như một vở kịch đã được viết sẵn? Một kịch bản quen thuộc mà ai cũng phải diễn: sinh ra, lớn lên, đi học, đi làm, kết hôn, sinh con, già đi và kết thúc...

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Thổi hồn vào nhạc Trịnh bằng câu chuyện của đời mình

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 14:00
Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn không chỉ thổi hồn vào những bản nhạc của Trịnh mà qua những giai điệu ấy anh đã kể câu chuyện của đời mình khi có một tình yêu thủy chung và một tình bạn rất đẹp.

Xem Địa đạo: 'Tôi phát khóc khi nghĩ đến những người du kích, tuổi trẻ thời ấy khủng khiếp'

Điện ảnh - Lê Giang - TT - 02/04/2025 13:04
Các bạn trẻ ơi, các bạn có thể nghĩ phim này khó coi. Không phải đâu. Phim này rất hấp dẫn vì chân thật chưa từng thấy! Nghệ sĩ Cao Minh nói trong buổi ra mắt phim Địa đạo.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tình tri kỷ

Giải trí - Long Phạm - 02/04/2025 13:00
Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.

Nghe nhạc Trịnh: ‘Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ’

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 12:00
"Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”, có lẽ là một trong những câu hát sâu sắc và đặc biệt nhất trong ca từ của Trịnh Công Sơn.

OpenAI, Google, Anthropic với các động thái AI mới gây bất ngờ

Kỹ năng - Sơn Vân - 02/04/2025 11:00
Tuần qua là một tuần sôi động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) khi các công ty hàng đầu giới thiệu hàng loạt công cụ, mô hình và nghiên cứu mới.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:55
Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:51
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...

Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5

Giải trí - THI HỒNG - 02/04/2025 09:45
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.

Xem Khi cuộc đời cho bạn quả quýt, tôi thấm câu nói: "Con ơi, hãy ước mơ thay phần mẹ"

Điện ảnh - Đông - 02/04/2025 09:00
Ngày mẹ ra đi, câu nói này cứ ám ảnh lấy tôi.

Con đường chính trực của Martha Beck mời gọi mỗi người sống thật với bản thân mình

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 02/04/2025 08:00
Trong thế giới đầy rẫy áp lực, việc giữ được sự chính trực và toàn vẹn của chính mình không dễ dàng. Hiểu được điều đó, nhà xã hội học Martha Beck đã viết cuốn sách Con đường chính trực như một lời mời gọi mỗi người quay trở về với bản thân.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 03/04/2025