Nam danh ca Andrea Bocelli - Ảnh: Internet
Vào ngày 27.7, nam ca sĩ tới dự một cuộc hội thảo của các chính trị gia có quan điểm đối lập với chính phủ Italy trong cách xử lý khủng hoảng COVID-19 và đã chia sẻ quen điểm của mình tại đây. Theo đó, Andrea Bocelli nói việc cách ly đã khiến ông cảm thấy mình vị "sỉ nhục", xúc phạm và không còn quyền tự do.
Bocelli cho biết mình mắc COVID-19 từ tháng 3 nhưng tới tháng 5 đã khỏi hoàn toàn. Khi biết mình nhiễm bệnh, ông vẫn đi bơi và chỉ bị sốt nhẹ, sức khoẻ vẫn ổn định. Việc bị cách ly khiến ông bức xúc vì không được ra khỏi nhà dù không phạm pháp. Bên cạnh đó, Bocelli cũng đã tiết lộ tự ý vi phạm lệnh phong tỏa nhưng không nói rõ chi tiết. Thậm chí danh ca mù còn khuyên mọi người hãy đọc sách, đi dạo và làm quen với nhau thay vì nhốt mình trong nhà hoặc đeo khẩu trang.
Hiện tại, Ý vẫn đang thực hiện giãn cách xã hội và người dân chỉ được phép ra ngoài nếu làm việc trong cách ngành nghề thiết yếu, dắt chó đi dạo, mua thực phẩm hoặc thuốc men.
Ông Dockpaolo Sileri, Bộ trưởng Bộ Y tế Ý đã tỏ ra thất vọng về những ý kiến và phát ngôn của danh ca Bocelli trong cuộc thảo luận ở Thượng nghị viện Ý vào hôm thứ Hai vừa rồi: “Tôi không thể tưởng tượng được anh ấy có thể nói những điều kinh khủng đó”, ông nói với Foxnews.
Phát ngôn của danh ca mù còn bị nhóm Noi Dennuceremo – hội những gia đình có người thân qua đời trong đại dịch chỉ trích mạnh mẽ. Họ mong muốn Bocelli sẽ sớm thay đổi nhận thức. Trước đó, danh ca mù Bocelli từng có màn biểu diễn tại nhà thờ không người Doumo làm lay động lòng người trên toàn thế giới khi dịch COVID-19 tại Ý đang diễn ra cao điểm.
Andrea Bocelli là ca sĩ - nhạc sĩ Ý nổi tiếng với chất giọng nam cao. Tên tuổi của ông gắn liền các nhạc phẩm Besame Mucho, Time To Say Goodbye, Vivo Per Lay... Vào năm 12 tuổi, Andrea Bocelli gặp một tai nạn nghiêm trọng đã khiến tài năng âm nhạc bị mù vĩnh viễn.
Theo số liệu mới nhất, Ý ghi nhận tổng cộng 246.488 ca nhiễm, trong đó 198.756 đã khỏi và hơn 35.000 ca tử vong. Lúc cao điểm, khoảng 4.000 bệnh nhân phải điều trị đặc biệt.
Ý bắt đầu thực hiện lệnh phong tỏa toàn quốc vào tháng 3 và sau khi gỡ bỏ lệnh phong tỏa hồi đầu tháng 6, quốc gia này đang kiểm soát tương đối tốt dịch bệnh, chưa để dịch bùng phát trên diện rộng như tại miền Bắc Tây Ban Nha. Tuy nhiên, lệnh kích hoạt khẩn cấp trên đất nước này được kích hoạt từ tháng 1, sau khi phát hiện ra 2 ca nhiễm dương tính ở Rome và kéo dài đến hết 31.7.2020. Hiện chính phủ Ý đang được xem xét kéo dài thêm ba tháng đến 31.10.2020.
Vào ngày 28.7, Thượng viện Ý đã bỏ phiếu ủng hộ yêu cầu của chính phủ Italy về việc kéo dài tình trạng khẩn cấp tại nước này đến tháng 10.2020. Trong 29.7, Hạ viện nước này cũng sẽ bỏ phiếu về đề xuất kéo dài tình trạng khẩn cấp và nhiều khả năng cũng sẽ ủng hộ đề xuất này.
Đan Thùy