Cười rụng rốn với các nghiên cứu đạt giải Ig Nobel 2020, kèm phần thưởng không thể 'thốn' hơn từ ban tổ chức

23/09/2020 16:30
Cười rụng rốn với các nghiên cứu đạt giải Ig Nobel 2020, kèm phần thưởng không thể 'thốn' hơn từ ban tổ chức

Giải thưởng Ig Nobel năm nay dành cho những nhà nghiên cứu chiến thắng là một con số cực lớn, lên đến 10.000 TỈ đô. Nhưng mà đô gì thì... chưa biết.

Giải Nobel thì ai cũng biết rồi, sinh ra là để tôn vinh những đóng góp của các chuyên gia vào kho tàng di sản của thế giới.

Có điều con người khác các loài động vật khác ở chỗ chúng ta còn có khiếu hài hước.

Thế là kể từ năm 1991, các nhà khoa học lại tổ chức thêm một buổi lễ khác nhại lại giải Nobel, với tên gọi Ig Nobel nhằm vinh danh những phát minh, nghiên cứu được xem là nực cười bậc nhất trong năm.

Trên thực tế, những nghiên cứu trong Ig Nobel thường đi theo kịch bản khá... ngớ ngẩn, nhưng khi nhìn sâu hơn thì lại khiến chúng ta cảm thấy cần phải suy ngẫm.

 Đến hẹn lại lên: Cùng nhau cười rụng rốn với các nghiên cứu đạt giải Ig Nobel 2020, kèm phần thưởng không thể thốn hơn từ ban tổ chức - Ảnh 1.

Hình ảnh một lễ trao giải Ig Nobel

 

Giải Ig Nobel 2020 cũng vậy. Đây là lần thứ 30 giải thưởng này được tổ chức (cụ thể vào ngày 18/9 vừa qua), tại nhà hát Sanders thuộc ĐH Harvard (Mỹ). Tuy nhiên khác với mọi năm, buổi lễ năm nay được tổ chức trực tuyến do đại dịch Covid-19.

Chỉ có phần thưởng được trao thì vẫn thế, khiến nhiều người phải phì cười: Hẳn 10.000 tỉ dollar, nhưng mà là đô Zimbabwe. Để quy đổi ra tiền tiêu được thì không thể, nhưng giá trị về mặt sưu tầm thì lại khá lớn đấy.

Và hãy cùng điểm qua một số nghiên cứu thú vị được vinh danh trong buổi lễ lần này nhé.

 Đến hẹn lại lên: Cùng nhau cười rụng rốn với các nghiên cứu đạt giải Ig Nobel 2020, kèm phần thưởng không thể thốn hơn từ ban tổ chức - Ảnh 2.

Hình ảnh một lễ trao giải Ig Nobel

 

Ig Nobel Vật lý: Đo rung động của... giun đất sau khi "xỉn quắc cần câu"

Giải Ig Nobel Vật lý năm được trao cho Tiến sĩ Ivan Maksymov và Andriy Pototsky từ ĐH Swinburnd (Úc) vì đã có công chứng minh rằng việc bị phong tỏa không thể ngăn được bước tiến của khoa học.

Họ đã cho vài con giun đất uống rượu vodka hạng nặng, đặt chúng lên một chiếc loa, rồi tiến hành đo lường rung động tạo ra bằng tia laser.

Nghe thì có vẻ kỳ quặc và nực cười, nhưng mục đích phía sau nghiên cứu lại hết sức nghiêm túc. Đó là nhằm kiểm chứng xem các rung động điện từ có thể mang thông tin gì bên trong não bộ.

Thông thường, để thực hiện các thí nghiệm tương tự trên một bộ não người hoàn chỉnh thì cần chuẩn bị rất kỹ và phức tạp. Vậy nên, Maksymov quyết định làm nó trên một dạng sống đơn giản hơn, đó là giun đất.

"Lý do chúng tôi xài giun đất là vì chúng nó... rẻ, cũng chẳng vi phạm đạo đức thí nghiệm. Chúng lại có một số dây thần kinh tương tự với con người. Hơn nữa, bạn có thể gây mê chúng rất dễ dàng chỉ bằng rượu vodka."

Ig Nobel Âm nhạc: Cho cá sấu "chơi" khí đổi giọng

Giải Ig Nobel Âm nhạc 2020 thuộc về nghiên cứu của Stephan Reber cùng các cộng sự, với thí nghiệm cho cá sấu hít khí helium (khí heli - loại khí nâng tông giọng của người hít).

Cụ thể, các chuyên gia đã tiến hành cho một cô cá sấu Trung Quốc vào buồng kín, rồi bơm khí heli vào đó.

Mục đích của thí nghiệm này là để tìm hiểu về âm thanh mà cá sấu phát ra mỗi khi đến mùa sinh sản có phải là để... mời gọi và khoe kích cỡ của bản thân hay không.

Từ đây, họ có thể đặt giả thuyết về việc các loài khủng long thời xưa cũng có tập tính tương tự.

Ig Nobel Tâm lý học: Tìm ra cặp lông mày đặc trưng của những người ái kỷ

Đối với các nhà tâm lý học, "ái kỷ" (tự yêu bản thân - narcissist) được xem là một nhân cách tối, có phần ích kỷ, tự cao và luôn cho mình là nhất.

Tuy nhiên, có những người mang khả năng xác định được ai có tính ái kỷ chỉ bằng cách quan sát.

Đặt trong bối cảnh xã hội thì đây là một kỹ năng hết sức có lợi. 2 nhà khoa học Miranda Giacomin và Nicholas Rule muốn kiểm chứng lại khả năng này, vậy nên họ quyết định thực hiện một nghiên cứu.

 Đến hẹn lại lên: Cùng nhau cười rụng rốn với các nghiên cứu đạt giải Ig Nobel 2020, kèm phần thưởng không thể thốn hơn từ ban tổ chức - Ảnh 3.

Kết quả, họ nhận ra cặp lông mày chính là thứ gây ấn tượng nhất trên khuôn mặt mỗi khi gặp một người mới, và đặc biệt những người ái kỷ còn có cặp lông mày đậm cực kỳ nổi bật.

Nghe có vẻ hết sức vĩ đại. Mỗi tội, phát hiện này chỉ giúp Giacomin và Rule nhận được giải Ig Nobel hạng mục Tâm lý mà thôi.

Ig Nobel Kinh tế: Mối quan hệ biện chứng giữa bất bình đẳng thu nhập và... tần suất hôn hít

Giải thưởng được trao cho Christopher Watkins cùng các cộng sự. Số là ban đầu họ muốn tìm hiểu ý nghĩa của những nụ hôn đối với một mối quan hệ thân mật trong dài hạn.

Kết quả, nó đúng là quan trọng thật, đặc biệt là với các đối tượng trẻ.

 Đến hẹn lại lên: Cùng nhau cười rụng rốn với các nghiên cứu đạt giải Ig Nobel 2020, kèm phần thưởng không thể thốn hơn từ ban tổ chức - Ảnh 4.

Nhưng điều ấn tượng nhất là việc họ nhận thấy chỉ số bất bình đẳng thu nhập lại tỉ lệ thuận với tần suất hôn. "Người ta hôn nhau nhiều hơn ở những nước có bất bình đẳng thu nhập cao, dường như là để duy trì mối quan hệ ổn định trong tình cảnh sống khắc nghiệt," - các chuyên gia kết luận như vậy.

Ig Nobel Quản lý: Một hợp đồng sát thủ siêu cồng kềnh tại Trung Quốc

Và người nhận được giải thưởng này đều... đi tù hết rồi.

Chuyện xảy ra như sau: Xi Guang-An nhận được một hợp đồng giết người. Y gán hợp đồng cho Yang Kang-Sheng thực hiện để lấy một phần phí nhỏ sau khi hoàn thành phi vụ.

Yang Kang-Sheng lại gán cho Yang Guang-Sheng để ăn chênh lệch, rồi Guang-Sheng lại gán cho Ling Xian-Si. Và rồi rốt cục thì... chẳng ai ra tay cả.

 Đến hẹn lại lên: Cùng nhau cười rụng rốn với các nghiên cứu đạt giải Ig Nobel 2020, kèm phần thưởng không thể thốn hơn từ ban tổ chức - Ảnh 5.

Đây là chuyện có thật, với mục tiêu là một người đàn ông tên Wei vì lý do đâm đơn kiện 2 công ty bất động sản.

Tan Yohui - 1 nhà đầu tư vào các công ty này đã thuê Xi Guang-An tìm người hạ sát Wei, với mức giá 2 triệu nhân dân tệ (khoảng 7 tỉ đồng).

Nhưng bản hợp đồng cứ được "đá" sang người khác, đến lúc vào tay Ling thì mức phí chỉ còn 100.000 tệ (khoảng hơn 340 triệu đồng).

Cho rằng số tiền này không đáng để mạo hiểm, Ling hợp tác cùng Wei tự chụp một tấm ảnh đang bị trói, rồi để Wei chủ động trốn đi trong 10 ngày.

Nói chung là hội sát thủ cồng kềnh này ai cũng muốn có tiền mà chẳng phải làm gì cả. Rốt cục, toàn bộ kế hoạch bị cảnh sát lật tẩy.

Tất cả những người liên quan đã bị kết án tù vào cuối năm 2019, thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm.

Ig Nobel Côn trùng học: Chứng minh nhiều nhà côn trùng học sợ nhện - loài không phải côn trùng

Giải thưởng thuộc về Richard Vetter, theo cái cách không thể hài hước hơn.

 Đến hẹn lại lên: Cùng nhau cười rụng rốn với các nghiên cứu đạt giải Ig Nobel 2020, kèm phần thưởng không thể thốn hơn từ ban tổ chức - Ảnh 6.

Khi nghe một nhà côn trùng học bảo sợ nhện, ai cũng cảm thấy tức cười. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ nhện không phải côn trùng (insect). Chúng là một lớp riêng, Vetter biết điều đó, thế là ông bỏ công sức ra phân biệt nhện với côn trùng.

Và trong quá trình làm nghiên cứu, ông nhận ra có rất nhiều nhà côn trùng học cảm thấy sợ nhện, thế là ăn giải.

Pháp luật và bạn đọc


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Sinh vật lạ trôi vào bờ biển Thừa Thiên – Huế sau bão số 5

Hàng tạ sinh vật lạ trôi dạt vào bờ biển thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế, người dân địa phương nghi rằng đây là một loại hải sâm quý hiếm nên đổ xô đi thu lượm.

Lịch sử tiến hoá của cá mập có thể được viết lại

Hiểu biết về sự tiến hóa của cá mập có thể cần được xem xét lại sau khi phát hiện ra tổ tiên 410 triệu năm tuổi của loài cá này.

Clip cá voi trắng sinh con trong thủy cung ở Mỹ

Đoạn video ghi lại cảnh cá voi trắng sinh con trong Thủy cung Shedd ở Chicago (Mỹ) đang được nhiều người chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

Clip côn trùng đáng sợ có đôi mắt phát sáng: Triệu người không biết tên

Người phụ nữ hơi hoang mang khi thấy con côn trùng đáng sợ với đôi mắt phát sáng bay vào phòng ngủ.

ATM gạo ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại Đà Nẵng: Gọi điện "hẹn" trước 30 phút, nhận diện đúng người nghèo mới nhả gạo

ATM gạo đầu tiên ứng dựng trí tuệ nhân tạo vừa được lắp đặt tại tâm dịch Đà Nẵng. Khác với trước đây, ATM gạo thông minh này sẽ tự động nhận diện đúng những người nghèo đã được lập trình sẵn thì mới nhả gạo.

Sự tiến hóa kỳ lạ trong hoạt động giao phối của cá quỷ Anglerfish

Khi tìm được bạn tình, cá Anglerfish (cá cần câu) đực cắn vào thịt con cái để sống ký sinh, đổi lại nó phải đáp ứng nhu cầu giao phối của con cái. Sau khi phục vụ bạn tình, mọi bộ phận trong cơ thể cá đực Anglerfish dần tiêu biến rồi chết đi để lại lượng tinh hoàn đủ cho con cái thụ tinh.

Xem clip robot đi thang máy đưa đồ cho khách

Cặp đôi trong khách sạn ở thành phố Sandiego, tiểu bang California, Mỹ ngỡ ngàng khi thấy robot chuyển đồ đến phòng của họ.

Amazon chi 1,2 tỉ USD mua lại công ty xe tự lái Zoox

Đây sẽ là sự đánh cược lớn nhất của Amazon đối với công nghệ xe tự lái.

5 mẹo sử dụng ChatGPT hữu ích có thể bạn chưa biết

Kỹ năng - Sơn Vân - 21/11/2024 12:00
Nhiều người sử dụng ChatGPT để tạo công thức nấu ăn hoặc viết email công việc. Nick Turley, trưởng bộ phận sản phẩm của OpenAI, vừa chia sẻ 5 mẹo hữu ích mà người dùng ChatGPT có thể chưa biết hoặc muốn thử nghiệm.

Cuộc khủng hoảng cô đơn

Phong cách sống - Chi Chi - 21/11/2024 11:00
Sống giữa thành phố đông đúc nhưng nhiều người không thể tìm được một người để trò chuyện.

“Mẹ làm mọi thứ vì tốt cho con” là tình yêu độc hại nhất

Suy ngẫm - An Chi - 21/11/2024 10:00
Có một kiểu tình yêu độc hại của người mẹ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đứa trẻ.

Biến tiềm năng thành tài năng - Càng mắc nhiều lỗi, bạn càng tiến bộ nhanh hơn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 21/11/2024 09:00
Phần lớn chúng ta đều không thích phạm lỗi vì nỗi sợ bị đánh giá, nhưng giáo sư Adam Grant đã chỉ ra rằng để có thể phát triển, bạn phải dám mắc lỗi nhiều hơn.

Lời khuyên dành cho thầy cô – Những chiêm nghiệm tâm huyết dành cho nghề giáo từ GS John Vu

Từ sách - Phim - Quìn - 21/11/2024 08:00
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách "Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô" (Beyond Teaching) của giáo sư John Vu mang đến những suy ngẫm sâu sắc và thiết thực về vai trò của người thầy trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/11/2024 12:00
Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số

Kỹ năng - Nhật Anh - 20/11/2024 11:00
Mã QR đang ngày một trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi nhưng lại vô tình tạo điều kiện để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Gửi lời tri ân qua trang sách

Tủ sách - Đan Thanh - 20/11/2024 10:40
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đã truyền cảm hứng và dìu dắt bao thế hệ trưởng thành.

“Bạn cần - tôi tặng (SAIGONGIVE)” group Facebook “cái gì cũng cho” ở Sài Gòn

Truyền cảm hứng - Phạm Trang - 20/11/2024 10:00
Sài Gòn - dưới cái dáng vẻ ngược xuôi ồn ã của phố thị, vẫn là những con người “quá trời dễ thương”.

Biến tiềm năng thành tài năng - Bí quyết giúp nền giáo dục của Phần Lan thành công

Từ sách - Phim - TĐ - 20/11/2024 09:00
Ở các trường học của Phần Lan, có một câu thần chú phổ biến là “Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ chất xám nào”.

Chiến thắng con Quỷ bên trong - Napoleon hill và bí mật đằng sau thành công

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 20/11/2024 08:00
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, những cơ hội và thách thức mới liên tục xuất hiện, tạo nên áp lực vô hình lên con đường thành công của mỗi người.

Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/11/2024 12:00
Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt.

5 dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đã bị cài mã độc

Kỹ năng - KV - 19/11/2024 11:00
Những dấu hiệu bất thường sau trên điện thoại đang phản ánh thiết bị gặp vấn đề và có khả năng cao đã bị cài mã độc, phần mềm độc hại mà bạn không hề hay biết.

3 nguyên tắc tỷ phú Elon Musk thường xuyên áp dụng

Phong cách sống - Đoàn Giang - 19/11/2024 10:00
Những nguyên tắc này có lẽ có thể áp dụng tương tự vào bất kỳ ai, bất kỳ việc gì.

Tự do – Như chim tung cánh

Tủ sách - FN - 19/11/2024 09:00
Osho đã bàn về nhiều chủ đề: tình yêu, cảm xúc, sự sáng tạo, từ bi,… Ở tác phẩm “Tự do – Như chim tung cánh”, ông bàn đến một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với tâm thức con người: tự do.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 22/11/2024